Thứ tư 15/01/2025 14:38
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Pháp luật

Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan xin tòa miễn án phạt cho chồng, cháu ruột

02/04/2024 10:07
Chiều 1/4, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục với phần bào chữa bổ sung của các bị cáo.

Ảnh minh họa
Các bị cáo tại phiên tòa (ngày 1/4). Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN.

Là bị cáo bào chữa bổ sung đầu tiên, Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cho biết, trong phần đối đáp, Viện Kiểm sát vẫn giữ quan điểm cho rằng bị cáo có biểu hiện quanh co, chối tội, đổ tội cho cấp dưới… Tuy nhiên, Trương Mỹ Lan tự nhận thấy trong quá trình làm việc với cơ quan công an và xét hỏi tại tòa, bị cáo đã thừa nhận vai trò là cổ đông lớn của SCB. Đồng thời, bị cáo đã nghiêm túc nhìn nhận mức độ ảnh hưởng của bản thân với tư cách là cổ đông của SCB, cũng như nhận thức rõ sai phạm của một số thành viên Hội đồng Quản trị SCB. Tại tòa, bị cáo luôn tôn trọng lời khai, thậm chí xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ tội cho các bị cáo là nhân viên tại SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; không quanh co, đổ tội cho họ. Trương Mỹ Lan chỉ xin Hội đồng xét xử phân định vai trò giữa bị cáo và các bộ phận có liên quan tại SCB.

Trương Mỹ Lan cũng xin Hội đồng xét xử xem xét lại việc bị cáo tham gia quá trình tái cấu trúc SCB là theo lời đề nghị từ phía Ngân hàng Nhà nước cũng như các khó khăn trong quá trình tái cơ cấu SCB. Theo Lan, bị cáo và người quen đều tin tưởng SCB, mong muốn SCB ổn định và niêm yết trên thị trường chứng khoán nên bị cáo mới cho mượn tài sản đảm bảo để tái cơ cấu; kêu gọi cổ đông nước ngoài giúp SCB nhằm bảo đảm tỷ lệ chi phối 65% cổ phần.

Bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng, nếu nhìn lại quá trình hoạt động của SCB trước và sau tái cấu trúc thì sẽ thấy hoạt động của SCB hơn 10 năm sau hợp nhất không sử dụng kinh phí của Nhà nước. Trước khi vụ án xảy ra, Ngân hàng SCB đang hoạt động bình thường; các nhà đầu tư nước ngoài đang chuẩn bị đầu tư vào với số tiền rất lớn cho các dự án như Dự án Mũi Đèn Đỏ đến khi bị ngừng lại do bị cáo bị bắt. Việc này khiến bạn bè và người thân của Lan mất niềm tin nên mới xảy ra tình trạng rút tiền ồ ạt sau đó.

Trương Mỹ Lan cho biết, hầu hết tài sản có giá trị của bị cáo, của gia tộc và bạn bè đều đưa vào SCB để làm tài sản đảm bảo. Xảy ra vụ việc khiến gia tộc của bị cáo vừa mất tài sản, vừa phải gánh số nợ lớn; bản thân bị vướng vòng lao lý, đối diện với bản án tử hình.

Lan cũng nêu thắc mắc về việc các bị cáo trong vụ án đều có phương thức thực hiện hành vi tương tự nhau nhưng các bị cáo khác được xác định là “đồng phạm” với Lan thì chỉ bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng” còn bản thân bị cáo lại bị truy tố tội “Nhận hối lộ”. Theo Lan, bản chất của vụ án này là “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng” nên mong Hội đồng xét xử xem xét thấu đáo các quan điểm bào chữa của luật sư về yếu tố cấu thành tội “Nhận hối lộ” của bị cáo.

Trương Mỹ Lan trình bày thêm, trong quá trình điều tra và tại tòa, bị cáo xác định người thân và bạn bè sở hữu phần lớn cổ phần tại SCB nhưng đề nghị Hội đồng xét xử xác định số cổ phần do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tại SCB là bao nhiêu, mục đích là để làm rõ số cổ phần thực tế mà bị cáo đang sở hữu tại SCB, bao gồm số lượng cổ phần của các pháp nhân nước ngoài tại SCB và Công ty Việt Vĩnh Phú.

Lan cũng mong Hội đồng xét xử thông qua phần bào chữa của các luật sư xem xét bản chất các khoản vay tại SCB trong hơn 10 năm qua là thực hiện đề án tái cơ cấu, cho vay mới trả nợ cũ, thực tế dòng tiền không ra khỏi SCB, dù có ra thì cũng quay lại để trả nợ. Bị cáo đề nghị tòa xem xét lại thiệt hại của vụ án do có nhiều khoản vay có tài sản định giá cao hơn dư nợ. Theo Lan, các khoản vay đều đúng quy định, nếu ai có hành vi chiếm đoạt tài sản SCB đều sẽ được cảnh báo.

