Thứ tư 30/10/2024 08:35
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Xét xử vụ FLC: Cố ý câu kết làm sai lệch thông tin để bán cổ phiếu

23/07/2024 18:40
Ngày 23/7, Hội đồng xét xử tiếp tục thẩm vấn các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.
aa

Trong nhóm bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về hành vi “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” đều khai thấy có sự bất hợp lý giữa vốn điều lệ và vốn góp thực tế, tuy nhiên điều này đã được bỏ qua để tiếp tục thông tin sai lệch làm chủ đầu tư tin tưởng và mua cổ phiếu ROS (của Công ty Cổ phần xây dựng FLC Faros - Công ty Faros).

Ảnh minh họa
Các bị cáo tại phiên toà xét xử, sáng 22/7. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.

Trả lời thẩm vấn của Hội đồng xét xử, bị cáo Dương Văn Thanh (cựu Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) và Phạm Trung Minh (cựu Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán) đều thừa nhận quá trình tiếp nhận hồ sơ, thấy có sự sai lệch trong các nội dung liên quan đến vốn điều lệ và vốn góp thực tế của Công ty Faros. Cả hai bị cáo đều cho rằng mình không có thẩm quyền làm rõ những nội dung này, song không có động thái yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ mà vẫn tiếp tục tạo điều kiện để hoàn tất các thủ tục ký Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán.

Theo cáo trạng, Dương Văn Thanh và Phạm Trung Minh là những người có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc công nhận công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán cho Công ty Faros. Các bị cáo này biết rõ hồ sơ đề nghị chấp thuận công ty đại chúng và đăng ký chứng khoán của Công ty Faros chưa đủ cơ sở xác định số vốn thực góp là 4.300 tỷ đồng, nhưng vẫn đồng ý chấp thuận Công ty Faros là công ty đại chúng có số vốn góp là 4.300 tỷ đồng và 114 cổ đông; đăng ký cổ phiếu ROS với số lượng 430 triệu cổ phiếu, có tổng giá trị là 4.300 tỷ đồng trái pháp luật và đăng thông tin sai lệch này trên thị trường chứng khoán. Việc này đã làm cho các nhà đầu tư lầm tưởng là có vốn chủ sở hữu thật, từ đó mua cổ phiếu ROS của Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC), gây thiệt hại cho 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán số tiền hơn 3.621 tỷ đồng. Cả hai bị cáo này đã ký Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán để đăng ký 430 triệu cổ phiếu ROS, có tổng giá trị 4.300 tỷ đồng, nhập mã cổ phiếu ROS vào khu vực giao dịch thuộc sàn HOSE, đăng thông tin sai lệch này lên Website của VSD để Công ty Faros tiếp tục làm thủ tục niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE, tạo niềm tin cho nhà đầu tư mua cổ phiếu.

Do vậy, Viện Kiểm sát kết luận hai bị cáo này đã phạm tội "Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".

Liên quan đến nhóm hành vi này, Viện Kiểm sát xác định bị cáo Trịnh Văn Quyết và các bị cáo khác biết rõ là không có tiền góp vốn, các cá nhân không nhận tiền vay của Công ty Faros nhưng đã cùng nhau dùng thủ đoạn gian dối thực hiện hành vi để nâng khống vốn điều lệ Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng vốn góp chủ sở hữu. Sau đó phát hành 430 triệu cổ phiếu tương đương 4.300 tỷ đồng, đăng ký niêm yết số cổ phiếu này trên sàn HOSE lừa dối các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán lầm tưởng là cổ phiếu có giá trị thật; thực hiện bán 391.155.480 cổ phiếu hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng, phạm vào tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Trong phần thẩm vấn cuối giờ sáng 23/7, Hội đồng xét xử đã tiến hành xét hỏi các bị cáo Trịnh Văn Quyết và Trịnh Thị Minh Huế (em gái Quyết) sau 2 buổi cách ly. Trong phần trả lời của mình, bị cáo Quyết thừa nhận nội dung trong cáo trạng truy tố là đúng và tôn trọng các quyết định truy tố của Viện Kiểm sát. Bị cáo Quyết thừa nhận vi phạm trong các hoạt động chỉ đạo nâng khống vốn góp tại Công ty Faros, thao túng thị trường chứng khoán và xin chấp nhận mọi phán quyết của Tòa.

Về phần mình, Trịnh Thị Minh Huế khai các việc bị cáo làm là đều theo sự chỉ đạo của anh trai là Trịnh Văn Quyết. Huế thừa nhận đã thực hiện các hành vi như cáo trạng đã nêu. Cụ thể, Huế trực tiếp tiếp nhận chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết để thực hiện hoặc chỉ đạo lại các bị cáo khác thực hiện việc nâng khống vốn góp của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên thành 4.300 tỷ đồng, giúp Trịnh Văn Quyết niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn HOSE, bán cổ phiếu chiếm đoạt 3.621 tỷ đồng của 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán. Ngoài ra, Huế còn trực tiếp tiếp nhận chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết để thực hiện mua bán cổ phiếu hoặc chỉ đạo lại các bị cáo khác mở tài khoản, ký các thủ tục chuyển tiền để thực hiện thao túng thị trường chứng khoán, giúp Trịnh Văn Quyết thu lợi bất chính 4 mã cổ phiếu HAI, GAB, ART và FLC với số tiền trên 684 tỷ đồng.

