Thứ ba 01/07/2025 07:46
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Xiaomi đối mặt với khó khăn khi doanh thu sụt giảm trong năm 2022

28/03/2023 10:51
Tổng doanh thu năm 2022 của Xiaomi là 280,04 tỷ nhân dân tệ, giảm 14,7%. Lu Weibing, Chủ tịch Xiaomi, cho biết tình hình khó khăn có thể kéo dài đến nửa đầu 2023.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Doanh thu của Xiaomi ghi nhận mức suy giảm kỷ lục trong quý cuối cùng của năm 2022. Hãng điện thoại được ví như 'Apple của Trung Quốc' cũng gặp khó tại thị trường quốc tế.

Tờ Reuters mới dẫn số liệu của hãng nghiên cứu Canalys cho hay, doanh số điện thoại thông minh ở Trung Quốc trong năm 2022 đạt 287 triệu chiếc. Kết quả này đánh dấu lần đầu tiên sau 1 thập kỷ, số điện thoại thông minh được bán ra ở quốc gia tỉ dân giảm xuống dưới mức 300 triệu đơn vị. Trong đó, Xiaomi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với doanh số giảm 37% so với cùng kỳ năm 2021.

Không chỉ tại quê nhà, Xiaomi cũng đang phải đối mặt với khó khăn ở Ấn Độ - thị trường smartphone nước ngoài lớn nhất của Xiaomi và là thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới. Cụ thể, trong quý 4/2022, hãng để rơi danh hiệu smartphone bán chạy nhất Ấn Độ vào tay Samsung.

Theo các nhà phân tích, nguyên nhân là Xiaomi đã không đánh giá đúng về nhu cầu của người dùng ở thị trường về phân khúc smartphone cao cấp. Ngoài ra, nhà sản xuất smartphone Trung Quốc cũng có thể phải đối mặt với lo ngại về vấn đề bảo mật từ phía chính quyền Ấn Độ. Nhiều ứng dụng được cài đặt sẵn trong máy bị nghi ngờ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Không chỉ thị trường quốc tế, báo cáo tài chính quý 4/2022 được Xiaomi công bố ngày 24/3 cho thấy, doanh thu của công ty giảm kỷ trong lục bốn quý liên tiếp vừa qua.

Doanh thu Xiaomi quý cuối năm ngoái đạt 66,05 tỷ nhân dân tệ (9,6 tỷ USD), giảm 22,8% so với mức 85,58 tỷ nhân dân tệ cùng kỳ năm trước. Đây là quý có tỷ lệ giảm cao nhất trong lịch sử kinh doanh của công ty. Trong khi đó, lợi nhuận là 1,46 tỷ nhân dân tệ, giảm 67,3%.

Tổng doanh thu năm 2022 của Xiaomi là 280,04 tỷ nhân dân tệ, giảm 14,7%, còn lợi nhuận là 8,52 tỷ nhân dân tệ, giảm 61,4%.

Báo cáo trên lập tức gây chú ý tại Trung Quốc vì sau khi Huawei bị văng khỏi cuộc đua do cấm vận từ Mỹ, Xiaomi trở thành đại diện mới của smartphone Trung Quốc. Lu Weibing, Chủ tịch Xiaomi cho biết, tình hình khó khăn có thể chưa kết thúc và còn kéo dài đến nửa đầu 2023.

"Việc phục hồi của thị trường smartphone có thể sẽ mất thời gian. Trong nửa đầu 2023, một cuộc suy giảm mới có thể tiếp tục diễn ra. Chúng tôi đang chờ xem trong nửa cuối năm, thị trường có điều chỉnh lớn nào không", ông nói.

Xiaomi cũng đang mở rộng sang lĩnh vực xe điện. Tuần trước, công ty cho biết đang "đi đúng hướng" để đạt được mục tiêu sản xuất hàng loạt những chiếc xe đầu tiên vào nửa đầu năm 2024.

Nhà đồng sáng lập Xiaomi, tỷ phú Lei Jun, đã ưu tiên mở rộng sang lĩnh vực xe điện và cam kết đầu tư hàng tỷ USD cho mục tiêu này. Công ty đang đàm phán với hãng ô tô Beijing Automotive để hợp tác sản xuất xe điện.

Điểm tựa vững chắc cho mục tiêu sản xuất ô tô của Xiaomi cho đến nay chính là sự chấp thuận của chính phủ đối với dự án này. Xiaomi là một trong những tập đoàn tham gia muộn vào lĩnh vực xe điện của Trung Quốc, lĩnh vực này vốn đã có rất nhiều đối thủ, bao gồm cả những cái tên lâu đời hơn là BYD Co. và Nio Inc. Xiaomi đã chi 3,1 tỷ nhân dân tệ vào năm 2022 cho xe điện thông minh và các sáng kiến liên quan đến xe điện.

