Thứ ba 13/05/2025 15:30
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Việt Nam nỗ lực để trở thành nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030

01/03/2023 17:38
Nỗ lực cải cách, phát triển nền kinh tế thị trường đã đưa Việt Nam từ quốc gia kém phát triển trở thành quốc gia có quy mô GDP top 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ảnh minh họa
Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030 nếu không vướng bẫy thu nhập trung bình thấp

Cải cách thể chế kinh tế mới là “chìa khóa” cho sự phát triển

Thực tiễn từ những lần khủng hoảng kinh tế trước đây cho thấy không phải các chương trình kích cầu, đầu tư công mang lại thành tựu phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo. Thay vào đó, cải cách thể chế kinh tế mới là “chìa khóa” cho sự phát triển. Đó là nội dung chính được thảo luận tại tọa đàm đối thoại chính sách Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp Viện nghiên cứu Fraser (Canada) và Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế-xã hội (Massei) tổ chức ngày 1/3.

Tọa đàm thu hút được sự quan tâm lớn từ khoảng 150 đại biểu gồm: đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các cơ quan bộ, ngành, các Viện nghiên cứu, đại diện các Trường Đại học khối ngành Kinh tế, các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp...

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân đầu người (GNI/đầu người) của Việt Nam năm 2021 ước đạt 3.590 USD. Với mức thu nhập này, Việt Nam đang tiến sát đến ngưỡng khởi đầu của nhóm các nước thu nhập trung bình cao (theo phân loại của WB). Tuy nhiên, kinh nghiệm thế giới cho thấy, đa số các quốc gia khi chạm đến ngưỡng này thì tốc độ tăng trưởng chậm dần, nhiều bất ổn kinh tế xuất hiện mang tính cơ cấu rất khó giải quyết dứt điểm, trong khi lại phải đối mặt với nhiều vấn đề về già hoá dân số, an sinh xã hội, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên… Hệ quả là chỉ rất ít các quốc gia vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Nỗ lực cải cách, phát triển nền kinh tế thị trường từ năm 1986 tới nay đã đưa Việt Nam từ quốc gia kém phát triển thành quốc gia có quy mô GDP nằm trong nhóm 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đây là thời điểm quan trọng để Việt Nam xem xét, đánh giá thể chế kinh tế thị trường của mình nhằm chuẩn bị tốt cho giai đoạn thuộc nhóm thu nhập trung bình cao; đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều bất ổn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và xung đột giữa Ucraine và Nga, dẫn đến lạm phát cao, buộc các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu phải thắt chặt tiền tệ, có nguy cơ gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, những nỗ lực xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong hơn 30 năm Đổi mới đã góp phần quan trọng vào việc đưa Việt Nam từ một nước có thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 200 USD vào đầu những năm 1990 lên 3.590 USD vào năm 2021.

Với mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay, Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030 nếu không vướng bẫy thu nhập trung bình thấp.

“Kinh nghiệm thế giới cho thấy, trong số 101 quốc gia có mức thu nhập trung bình trong thập niên 1960, chỉ có 13 quốc gia trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2008. Thực tiễn này cho thấy để biến khát vọng thành hiện thực, Việt Nam phải tiếp tục con đường đã chứng tỏ mang lại thành công trong hơn 30 năm qua, đó là phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế”, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Chương nói.

Cũng theo kinh nghiệm thế giới, đa số các quốc gia khi chạm đến ngưỡng thu nhập của Việt Nam hiện nay sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm dần, nhiều bất ổn kinh tế xuất hiện mang tính cơ cấu rất khó giải quyết dứt điểm trong khi lại phải đối mặt với nhiều vấn đề như: già hóa dân số, an sinh xã hội, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên... Hệ quả là rất ít quốc gia vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Nỗ lực cải cách, phát triển nền kinh tế thị trường từ năm 1986 đã đưa Việt Nam từ quốc gia kém phát triển trở thành quốc gia có quy mô GDP nằm trong nhóm 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đây là thời điểm quan trọng để Việt Nam xem xét, đánh giá thể chế kinh tế thị trường của mình nhằm chuẩn bị tốt cho giai đoạn thuộc nhóm nước thu nhập trung bình cao, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều bất ổn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và xung đột giữa Nga-Ukraine dẫn đến lạm phát cao trên toàn thế giới, buộc các Ngân hàng trung ương toàn cầu phải thắt chặt tiền tệ, có nguy cơ gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.

