Rystad Energy cho hay, tổng mức đầu tư vào năng lượng tái tạo ở các nước Đông Nam Á có thể đạt 119 tỷ USD vào năm 2027 nhờ các dự án gió, mặt trời và địa nhiệt. Trong ngắn hạn, đầu tư vào năng lượng tái tạo dự kiến sẽ vượt 76 tỷ USD từ năm 2023 đến năm 2025, phần lớn nhờ các quốc gia như Việt Nam, Philippines và Indonesia. Các nhà sản xuất điện độc lập (IPP) sẽ dẫn đầu tăng trưởng xanh ở Đông Nam Á.
Vào tháng 5, Việt Nam đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Kế hoạch này dự kiến sẽ thúc đẩy việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện, bao gồm điện mặt trời trên áp mái cho các khu dân cư và doanh nghiệp.
Rystad cũng nhận xét rằng Việt Nam đang giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch bằng cách mở rộng công suất điện gió cả trên đất liền và ngoài khơi. Việt Nam đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch này dự kiến sẽ thúc đẩy việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện, bao gồm điện mặt trời trên áp mái cho các khu dân cư và doanh nghiệp.
Trong khi đó, Philippines cũng đặt mục tiêu tăng cường tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện của mình lên mức 35% vào năm 2030 và 50% vào năm 2050. Gần đây, Bộ Năng lượng Philippines chấp nhận đầu tư cho các dự án điện mặt trời với tổng công suất 1,96GW thông qua vòng đấu thầu năng lượng xanh gần đây nhất. Indonesia cũng đang đưa ra các ưu đãi tài chính để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực phát thải carbon thấp bao gồm năng lượng mặt trời và gió, với hy vọng đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060.
Bà Afiqah Mohd Ali, nhà phân tích chuỗi cung ứng cấp cao của Rystad Energy cho biết: “Đông Nam Á trong lịch sử đã chứng kiến tiến độ phát triển chậm chạp các dự án năng lượng sạch. Sự hợp tác hiệu quả giữa khu vực công và tư nhân trở nên quan trọng để đảm bảo sự tăng trưởng dài hạn bền vững của khu vực. Cách tiếp cận chiến lược này sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững ở Đông Nam Á.”
Ngọc Phi (TH)