Theo tổng hợp, tình trạng lạm phát chưa có hồi kết giữa bối cảnh dịch COVID-19 đang tác động lên nhiều nền kinh tế, dù lớn hay nhỏ. Nhiều chuyên gia kinh tế thậm chí đã đặt câu hỏi các chính phủ có nên cân nhắc việc ấn định giá đối với những hàng hóa thiết yếu hay không, trong bối cảnh người dân đang phải chi trả nhiều hơn cho thực phẩm, khí đốt và ô tô. Kể từ cuối năm ngoái đến nay, giá xăng dầu tại Pháp tăng liên tiếp. Hiện tiền chi cho xăng xe chiếm một khoản lớn trong tổng thu nhập của nhiều hộ gia đình.
Giá dầu tăng gấp rưỡi và giá bán buôn khí đốt tự nhiên tăng gấp 4 lần trong một năm đang đặt ra sự nghi ngờ về những dự báo hồi phục kinh tế trước đó, rằng sự bùng nổ kinh tế dựa vào người tiêu dùng sẽ diễn ra sau khi bị kìm nén nhu cầu trong đại dịch. Một số người đã bắt đầu "thắt lưng buộc bụng". Giới phân tích dự báo rằng sau khi tăng 50% vào năm 2021, giá dầu thế giới có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2022, lên mức 90 USD/thùng, thậm chí vượt mốc 100 USD/thùng do năng lực sản xuất hạn chế và đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ sụt giảm.
Trước đó, ngân hàng Citi (Hoa Kỳ) cho rằng tồn kho dầu thô giảm "có thể liên quan đến vấn đề thuế cuối năm đối với các kho dự trữ dầu trên đất liền ở Texas và Louisiana". Tuy nhiên, thiệt hại sẽ được hạn chế bởi suy đoán rằng, Omicron không đủ nghiêm trọng để làm trật bánh phục hồi nhu cầu toàn cầu và thời tiết lạnh giá ở Bắc Mỹ. Evans của FED cho biết, ông hy vọng nền kinh tế sẽ tiếp tục "vượt qua" đại dịch, tác động của Omicron đối với nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu mỏ sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Giá dầu tăng hơn 50% vào năm 2021 và một số nhà phân tích kỳ vọng đà tăng sẽ tiếp tục, dự báo rằng năng lực sản xuất ít ỏi và đầu tư hạn chế có thể nâng giá dầu thô lên 90 USD hoặc thậm chí trên 100 USD/thùng. JP Morgan dự báo giá dầu sẽ tăng cao tới 125 USD/thùng trong năm nay.
Bảo Thu