Với cách đặt vấn đề như vậy, các đại biểu tham dự tọa đàm tập trung thảo luận để nhận diện các nút thắt thể chế ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới; rà soát thể chế kinh tế vĩ mô của Việt Nam và các thể chế liên quan đến các thị trường, nhất là thị trường vốn để tìm ra các nút thắt có thể cản trở sự phát triển của Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao; khuyến nghị chính sách để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam trong giai đoạn tới.

Tại Tọa đàm, các đại biểu là các chuyên gia trong và ngoài nước đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, phân tích các chiều kích phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam trong mối tương quan với các quốc gia khác dựa trên bộ chỉ số Economic Freedom of the World (EFW) do Fraser Institute của Canada xây dựng.

Tiến sỹ Fred McMahon, Trưởng nhóm nghiên cứu về tự do kinh tế tại Viện Fraser, Canada cho rằng, Việt Nam vẫn là một quốc gia tương đối nghèo và đây lại là một “lợi thế”. Ông phân tích điều này giúp Việt Nam sẽ dễ dàng hơn để bắt kịp các nền kinh tế hiện đại, nhờ thúc đẩy các cải tiến và cơ chế mới với chi phí thấp, tiền công thấp mà vẫn lôi kéo được đầu tư. Theo ông, “đòn bẩy” cho hạ tầng kinh tế sẽ giúp nâng cao thu nhập đầu người đồng thời tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế. Lợi thế khác, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ với mức trung bình 6% trong vòng 10 năm qua, trong khi các quốc gia giàu hơn sẽ tăng trưởng chậm lại. Mặt khác, các quốc gia khác (như Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan) bắt kịp tốc độ tăng trưởng của Việt Nam nhưng "mờ nhạt" dần khi họ không thể cải thiện tự do kinh tế. Vì thế, vị chuyên gia này nhấn mạnh rằng, “tự do kinh tế sẽ tạo động lực vượt bẫy thu nhập trung bình, do đó để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và trở nên giàu có hơn, chính sách kinh tế sẽ phải trở nên cạnh tranh hơn”.

Đối diện và vượt qua bẫy thu nhập trung bình

Theo các chuyên gia, đa số các quốc gia thế giới khi chạm đến ngưỡng thu nhập trung bình cao thì tốc độ tăng trưởng chậm dần, nhiều bất ổn kinh tế xuất hiện mang tính cơ cấu rất khó giải quyết dứt điểm, trong khi lại phải đối mặt với nhiều vấn đề về già hoá dân số, an sinh xã hội, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên…

Ảnh minh họa
Rất ít các quốc gia vượt qua được bẫy thu nhập trung bình

Hệ quả là chỉ rất ít các quốc gia vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Bẫy thu nhập trung bình là khái niệm được dùng để chỉ những quốc gia có thời gian tăng trưởng nhanh và sớm nhanh chóng đạt tới ngưỡng thu nhập trung bình nhưng đáng tiếc, sau đó thất bại trong vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình để tiến lên trở thành các nền kinh tế thu nhập cao.

Nhìn lại nỗ lực cải cách, phát triển nền kinh tế thị trường từ năm 1986 tới nay, Việt Nam liên tục xây dựng và điều chỉnh hệ thống pháp luật của mình để phù hợp với các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, Chính phủ đã kiên trì cải cách thể chế kinh tế thị trường theo hướng ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường hội nhập quốc tế đã mang đến cho Việt Nam một thể trạng kinh tế khoẻ mạnh hơn bao giờ hết, như dự trữ ngoại hối ở mức cao, tỷ lệ nợ công/GDP ở mức thấp, đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất, nhập khẩu liên tục năm sau hơn năm trước…

Cùng với đó, kể từ năm 2014, Chính phủ hàng năm đều ban hành Nghị quyết 19, sau này đổi thành Nghị quyết 02, để đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.

