Chủ nhật 11/05/2025 19:46
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Vốn không thiếu, khả năng hấp thụ đến đâu?

12/10/2020 00:00
Ngân hàng đang sẵn sàng cung ứng một lượng vốn giá rẻ cho nền kinh tế. Vấn đề là sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đến đâu.

Quan trọng là sức hấp thụ vốn

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng khẳng định, ngành Ngân hàng sẽ tạo mọi điều kiện để khôi phục nền kinh tế sau dịch. Ngoài cơ chế mở từ Thông tư 01/2020/TT-NHNN như không giới hạn ngành nghề và loại hình doanh nghiệp, áp dụng cả cho vay bằng VND và ngoại tệ; không phân biệt nhóm nợ của khách hàng tại thời điểm cơ cấu lại, miễn giảm lãi cũng như số lần khách được cơ cấu lại… NHNN có thể sẽ xem xét chủ trương kéo dài hơn thời gian cơ cấu lại nợ nếu cần thiết. Thậm chí, lãnh đạo NHNN để ngỏ về cơ chế mở có thể nới room tín dụng cho các ngân hàng.

Vốn không thiếu, khả năng hấp thụ đến đâu?

DN phải có phương án hiệu quả, chứng minh được tính khả thi thì ngân hàng sẵn sàng cho vay

Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Phạm Thanh Hà cho biết, quan điểm điều hành chính sách tiền tệ xuyên suốt của NHNN là đảm bảo thanh khoản cho các TCTD cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ giảm lãi suất trong giai đoạn hiện nay trên cơ sở cân nhắc các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô phù hợp, mục tiêu kiểm soát lạm phát và an toàn hoạt động của hệ thống TCTD. Theo đó, sau khi điều chỉnh lãi suất điều hành vào tháng 3/2020, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân giảm chi phí vay vốn, NHNN quyết định tiếp tục giảm đồng bộ các mức lãi suất điều hành vào giữa tháng 5 vừa qua.

“Với việc giảm lãi suất điều hành cùng với việc quyết liệt chỉ đạo TCTD tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay một cách bền vững thời gian tới, góp phần tích cực giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế”, ông Hà bày tỏ. Điều này cho thấy ngân hàng đang sẵn sàng cung ứng một lượng vốn giá rẻ cho nền kinh tế. Vấn đề là sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đến đâu.

Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) Nguyễn Quốc Hùng cũng khẳng định, hiện các ngân hàng không thiếu tiền, vấn đề DN phải có phương án hiệu quả, chứng minh được tính khả thi thì ngân hàng sẵn sàng cho vay. Hiện tại ngành Ngân hàng đang chấp nhận giảm lợi nhuận từ giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ… để hỗ trợ DN phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng không phải là hỗ trợ vô điều kiện, cho vay vô tội vạ. “Nếu cho vay dễ dãi, DN dùng vốn vay để đảo nợ, sử dụng không hiệu quả, thì nợ xấu sẽ tăng vọt, ai sẽ chịu trách nhiệm?”, ông Hùng đặt vấn đề.

Theo đánh giá của TS. Lê Xuân Nghĩa – Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, hiện các DN đang gặp khó khăn do kinh doanh thu hẹp không có doanh thu, nhiều tài sản thế chấp nằm ở khoản nợ thế chấp đã vay ngân hàng... Nhưng không phải vì khó khăn như vậy rồi ép các ngân hàng hạ chuẩn tín dụng mà thay vào đó, hai bên cùng ngồi lại với nhau để đàm phán.

“Dịch Covid-19 không phải là vấn đề mang tính cấu trúc dài hạn mà chỉ là tai nạn ngắn hạn, nên ngân hàng không thể hạ chuẩn mực tín dụng mà xem xét trường hợp cụ thể giúp cho DN tồn tại cầm cự vượt qua khủng hoảng, sau đó mới tính tiếp được. Nếu không dẫn tới chuyện nợ xấu bùng lên khủng khiếp, vô cùng rắc rối cho hoạt động ngân hàng”, TS. Lê Xuân Nghĩa cảnh báo.

