Chủ nhật 06/07/2025 01:56
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Việt Nam-Nhật Bản thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm thu hút đầu tư trong khởi nghiệp

12/07/2024 16:50
Doanh nghiệp Nhật Bản có kinh nghiệm, trong khi đó các startup Việt Nam có sức trẻ, năng lực tốt, ý tưởng hay… Nếu các doanh nghiệp thúc đẩy hợp tác, cơ hội thành công là rất lớn.
Lễ công bố chương trình “Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2024” tại NIC cơ sở Hà Nội.
Lễ công bố chương trình “Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2024” tại NIC cơ sở Hà Nội.

Sáng ngày 12/07/2024, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đồng tổ chức Lễ công bố chương trình “Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2024” tại NIC cơ sở Hà Nội.

“Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2024” hướng tới kết nối các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam và Nhật Bản với các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á. Sự hợp tác giữa doanh nghiệp sở hữu thách thức và doanh nghiệp đề xuất giải pháp giúp thúc đẩy trao đổi tri thức và làm tăng hiệu quả của việc ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và hoạt động đổi mới sáng tạo mở ở Việt Nam. Đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp giới thiệu sản phẩm, giải pháp tới các khách hàng lớn tiềm năng. Đặc biệt, các sản phẩm, giải pháp xuất sắc sẽ có cơ hội được doanh nghiệp sở hữu thách thức hỗ trợ phát triển và đầu tư trong tương lai, hướng tới mở rộng thị trường và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Thời gian gần đây, Việt Nam là một trong những địa điểm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Các công ty Nhật Bản cũng tăng cường hợp tác chiến lược với các startup của Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao sức cạnh tranh.

Một kết quả khảo sát của JETRO gần đây cho thấy, các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục xem Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn, nhiều tiềm năng thứ 2 (chỉ đứng sau thị trường số 1 là Hoa Kỳ). Bản chất của đổi mới sáng tạo chính là kết nối, hợp tác để thúc đẩy sự phát triển, trong đó có sự phát triển của các doanh nghiệp hai bên. Doanh nghiệp Nhật Bản có kinh nghiệm, trong khi đó các startup Việt Nam có sức trẻ, năng lực tốt, ý tưởng hay… Nếu các doanh nghiệp thúc đẩy hợp tác, cơ hội thành công là rất lớn.

ông Ishikawa Hiroshi, Cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản
Ông Ishikawa Hiroshi, Cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.

Đánh giá về nguồn vốn của Nhật Bản đổ về Việt Nam, chia sẻ với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Ishikawa Hiroshi, Cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết: "Tôi thấy rằng các quỹ đầu tư của Nhật Bản đổ về các startup tại Việt Nam hàng năm có tăng dần lên, họ cũng thể hiện rõ mối quan tâm tới việc đầu tư cho các startup tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung, tình hình đầu tư trong vòng 1-2 năm gần đây từ các quỹ đầu tư của Nhật Bản chưa được khả thi. Các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư tiềm năng tại Nhật Bản vẫn luôn tìm kiếm cơ hội hợp tác, để họ có thể hiểu được thị trường của Việt Nam, từ đó mở ra cơ hội tham gia đầu tư cho các startup tại Việt Nam. Điều mà các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư tiềm năng của Nhật Bản kì vọng lớn ở các startup Việt Nam nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung là tốc độ tăng trưởng nhanh. Lĩnh vực mà các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư Nhật Bản đang tìm kiếm ở Việt Nam là lĩnh vực liên quan đến fintech, những giải pháp về tài chính. Ngoài ra, những dịch vụ liên quan đến IT services B2B cũng là những lĩnh vực mà nhà đầu tư tại Nhật Bản kì vọng có sự tăng trưởng nhất định ở Việt Nam".