Để khắc phục những khó khăn kép từ những bất cập nội tại và thách thức bủa vây kinh tế toàn cầu, ông Phạm Hồng Chương, cho rằng trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình cao và với mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, việc cần phải tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Theo đó, đây là thời điểm quan trọng để Việt Nam xem xét, đánh giá thể chế kinh tế thị trường, rà soát thể chế kinh tế vĩ mô của Việt Nam như: khung khổ chính sách tín dụng, tỷ giá, tài khoá… và các thể chế liên quan đến các thị trường nhân tố, đặc biệt là thị trường vốn, để tìm ra các nút thắt có thể cản trở sự phát triển của Việt Nam khi trở thành nước thu nhập trung bình cao.

Đồng ý quan điểm trên, ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội (MASSEI), nhìn nhận trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế sau một quãng thời gian phát triển và đặc biệt sau đại dịch Covid, mọi hoạt động dường như đang chững lại và tạo ra một bầu không khí tương đối bi quan về triển vọng nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Vì vậy, "việc tìm được những nút thắt và tháo gỡ được thì có thể sẽ tạo ra một động lực phát triển kinh tế mới mà Việt Nam đã làm được trong những giai đoạn trước đây, đó chính là những cải cách rất mạnh mẽ về thể chế kinh tế thị trường", ông Minh chỉ rõ. Chỉ khi thể chế kinh tế mạnh mới có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng và từ đó, đạt được khát vọng đến năm 2045, Việt Nam trở thành một nước có thu nhập cao, phát triển và hiện tại.

Dựa trên nghiên cứu về bộ chỉ số tự do kinh tế toàn cầu, Giám đốc MASSEI, nhấn mạnh hai điểm Việt Nam còn yếu và cần ưu tiên quan tâm trong cải cách thể chế.

Một là, duy trì đồng tiền tốt bằng cách tiếp tục kiên trì ổn định vĩ mô, đảm bảo lạm phát ổn định ở mức 3-4% trong những năm vừa qua. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xem xét lại chế độ tỷ giá hối đoái, cho phép nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường ngoại hối tại các sàn giao dịch, từ đó cải thiện tiêu chí “tự do sở hữu tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng”.

Hai là, tự do thương mại quốc tế. Cần rà soát lại các hàng rào phi thuế quan theo hướng rõ ràng, minh bạch và ổn định; kiên trì cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan để giảm chi phí thời gian liên quan đến các thủ tục bắt buộc. Đồng thời, rà soát lại các quy định về kiểm soát vốn, để thị trường vốn của Việt Nam hấp dẫn hơn nữa nhà đầu tư nước ngoài...

Huyền Trâm t/h

Bài liên quan
Tin bài khác
Đến năm 2030, Bắc Ninh dự kiến có 28 doanh nghiệp/1000 dân

Đến năm 2030, Bắc Ninh dự kiến có 28 doanh nghiệp/1000 dân

Hiện tỷ lệ số doanh nghiệp trên số đầu người dân của tỉnh Bắc Ninh đạt 1,6% (tương đương 16 doanh nghiệp/1000 dân). Dự kiến đến năm 2030, con số này là 28 doanh nghiệp/1000 dân.
Thanh Hóa: Công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024

Thanh Hóa: Công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024

Theo bảng công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024, huyện Hoằng Hóa dẫn đầu bảng xếp hạng khối UBND cấp huyện; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn đầu khối Sở, ban, ngành. Xếp hạng DDCI năm 2024 có nhiều thay đổi tích cực so với năm 2023.
Tuyến đường Đỗ Mười: Biểu tượng tri ân và khát vọng phát triển

Tuyến đường Đỗ Mười: Biểu tượng tri ân và khát vọng phát triển

Sáng ngày 13/5, TP Hải Phòng tổ chức Lễ gắn biển tên đường mang tên cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười.
Quảng Trị: Dự án đường Hùng Vương tăng tốc thi công vượt mưa, quyết tâm về đích đúng hạn

Quảng Trị: Dự án đường Hùng Vương tăng tốc thi công vượt mưa, quyết tâm về đích đúng hạn

Dự án đường Hùng Vương kết nối hành lang kinh tế Đông Tây và Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đang được đẩy nhanh tiến độ dù gặp thời tiết bất lợi, với mục tiêu hoàn thành trong tháng 9/2025.
Bắc Ninh: Bình quân 2.947 doanh nghiệp thành lập mới/năm