Liên quan đến vấn đề điều kiện tín dụng, Chủ tịch HĐQT VietinBank Lê Đức Thọ đề nghị, các DN cần xây dựng và triển khai các dự án thực sự khả thi, tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả và cân đối được nguồn trả nợ, tận dụng cơ hội tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, tăng cường tham gia chuỗi liên kết. DN cần ứng dụng công nghệ và minh bạch dòng tiền, tạo cơ sở để ngân hàng xem xét thay thế cho vay mới. Còn theo Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh, chính sách cho vay của các ngân hàng là khá tốt, nhưng các DN phải có nhìn nhận từ hai phía. Các ngân hàng đã tung ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ khách hàng, nhưng về thực tế, ngân hàng cũng là những DN, phải cân nhắc các rủi ro khi giãn nợ hay giảm lãi suất đều tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Tín dụng tăng nhưng khó mạnh

Mặc dù NHNN gợi mở về khả năng nới room tín dụng nhưng giới chuyên môn nhận định, tín dụng khó tăng đột biến. Theo chia sẻ của TS. Cấn Văn Lực, hiện tại có một vài TCTD tăng trưởng tương đối nhanh trong những tháng đầu năm nên NHNN đưa ra chính sách tín dụng linh hoạt hơn, tức là TCTD nào tăng được tín dụng tốt mà vẫn kiểm soát được rủi ro thì sẽ được nới room. Nhưng theo vị chuyên gia này, hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay không phải là vấn đề lớn. Có thể cả năm 2020, toàn hệ thống ngân hàng tăng tín dụng khoảng 9-10% vì cầu yếu thấp hơn nhiều so với cùng kỳ.

Với việc NHNN tính nới room tín dụng, theo đánh giá của TS. Lê Xuân Nghĩa, sẽ giúp cho các ngân hàng linh hoạt trong cho vay tại nhiều phân khúc thị trường. Tuy nhiên, dù tín dụng trong thời gian tới sẽ tăng cao hơn so với những tháng đầu năm, nhưng khó có thể bật tăng mạnh. Vì kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều thị trường xuất khẩu, nhập khẩu mà thị trường bên ngoài gần như đang bị đóng băng khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt đoạn. Để khắc phục khó khăn trước mắt, các DN cần phải hướng mạnh khai thác thị trường nội địa về du lịch, thương mại, dịch vụ... thị trường nội địa hiện cũng nhiều tiềm năng.

Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam Trương Gia Bình cũng gợi ý, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực có thể hấp thu nguồn vốn từ gói tín dụng này, bởi là lĩnh vực thiết yếu và tiềm năng tăng trưởng lớn trong bối cảnh dịch bệnh cũng như sau dịch. “Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam sẽ tích cực làm việc với các ngân hàng để thúc đẩy việc cấp vốn cho các DN hội viên trong thời gian tới, thông qua vai trò hiệp hội để tháo gỡ vấn đề “khó” cho các bên”, ông Bình thông tin thêm.

Còn Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đặng Hồng Anh lưu ý đối với các DN, trong mùa dịch nếu không có kế hoạch hậu dịch phát triển công ty, thì vay ngân hàng sẽ trở thành gánh nặng cho chính DN, không khéo lại ảnh hưởng đến ngân hàng. “Tôi khuyên DNNVV chưa có kế hoạch tốt hậu dịch thì không nên vay. Bên cạnh đó, DN phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh, chuẩn bị mọi điều kiện để khi dịch đi qua có thể bắt tay vào kinh doanh và phục hồi trở lại”, ông Đặng Hồng Anh chia sẻ quan điểm.

Từ những đánh giá trên có thể thấy, vấn đề tín dụng tăng trưởng được cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào dịch Covid kéo dài trong bao lâu. Nhưng giới chuyên môn cũng khuyến cáo, dù không để tín dụng tăng quá thấp nhưng cũng không nên kích tăng quá nhanh. Thực tế, tỷ lệ tín dụng/GDP vẫn đang ở mức tương đối cao. Vì vậy, NHNN vẫn cần kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Hà Thành

Tin bài khác
“Cá mập” thoái vốn khỏi Sacombank sau 1 tháng góp mặt

“Cá mập” thoái vốn khỏi Sacombank sau 1 tháng góp mặt

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã: STB) vừa cập nhật danh sách các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ ngân hàng.
Khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh

Khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh

Thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã tích cực thực hiện cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để thực hiện mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, còn nhiều rào cản khiến quy mô tín dụng xanh chưa được như kì vọng.
Lãi suất ngân hàng ngày 10/5/2025: Agribank dẫn đầu nhóm Big4

Lãi suất ngân hàng ngày 10/5/2025: Agribank dẫn đầu nhóm Big4

Lãi suất ngân hàng ngày 10/5/2025, Agribank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu nhóm Big4 với lãi suất tiết kiệm cao nhất lên đến 4,8%. Đồng thời, các ngân hàng cũng áp dụng lãi suất đặc biệt.
Lãi suất ngân hàng 9/5/2025: Bac A Bank tăng mạnh lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng 9/5/2025: Bac A Bank tăng mạnh lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng ngày 9/5/2025, Bac A Bank gây chú ý khi tăng mạnh lãi suất huy động, đặc biệt ở kỳ hạn dài. Các ngân hàng như ABBank, PVcomBank, HDBank cũng áp dụng lãi suất đặc biệt cao.
Lãi suất chỉ từ 3%/năm, HDBank kích hoạt 2 gói vay quy mô 35.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc và chuyển đổi số

Lãi suất chỉ từ 3%/năm, HDBank kích hoạt 2 gói vay quy mô 35.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc và chuyển đổi số

Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số – hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025–2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Việt phân hóa mạnh: Ai tăng tốc, ai hụt hơi quý I/2025?