Liên quan đến vụ án, trong ngày xét xử đầu tiên của phiên tòa, gia đình bị cáo Trịnh Văn Quyết đã có đơn đề nghị Hội đồng xét xử cho phép nộp thêm hơn 25 tỷ đồng để bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả trong vụ án.

Kim Anh (TTXVN)

Tin bài khác
Phú Thọ: Công ty TNHH Hải Linh đứng đầu danh sách nợ thuế

Phú Thọ: Công ty TNHH Hải Linh đứng đầu danh sách nợ thuế

Vừa qua, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã công khai danh sách 1.371 doanh nghiệp, cá nhân người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước tính đến hết 30/9/2024.
Tổng Giám đốc Công ty DreamLand bị bắt vì chiếm đoạt tài sản khách hàng

Tổng Giám đốc Công ty DreamLand bị bắt vì chiếm đoạt tài sản khách hàng

Ngày 26-10, Cơ quan CSĐT Công an TP Phan Thiết đã bắt tạm giam Phạm Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Công ty DreamLand, vì vẽ bản đồ phân lô trên thửa đất không thuộc sở hữu của mình, nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Tổng cục Thuế thu thập dữ liệu dòng tiền giao dịch trực tuyến với nước ngoài

Tổng cục Thuế thu thập dữ liệu dòng tiền giao dịch trực tuyến với nước ngoài

Bộ Tài chính cũng đang hoàn thiện hành lang pháp lý để quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, đặc biệt là các giao dịch trực tuyến quốc tế và dịch vụ trực tuyến.
Xử phạt hành chính gần 1,9 tỷ đồng đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam

Xử phạt hành chính gần 1,9 tỷ đồng đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam

UBND tỉnh Phú Thọ vừa ra Quyết định số 2100/QĐ-XPHC (ngày 24/10/2024) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH.
Cảnh báo fanpage giả mạo khách sạn chiếm đoạt tiền cọc

Cảnh báo fanpage giả mạo khách sạn chiếm đoạt tiền cọc

Các trang giả mạo khách sạn đã sử dụng nội dung bài đăng từ fanpage chính thức của khách sạn nhưng thay đổi thông tin liên hệ để chiếm đoạt tiền.
Sở Công Thương TP.HCM  kiến nghị Bộ Công Thương kiểm soát kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Sở Công Thương TP.HCM kiến nghị Bộ Công Thương kiểm soát kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Sở Công Thương TP.HCM đã gửi văn bản lên Bộ Công Thương đề xuất một số giải pháp quản lý, thúc đẩy phát triển TMĐT.
Bình Dương mở cao điểm trấn áp tội phạm hoạt động “tín dụng đen”

Bình Dương mở cao điểm trấn áp tội phạm hoạt động “tín dụng đen”

Trong công tác phòng chống tín dụng đen, từ đợt cao điểm từ 13/9/2023 đến nay, Bình Dương đã triệt phá và khởi tố 9 vụ với 22 đối tượng, tăng 900%.
TP. HCM không gia hạn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

TP. HCM không gia hạn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Kiểm tra, giám sát các hoạt động xả thải tại khu công nghiệp và xử lý nghiêm các cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Tập đoàn Hà Đô bị xử phạt 4,49 tỷ đồng vì vi phạm thuế

Tập đoàn Hà Đô bị xử phạt 4,49 tỷ đồng vì vi phạm thuế

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng, vừa bị Tổng cục Thuế phạt 4,49 tỷ đồng vì khai sai thuế và sử dụng hóa đơn không đúng quy định.
Cách nhận diện những chiêu trò lừa đảo đầu tư phổ biến nhất

Cách nhận diện những chiêu trò lừa đảo đầu tư phổ biến nhất

Hãy cẩn thận với các chương trình Ponzi, gian lận trong giao dịch ngoại hối, lừa đảo tiền điện tử và lừa đảo bất động sản.
Vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: Hệ lụy cho thị trường bất động sản

Vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: Hệ lụy cho thị trường bất động sản

Tòa án Nhân dân TP. HCM đã tuyên án sơ thẩm đối với 34 bị cáo trong vụ án lớn liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Cục Thuế Lào Cai tạm hoãn xuất cảnh 14 giám đốc doanh nghiệp

Cục Thuế Lào Cai tạm hoãn xuất cảnh 14 giám đốc doanh nghiệp

Thời gian tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc bắt đầu từ ngày 9/10/2024 và sẽ kéo dài cho đến khi nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp này được hoàn tất.
Thực thi các chính sách về thuế: Cơ hội cho doanh nghiệp

Thực thi các chính sách về thuế: Cơ hội cho doanh nghiệp

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Tổng cục Thuế Việt Nam đã ghi nhận kết quả khả quan về thu ngân sách và quản lý thuế.
Phú Thọ: Một doanh nghiệp bị xử phạt 180 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Phú Thọ: Một doanh nghiệp bị xử phạt 180 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

UBND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Quyết định số 1995/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với Công ty TNHH thương mại dịch vụ Hoàng Thuỷ.
NHNN sẽ kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới

NHNN sẽ kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới

NHNN sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để duy trì mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hợp lý, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.