Lan đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại lời khai của bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB về việc SCB phải huy động tiền để đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng, trong khi nguồn thu của ngân hàng rất hạn chế, bị cáo Văn phải nhờ Lan cho mượn tài sản đưa vào để tái cơ cấu.

Về số tiền thiệt hại của SCB, Lan xin Hội đồng xét xử xem xét xác định lại tính xác thực của các số liệu thống kê thiệt hại, cũng như xem xét các khoản chi phí hoạt động của SCB suốt 11 năm qua. Theo bị cáo, có 450 nghìn tỷ chưa được xem xét khấu trừ; việc tính lãi nhập vốn của các khoản vay cũng chưa được xem xét. Bị cáo cũng cho rằng, dư nợ tín dụng thực tế chỉ 390 nghìn tỷ chứ không phải 483 nghìn tỷ như cáo trạng truy tố, đề nghị xem xét lại số liệu này trong báo cáo thực thu thực chi sẽ rõ bị cáo có chiếm đoạt hay không.

Ngoài việc không thừa nhận các tội danh cáo buộc, bị cáo Trương Mỹ Lan còn xin Hội đồng xét xử ghi nhận sự tự nguyện của bị cáo khi sử dụng tài sản nằm ngoài danh sách kê biên để khắc phục hậu quả của vụ án, bao gồm số tiền 5 tỷ đồng mà bị cáo đã nộp tháng 11/2023. Đồng thời, Trương Mỹ Lan cũng xin Hội đồng xét xử ghi nhận mong muốn của bị cáo chuyển 1.350 tỷ đồng sang cho bị cáo Trương Huệ Vân (cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cựu Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor, cháu gái của Trương Mỹ Lan) và chuyển 300 tỷ đồng cho Chu Lập Cơ (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phẩn Đầu tư Times Square, chồng của Trương Mỹ Lan) để khắc phục hậu quả.

Trương Mỹ Lan cũng xin Hội đồng xét xử xem xét miễn giảm trách nhiệm hình sự với chồng và cháu gái. Theo Lan, Chu Lập Cơ tự nguyện cho bị cáo mượn tòa nhà Times Square (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) để giải quyết khó khăn của SCB nhưng lại bị liên đới đề nghị mức án 10-11 năm tù giam là quá nặng. Còn Trương Huệ Vân là cháu gái có mối quan hệ thân thiết với bị cáo Lan như con ruột, vì tin tưởng bị cáo Lan mà liên quan trách nhiệm hình sự nên Lan cũng xin tòa xem xét cho Huệ Vân được miễn trách nhiệm hình sự.

Các luật sư bào chữa cho Trương Mỹ Lan cũng cho rằng chưa đủ căn cứ quy buộc bị cáo phạm tội “Tham ô tài sản”. Bị cáo không có các dấu hiệu cơ bản cấu thành tội tham ô, bị cáo không phải là người có chức vụ tại SCB, không phải là chủ thể của tội tham ô. Theo luật sư, bị cáo Lan phải cấu thành một tội phạm khác.

Về tội 'Đưa hối lộ", theo luật sư, không có căn cứ chứng minh bị cáo Lan chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn đưa tiền hối lộ cho Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước để sửa kết quả thanh tra mà đây chỉ là lời khai đơn phương của Văn. Về lời khai này cần phải xem xét đánh giá lại tính khách quan; theo đó, Văn khai vì lợi ích của chính bị cáo như luật sư đã trình bày trước đây, có sự mâu thuẫn trong chính lời khai của Văn về Nhàn.

Hồng Giang (TTXVN)

Tin bài khác
Bộ Công an lên tiếng về tin đồn liên quan đến Ngân hàng ACB

Bộ Công an lên tiếng về tin đồn liên quan đến Ngân hàng ACB

Bộ Công an phản bác thông tin thất thiệt về Ngân hàng ACB và khẳng định sẽ xử lý nghiêm nếu có đơn thư khiếu nại liên quan.
Tin đồn lãnh đạo ACB đánh bạc: Người tung tin đang ở nước ngoài sẽ bị xử lý ra sao?

Tin đồn lãnh đạo ACB đánh bạc: Người tung tin đang ở nước ngoài sẽ bị xử lý ra sao?