"Để có thể phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản thì Chính phủ hai nước đã tạo dựng một nền tảng để phát triển hệ sinh thái này. Nền tảng này đã đóng góp nhiều ý nghĩa tích cực cho việc phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sự hợp tác, liên kết giữa các startup của Việt Nam và Nhật Bản. Ngoài ra còn có sự đồng hành của các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư tiềm nay. Đó là những yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Bản thân tôi cũng nhận định rằng, việc tiếp tục hợp tác, tạo ra những cơ hội mới giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản sẽ giúp các startup có thêm cơ hội hợp tác với nhau để cùng phát triển, đó là tiền lệ tốt cần duy trì", ông Ishikawa Hiroshi nhận định.

Cùng đánh giá về tiềm năng của các startup Việt, ông Beandon Wong – Cố vấn cấp cao của Công ty Deloitte Tohmatsu, chuyên tư vấn cho các câu ty đầu tư mạo hiểm cũng cho biết: "Nói về vị thế các startup của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản thì tôi có 2 quan điểm. Thứ nhất, hiện tại nếu nói về nội địa Việt Nam, Việt Nam hiện có dân số hơn 100 triệu người, đây là thị trường rất lớn cho các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ và tiêu dùng, trong đó có những lĩnh vực mới như fintech, hàng không,…Đây là một cơ hội lớn để các startup Việt có thể tạo được vị thế trong các lĩnh vực như vậy. Thứ hai, trong bối cảnh như hiện tại, chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều công nghệ mới trong các lĩnh vực hiện tại có thể phát triển, ví du như nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sản xuất công nghệ cao,..."

ông Beandon Wong – Cố vấn cấp cao của công ty Deloitte Tohmatsu
Ông Beandon Wong – Cố vấn cấp cao của Công ty Deloitte Tohmatsu.

Để có thể thúc đẩy đổi mới sáng tạo từ phía Nhật Bản đến Việt Nam cũng như thúc đẩy hợp tác giữa 2 nước, ông Beandon Wong cho rằng, điều quan trọng là sẽ cần xây dựng mạng lưới kết nối mềm để làm sao tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng của mình, hay nói cách khác là cho họ nguồn cầu bằng cách cho họ gặp được các doanh nghiệp lớn mà cần đến các sản phẩm dịch vụ của họ.

"Chương trình ngày hôm nay có thể nói là bước đi mới để tạo ra sự kết nối cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam và hướng tới việc tạo ra các dự án, chương trình hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp startup và doanh nghiệp lớn của Nhật. Chúng tôi cho rằng, việc hỗ trợ từ nay về sau sẽ còn nhiều dấu mốc đáng nhớ hơn nữa và mở ra nhiều tiềm năng phát triển cho doanh nghiệp startup từ cả 2 nước", ông Beandon Wong nhận định.

Về phía Chính phủ Việt Nam, ông Beandon Wong cũng đề xuất 3 giải pháp chính để góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo cũng như thúc đẩy các startup Việt vươn ra thị trường quốc tế:

Thứ nhất, nên làm sao để cho doanh nghiệp các quốc gia đều biết đến nhau, hiểu nhau. Tôi nghĩ đấy là việc quan trọng nhất. Khu vực Đông Nam Á hiện tại có dân số khoảng 600 triệu dân, các quốc gia đều có nền văn hóa riêng, ngôn ngữ riêng. Chính phủ có thể hỗ trợ để tạo ra các chương trình giao lưu B2B giữa các startup Việt và startup nhiều nước.

Điểm thứ hai là rào cản về ngôn ngữ, ông Beandon Wong cho rằng, tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ chung giúp cho các dân tộc, quốc gia giao lưu tìm hiểu nhau được nhanh nhất. Cho nên, ngoài việc chú trọng phát triển công nghệ, kĩ thuật, thì việc xóa bỏ các rào cản về ngôn ngữ như vậy sẽ là 1 điểm quan trọng để các startup Việt có thể hội nhập và mở rộng ra thị trường quốc tế.

