Việt Nam đang xây tổ để đón startup Kỳ lân
- Khởi nghiệp
- 10:24 03/12/2020
DNHN - Hiên nay, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đang rất thuận lợi để các startup công nghệ phát triển...

Báo cáo eConomy SEA 2020 thực hiện bởi Google, Temasek và Bain & Company thống kê, Đông Nam Á hiện có 12 startup Kỳ lân (các startup có định giá doanh nghiệp trên 1 tỷ USD), tăng thêm 1 startup so với năm ngoái, đó là VNPay của Việt Nam.
Trước đó, danh sách 11 startup kỳ lân theo báo cáo eConomy SEA 2019 gồm: Bigo, Bukalapak, Gojek, Grab, Lazada, Razer, OVO, Sea Group, Traveloka, Tokopedia và VNG.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, trong bối cảnh CMCN 4.0 bùng nổ, kéo theo sự gia tăng rất nhanh của ý tưởng phát triển. Đặc biệt, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đang rất thuận lợi để các startup công nghệ phát triển.
Theo đó, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (trực thuộc Bộ KH&ĐT) mang mục tiêu phát triển, thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đồng thời thúc đẩy các sáng kiến để kết nối trong hệ sinh thái. Đây cũng là nơi kết nối các nhân thức, tri thức.
"Chúng tôi hiện nay có hơn 300 bạn trẻ, các bạn từng học ở nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, để tham mưu cơ chế chính sách cho Bộ KHĐT và đề xuất các ý tưởng đổi mới sáng tạo", ông Trần Duy Đông nói.
Bà Nguyễn Thái Hải Vân, CEO Grab Việt Nam đánh giá: "Các startup thường gặp nhiều trở ngại trong giai đoạn đầu, khi họ phải đối mặt với những khó khăn trong việc tối ưu hóa nguồn vốn, mở rộng quy mô hiệu quả hay chuyển đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với một thị trường luôn vận động không ngừng và tăng trưởng nhanh chóng".
Nữ CEO cho rằng, trước khi bắt đầu kinh doanh, startup cần đặt ra 2 câu hỏi quan trọng. Thứ nhất là vấn đề bạn muốn giải quyết là gì và có thể dùng công nghệ để giải quyết hay không. Câu hỏi thứ hai là bạn muốn doanh nghiệp của mình phát triển ở quy mô nào và quá trình đạt được lợi nhuận ra sao.
"Mỗi doanh nghiệp sẽ có câu trả lời riêng. Tuy nhiên với việc đại dịch Covid-19 kéo dài trong một năm qua, mọi thứ đã trở nên thách thức hơn rất nhiều. Những mục tiêu mà trước đây các công ty đặt ra, chẳng hạn hoàn vốn trong 10 năm giờ có thể rất khó để thực hiện", bà Vân nói.
Lời khuyên của CEO Grab Việt Nam là các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị từ rất sớm và nên hướng đến 2 yếu tố: phát triển bền vững và tạo ra lợi nhuận.
Theo ông Lê Hồng Minh - đồng sáng lập và Chủ tịch VNG, người tiêu dùng ngày càng có nhiều kinh nghiệm và tìm đến các sản phẩm trên thị trường quốc tế, vì vậy mỗi doanh nghiệp Việt dù nhỏ hay lớn đều nên hướng đến cuộc chơi toàn cầu.
"Chúng tôi nhìn thấy cơ hội ở cả thị trường Việt Nam và quốc tế. Mục tiêu 3-4 năm tới của VNG là phần lớn doanh thu đến từ thị trường toàn cầu và chúng tôi tin có thể thực hiện được điều đó", ông Minh nói.
Chủ tịch VNG cũng tin rằng Việt Nam đang có cơ hội vàng để số hóa mạnh mẽ. Bản thân công ty ông đang hướng đến việc đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ như dịch vụ đám mây, trí tuệ nhân tạo, thanh toán...
TH
Tin liên quan
- Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tiến hành rà soát, tháo gỡ khó khăn nguồn lực đất đai
- Lỗ hổng phần mềm VMware gây nguy cơ cao cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản mang thương hiệu của Việt Nam
Đọc thêm Khởi nghiệp
Lê Yên Thanh, CEO BusMap: Khởi nghiệp từ công nghệ “made in” Việt Nam
Từng được Google giữ lại với mức lương 6.000 USD nhưng CEO BusMap lại “chọn đường khó hơn” khi về Việt Nam khởi nghiệp...
Vượt qua rào cản màu da, những nữ doanh nhân da màu này đã phá vỡ doanh thu hàng tỉ đô la
Sự nỗ lực của những doanh nhân da màu một lần nữa phá tan định kiến.
Startup đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ in 3D để phát triển tên lửa
Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Los Angeles có những kế hoạch lớn với dự định phóng tên lửa Terran 1 in 3D vào cuối năm nay.
Công bố bản đồ đầu tiên về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
Theo thông tin từ Văn phòng Đề án 844, Bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam với vai trò trung tâm của startup, bao gồm các thành phần được lựa chọn dựa trên một số tiêu chí.
Startup Oribi gọi vốn thành công 15,5 triệu USD
Startup Oribi - một công cụ phân tích tiếp thị No-code, đã huy động được 15,5 triệu đô la trong vòng gọi vốn serie-B do Ibex dẫn đầu.
Chàng trai 9X đam mê khởi nghiệp chinh phục khó khăn
Phạm Công Nhất là sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực bán lẻ trên sàn thương mại điện tử. Sau 4 năm ra trường, anh đã phát triển 5 gian hàng chính hãng tiến tới xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam.
Startup Go2Joy - ứng dụng đặt phòng theo giờ liên tiếp gọi được hàng triệu USD vốn đầu tư
Vào đầu tháng 2.2021, Go2joy - ứng dụng đặt phòng theo giờ tiếp tục hoàn thành đợt gọi vốn mới, trong vòng đầu tư A+ với giá trị lên đến 2,3 triệu USD.
Hệ sinh thái khởi nghiệp của Israel phát triển mạnh mẽ
Tính đến hết năm 2020, có hơn 30 công ty công nghệ ở Israel được định giá trên 1 tỷ USD. Chỉ trong tháng 01.2021, các công ty khởi nghiệp (startup) của Israel đã huy động được mức kỷ lục 1,44 tỉ USD.
Chàng trai Nam Định từng rửa bát thuê ở Nhật trở thành Chủ tịch startup triệu Yên
Báo Nikkei Asia của Nhật Bản mới đây đã đăng tải bài viết về tấm gương thành công của Chủ tịch Hachix Nguyễn Công Thành, doanh nhân Việt Nam khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) ở nước này.
Công ty khởi nghiệp Ấn Độ từng bị WhatsApp "đánh bại" quay trở lại thị trường với tham vọng trở thành đối thủ Facebook
Kavin Bharti Mittal, con cháu của gia tộc đứng sau nhà điều hành không dây lớn thứ hai Ấn Độ, có kế hoạch hồi sinh công ty khởi nghiệp công nghệ đang gặp khó khăn của mình.