Tin đồn thất thiệt khiến vốn hóa Ngân hàng ACB "bốc hơi" hơn 1.000 tỷ đồng. Pháp luật sẽ xử lý ra sao khi người tung tin có 2 quốc tịch và đang ở nước ngoài?
Sàn thương mại điện tử không phép gây áp lực cho doanh nghiệp nội

Sàn thương mại điện tử không phép gây áp lực cho doanh nghiệp nội

Một số sàn thương mại điện tử chưa được cấp phép hoặc đang xin cấp phép vẫn cung cấp sản phẩm với giá thấp, gây sức ép lên các doanh nghiệp nội địa.
Doanh nghiệp chỉ được khấu trừ thuế khi thanh toán không dùng tiền mặt

Doanh nghiệp chỉ được khấu trừ thuế khi thanh toán không dùng tiền mặt

Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định doanh nghiệp phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng hóa, dịch vụ nếu muốn được khấu trừ thuế.
Siết chặt quản lý giá và thẩm định giá năm 2025: Nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô và bảo vệ người tiêu dùng

Siết chặt quản lý giá và thẩm định giá năm 2025: Nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô và bảo vệ người tiêu dùng

Theo thông tin từ Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), năm 2025 tiếp tục là năm mà công tác quản lý, điều hành giá cả và hoạt động thẩm định giá được siết chặt. Đây là một nỗ lực của Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức.
Kháng nghị phúc thẩm Bản án về vụ Công ty CP Miền Đông sau khi khởi kiện Phòng ĐKKD và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Nai

Kháng nghị phúc thẩm Bản án về vụ Công ty CP Miền Đông sau khi khởi kiện Phòng ĐKKD và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Nai

Sau khi Khởi kiện Sở Kế hoạch Đầu tư Đồng Nai vì những hành vi sai luật trong cấp đổi Đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN) của phòng đăng ký kinh doanh, người đại diện của doanh nghiệp đã bị Tòa Án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã bác quyền khởi kiện.
Sẽ thu hồi tiền dự án điện tái tạo hưởng giá ưu đãi không đúng

Sẽ thu hồi tiền dự án điện tái tạo hưởng giá ưu đãi không đúng

Bộ Công Thương cho biết, dự án điện tái tạo đã hưởng các khoản chênh lệch không đúng từ giá FIT sẽ bị thu hồi thông qua việc bù trừ trong thanh toán tiền mua điện.
Đồng Nai: Cổ đông - người đại diện hợp pháp doanh nghiệp bị mất quyền điều hành và tài sản thông qua việc cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Đồng Nai: Cổ đông - người đại diện hợp pháp doanh nghiệp bị mất quyền điều hành và tài sản thông qua việc cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Công ty CP Miền Đông – Đầu tư hạ tầng đã mất 76% cổ phần và bị đổi tên người Đại diện pháp luật công ty thành người khác, sau khi cấp đổi Giấy chứng nhận Đăng ký doanh ngiệp (ĐKDN) tại Phòng Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) của Sở Kế hoạch Đầu tư Đồng Nai.
TP. Hồ Chí Minh kiểm tra các tổ chức, cá nhân có doanh thu từ thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh kiểm tra các tổ chức, cá nhân có doanh thu từ thương mại điện tử

Năm 2025, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung rà soát các cá nhân, tổ chức có doanh thu từ thương mại điện tử nhằm đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật thuế.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hầu tòa ngày 26/12

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hầu tòa ngày 26/12

Trước đó, chiều 5/8, TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với ông Trịnh Văn Quyết 21 năm tù về 2 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán".
Phú Thọ: Phát hiện gần 6000 sản phẩm giày giả mạo các thương hiệu nổi tiếng

Phú Thọ: Phát hiện gần 6000 sản phẩm giày giả mạo các thương hiệu nổi tiếng

Ngày 17/12/2024, Cục Quản lý thị trường Phú Thọ phối hợp với các lực lượng chức năng tại tỉnh vừa phát hiện một kho hàng lớn chứa hàng nghìn sản phẩm giày giả mạo các thương hiệu nổi tiếng.
Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP đã khiến số tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài giảm mạnh

Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP đã khiến số tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài giảm mạnh

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đánh giá, việc vi phạm vùng biển nước ngoài đã giảm mạnh sau khi Nghị quyết 04 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Lực lượng QLTT đã tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá 205 tỷ đồng

Lực lượng QLTT đã tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá 205 tỷ đồng

Theo báo cáo của lực lượng Quản lý thị trường, năm 2024, giá hàng hóa vi phạm được ghi nhận ở mức 425 tỷ đồng, tăng 23%. Trong số đó, hàng hóa bị tịch thu có trị giá 220 tỷ đồng và hàng hóa buộc tiêu hủy trị giá 205 tỷ đồng.
Bắc Ninh: Xử lý nghiêm, công khai vi phạm về an toàn thực phẩm

Bắc Ninh: Xử lý nghiêm, công khai vi phạm về an toàn thực phẩm

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Mua pháo hoa của BQP về bán có vi phạm pháp luật không?

Mua pháo hoa của BQP về bán có vi phạm pháp luật không?

Tưởng rằng mua pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất rồi bán lại là hợp pháp. Thế nhưng, hành vi này có thể bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định pháp luật.