Ngoài ra, liên quan đến cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, thì có rất nhiều, nhưng trong đó, có thể nói đến việc hỗ trợ về tài chính, nguồn vốn để hỗ trợ khởi nghiệp. Bên cạnh đó, một điều khác rất quan trọng là hỗ trợ chính sách cho không chỉ doanh nghiệp Việt Nam mà còn cả doanh nghiệp nước ngoài, hay nói cách khác là tháo gỡ rào cản về đầu tư. Ví dụ như với các doanh nghiệp Nhật hay doanh nghiệp từ các nước khác muốn sang đầu tư tại Việt Nam, có thể tháo gỡ các rào cản, rút ngắn thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp hay thủ tục đầu tư,…

Với tầm nhìn thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo và đổi mới mở giữa Việt Nam và Nhật Bản, Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2024 hứa hẹn sẽ trở thành cầu nối hiệu quả cho các startup Việt Nam tiếp cận các doanh nghiệp hàng đầu tại hai quốc gia. Sự kiện này không chỉ mang đến cơ hội kết nối tiềm năng mà còn mở ra những hướng hợp tác mới, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của khu vực và tăng trưởng kinh tế của cả hai nước. Đặc biệt, sau khi nâng cấp quan hệ hai nước lên mức cao nhất, Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo - vốn là thế mạnh của Nhật Bản. Sự kiện chính là minh chứng cho nỗ lực hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm của hai bên nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và giải quyết các thách thức chung.

Bảo Bảo

Tin bài khác
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Startup TerraPower thông báo thành công huy động 650 triệu USD, với sự tham gia của Nvidia và Bill Gates, thúc đẩy năng lượng hạt nhân làm hạ tầng cho mô hình AI thế hệ mới.
Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds từ Israel đầu tư 20 triệu USD vào ứng dụng Việt, ưu tiên Android, iOS ngoài game, mở rộng thị trường và hỗ trợ lập trình viên vươn tầm quốc tế.
Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực không đảm bảo thành công tức thì, nhưng là nền móng bền vững giúp doanh nhân trẻ vượt qua thách thức khởi nghiệp.
Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025 chính thức phát động, tìm kiếm các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp sạch, kinh tế tuần hoàn, công nghệ, du lịch cộng đồng... với tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng.
Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Gen Z với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, khả năng vận dụng công nghệ và ngoại ngữ, thành lực lượng tiên phong xây dựng doanh nghiệp đổi mới trên thị trường quốc tế.
ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

Việc ThinkZone trực tiếp quản lý BK Fund cho thấy cam kết lớn nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của các cựu sinh viên Bách Khoa trong việc hỗ trợ, ươm tạo startup công nghệ đột phá.
Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Trong bối cảnh AI đang là cuộc đua công nghệ khốc liệt nhất thế giới, khoản đầu tư từ Meta vào Scale AI nếu hoàn tất không chỉ đơn thuần là một thương vụ rót vốn, mà còn giúp củng cố vị thế của Meta.
Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử bùng nổ sau đại dịch, mở ra cơ hội vàng cho giới trẻ Việt khởi nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau miền đất hứa ấy là muôn vàn thách thức.
Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Dù nhiều nghị quyết hỗ trợ đã ban hành, doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. Nên cần một cổng thông tin chung để kết nối chính sách ưu đãi hiệu quả hơn.
Startup Neuralink của Elon Musk nhận thêm 650 triệu USD từ loạt quỹ đầu tư lớn

Startup Neuralink của Elon Musk nhận thêm 650 triệu USD từ loạt quỹ đầu tư lớn

Với số vốn vừa huy động, startup Neuralink của tỷ phú Elon Musk đặt mục tiêu mở rộng quy mô nghiên cứu và phát triển công nghệ cấy ghép thần kinh tiên tiến.
Quỹ đầu tư mạo hiểm dùng ngân sách nhà nước: Cú huých cho hệ sinh thái khởi nghiệp

Quỹ đầu tư mạo hiểm dùng ngân sách nhà nước: Cú huých cho hệ sinh thái khởi nghiệp

Quỹ đầu tư mạo hiểm sử dụng ngân sách nhà nước, nếu được triển khai hiệu quả có thể trở thành động lực cốt lõi đưa TP.HCM trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu cả nước.