Ngân hàng Việt phân hóa mạnh: Ai tăng tốc, ai hụt hơi quý I/2025?

Quý I/2025 chứng kiến sự phân hóa rõ rệt trong tăng trưởng tài sản và tiền gửi giữa các ngân hàng, phản ánh chiến lược kinh doanh và khả năng hút vốn khác nhau.
MBS dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại

MBS dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại

Công ty Chứng khoán MBS vừa dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại cùng cái nhìn toàn diện về diễn biến thị trường tài chính – tiền tệ trong những tháng đầu năm và triển vọng những quý còn lại.
Đề xuất mở rộng phạm vi cấp tín dụng với khách hàng có nợ xấu bán cho VAMC

Đề xuất mở rộng phạm vi cấp tín dụng với khách hàng có nợ xấu bán cho VAMC

Một trong những nội dung đáng chú ý ngân hàng Nhà nước đề xuất là việc mở rộng phạm vi cấp tín dụng đối với các khách hàng đã từng có nợ xấu được bán cho VAMC.
Lãi suất ngân hàng ngày 8/5/2025: Điều chỉnh giảm các kỳ ngắn hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 8/5/2025: Điều chỉnh giảm các kỳ ngắn hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 8/5/2025 tiếp tục biến động trái chiều giữa các ngân hàng. Trong khi MB và Eximbank giảm kỳ hạn ngắn, nhiều ngân hàng khác vẫn duy trì mức lãi suất cao kỳ hạn dài.
Trái phiếu Chính phủ tháng 4/2025: Huy động thành công 42.427 tỷ đồng trên thị trường sơ cấp

Trái phiếu Chính phủ tháng 4/2025: Huy động thành công 42.427 tỷ đồng trên thị trường sơ cấp

Để đáp ứng nhu cầu vốn của ngân sách trung ương trong năm 2025, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã chủ động triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) ngay từ đầu năm, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô.
Lãi suất ngân hàng ngày 7/5/2025: Nhiều biến động trái chiều

Lãi suất ngân hàng ngày 7/5/2025: Nhiều biến động trái chiều

Lãi suất ngân hàng ngày 7/5/2025, nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh theo hướng trái chiều. Eximbank giảm lãi ở kỳ hạn ngắn, nhưng tăng ở kỳ hạn dài.
BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức

BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức

Ngày 5/5/2025, BIDV chính thức ra mắt hệ thống định danh điện tử (eKYC) dành cho khách hàng tổ chức. Với giải pháp này, khách hàng tổ chức có thể thực hiện toàn bộ quy trình mở tài khoản và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV bằng phương thức trực tuyến.
Gia đình nữ đại gia âm thầm gom cổ phiếu ngân hàng ACB là ai?

Gia đình nữ đại gia âm thầm gom cổ phiếu ngân hàng ACB là ai?

Gia đình bà Ngô Thu Thúy bất ngờ nâng sở hữu tại ngân hàng ACB, giữa lúc thị trường tài chính biến động, làm dấy lên nghi vấn: Đơn thuần đầu tư tài sản hay bước đi chiến lược đầy toan tính?
Lãi suất ngân hàng ngày 6/5/2025: Techcombank điều chỉnh tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng ngày 6/5/2025: Techcombank điều chỉnh tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng ngày 6/5/2025, ghi nhận Techcombank tăng lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn, đánh dấu sự điều chỉnh sau khi giảm lãi suất vào cuối tháng 4.
Lãi suất ngân hàng ngày 5/5/2025: Agribank vượt trội, ABBank lập kỷ lục

Lãi suất ngân hàng ngày 5/5/2025: Agribank vượt trội, ABBank lập kỷ lục

Lãi suất tiết kiệm tiếp tục biến động mạnh, với Agribank dẫn đầu nhóm Big4 ở nhiều kỳ hạn, trong khi ABBank gây chú ý với mức lãi suất đặc biệt lên tới 9,65%/năm cho khoản tiền gửi lớn.