Ông Lei cam kết với các nhà đầu tư sẽ cải thiện khả năng sinh lời của Xiaomi trong khi vẫn duy trì quy mô kinh doanh. Đây là một nhiệm vụ đầy khó khăn và thách thức, cần phải cải thiện tỷ suất lợi nhuận của mảng kinh doanh thiết bị cầm tay và lợi nhuận cao hơn từ các khoản đầu tư cũng như dịch vụ internet.

Hồng Nhung (t/h)

Tin bài khác
Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Bất chấp loạt rủi ro như chiến tranh thương mại, xung đột Trung Đông và cạnh tranh AI, thị trường chứng khoán Mỹ đang chạm đỉnh lịch sử nhờ dòng tiền dồi dào và kỳ vọng cắt giảm lãi suất.
Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2025 giảm mạnh tới 30% so với cùng kỳ, hé lộ những rủi ro về kiểm soát chất lượng nông sản, nhưng đồng thời cũng cho thấy nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu và quản trị cửa khẩu ngày càng chuyên nghiệp.
Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Dù căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt và ông Trump thông báo ngừng bắn, thị trường toàn cầu vẫn phản ứng thận trọng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã “nhờn” với biến động địa chính trị.
Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ đồng loạt giảm điểm khi lo ngại về nguy cơ Mỹ tham chiến tại Trung Đông gia tăng, trong lúc Fed cảnh báo lạm phát sẽ kéo dài hơn dự kiến.
Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Chiến sự Trung Đông leo thang và áp lực từ dữ liệu kinh tế Mỹ khiến giới đầu tư lo ngại, dòng vốn có xu hướng chảy về các tài sản trú ẩn, trong khi Fed chuẩn bị công bố triển vọng kinh tế Mỹ.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Thị trường chứng khoán toàn cầu mở đầu phiên giao dịch ngày thứ Ba (17/6) trong trạng thái căng thẳng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ kêu gọi sơ tán khẩn cấp khỏi thủ đô Tehran của Iran.
Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Dù Ấn Độ được dự báo vào top 3 thị trường hàng không hành khách và hàng hóa lớn nhất thế giới vào năm 2030, sự cố này là lời cảnh báo rõ ràng: tăng trưởng phải đi cùng năng lực quản trị, an toàn và niềm tin toàn cầu.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo khi Israel bất ngờ không kích Iran, khiến giá dầu tăng vọt và các nhà đầu tư tháo chạy khỏi tài sản rủi ro, tìm đến nơi trú ẩn như vàng và đồng franc Thụy Sĩ.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Tuyên bố mới của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế đơn phương trong hai tuần tới đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc: chứng khoán Mỹ giảm điểm, USD suy yếu, trong khi vàng tăng giá.
Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu nhích lên sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt đồng thuận sơ bộ tại London, giúp xoa dịu căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn thận trọng trước dữ liệu lạm phát Mỹ sắp công bố.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhẹ trong phiên đầu tuần nhờ lực kéo từ Amazon và Alphabet, trong khi nhà đầu tư dõi theo tiến triển từ vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung tại London.
Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Chỉ số S&P 500 đang giằng co quanh mốc tâm lý 6.000 điểm, khi giới đầu tư chưa tìm thấy chất xúc tác đủ mạnh để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”, trong bối cảnh lạm phát dai dẳng và bất ổn thương mại.
Các ngân hàng trung ương mua ròng vàng năm thứ 4 liên tiếp

Các ngân hàng trung ương mua ròng vàng năm thứ 4 liên tiếp

Các ngân hàng trung ương toàn cầu duy trì mua ròng vàng năm thứ tư liên tiếp, giữa làn sóng phi đô la hóa và lo ngại gia tăng về rủi ro chính trị từ Mỹ.
Chứng khoán Mỹ giằng co giữa lo ngại vì dữ liệu kinh tế yếu

Chứng khoán Mỹ giằng co giữa lo ngại vì dữ liệu kinh tế yếu

Thị trường chứng khoán Mỹ giằng co sau khi dữ liệu kinh tế yếu hơn kỳ vọng, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng và tác động lan rộng từ chính sách thuế quan của ông Donald Trump.
Chứng khoán Mỹ tiếp nối đà tăng, USD phục hồi nhờ tín hiệu tích cực

Chứng khoán Mỹ tiếp nối đà tăng, USD phục hồi nhờ tín hiệu tích cực

Chứng khoán Mỹ đang phản ứng linh hoạt theo từng dấu hiệu từ Nhà Trắng. Dù tâm lý đầu tư ngắn hạn có cải thiện, rủi ro vẫn hiện hữu nếu các cuộc đàm phán thương mại không mang lại kết quả cụ thể.