Bắc Ninh: Bình quân 2.947 doanh nghiệp thành lập mới/năm

Giai đoạn 2020-2024, số doanh nghiệp thành lập mới tại Bắc Ninh bình quân 2.947 doanh nghiệp/năm, mức tăng doanh nghiệp trung bình hàng năm khoảng 10-15%.
Thời tiết hôm nay 13/5: Hà Nội hai ngày tới có mưa dông

Thời tiết hôm nay 13/5: Hà Nội hai ngày tới có mưa dông

Thời tiết hôm nay 13/5, Bắc Bộ trời nắng, từ ngày 14-17/5 có mưa dông; Trung Bộ sáng đến chiều trời nắng, Nam Trung Bộ có mưa dông, Bắc Trung Bộ 2 ngày tới có mưa dông; Tây Nguyên, Nam Bộ trưa trời nắng nóng, chiều tối có mưa dông.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thái Bình cần tận dụng lợi thế để bứt phá phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thái Bình cần tận dụng lợi thế để bứt phá phát triển

Ngày 12/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, định hướng nhiệm vụ trọng tâm và đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Hải Phòng – 70 năm, một bản hùng ca rực đỏ trên bến sóng

Hải Phòng – 70 năm, một bản hùng ca rực đỏ trên bến sóng

70 năm từ ngày giải phóng (13/5/1955 – 13/5/2025), thành phố Cảng Hải Phòng vẫn hiên ngang không ngừng chuyển mình bứt phá mạnh mẽ, quyết liệt, và đầy nội lực.
Đắk Nông: Bộ Công an trao 30 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng 500 căn nhà mới

Đắk Nông: Bộ Công an trao 30 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng 500 căn nhà mới

Bộ Công an trao 30 tỷ đồng hỗ trợ Đắk Nông xóa nhà tạm, nhà dột nát. Dự kiến hoàn thành 500 căn nhà trước tháng 6/2025, góp phần nâng cao đời sống người dân vùng khó khăn.
Quảng Trị tăng tốc giải ngân, tháo gỡ vướng mắc cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Trị tăng tốc giải ngân, tháo gỡ vướng mắc cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quá trình giám sát việc thực hiện chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Trị cho thấy, dù đạt kết quả tích cực, tiến độ giải ngân còn chậm, nhiều mục tiêu khó hoàn thành, đòi hỏi giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn.
Đằng sau cú tăng trưởng thần tốc của tỉnh Vĩnh Phúc là gì?

Đằng sau cú tăng trưởng thần tốc của tỉnh Vĩnh Phúc là gì?

Tỉnh Vĩnh Phúc đang vươn mình mạnh mẽ với chiến lược huy động nguồn lực đầu tư, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nhanh và bền vững.
Thời tiết ngày mai 13/5/2025: Miền Bắc không mưa, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết ngày mai 13/5/2025: Miền Bắc không mưa, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết ngày mai 13/5/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Bắc Bộ có mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3.
Nông sản Thái Nguyên "lên sàn" tăng trưởng mạnh nhờ thương mại điện tử

Nông sản Thái Nguyên "lên sàn" tăng trưởng mạnh nhờ thương mại điện tử

Các hợp tác xã tại Thái Nguyên đang bứt phá ngoạn mục khi đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, mở rộng thị trường và nâng tầm sản phẩm địa phương.
TP. Huế: Linh hoạt nguồn vượt thu, tăng tốc đầu tư công

TP. Huế: Linh hoạt nguồn vượt thu, tăng tốc đầu tư công

TP. Huế chủ động phân bổ nguồn vượt thu từ phí tham quan và xổ số kiến thiết cho các dự án di sản và dân sinh thiết yếu, góp phần đẩy nhanh giải ngân đầu tư công và nâng cao chất lượng sống đô thị.
Chính phủ chỉ đạo làm rõ tính khả thi Dự án mở rộng đoạn cao tốc Yên Bái – Lào Cai

Chính phủ chỉ đạo làm rõ tính khả thi Dự án mở rộng đoạn cao tốc Yên Bái – Lào Cai

Trong bối cảnh đoạn tuyến cao tốc Yên Bái – Lào Cai đã bộc lộ rõ tình trạng xuống cấp sau một thập kỷ khai thác, Chính phủ đã có những động thái quyết liệt nhằm thúc đẩy quá trình nghiên cứu, đánh giá và triển khai phương án mở rộng đoạn cao tốc này.