Vàng, cao su, ngô và lúa mì thế giới leo thang về giá khi kết thúc tuần thứ 2 tháng 12
- 7
- Cơ hội giao thương
- 12:46 18/12/2021
DNHN - Tuần thứ 2 của tháng 12 kết thúc chứng kiến sự tăng giá không ngừng của các mặt hàng vàng, cao su, ngô và lúa mì trên thế giới với những cột mốc kỷ lục.

Theo tổng hợp, giá vàng đã có kết thúc tuần đầu tiên trong vòng 5 tuần trở lại đây dừng ở mốc tăng với việc mốc quan trọng 1.800 USD/ounce - nguyên nhân chính bởi những lo lắng về số ca nhiễm Omicron tăng vọt và lạm phát tăng cao tại Hoa Kỳ.
Theo số liệu tổng hợp, vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.802,12 USD/ounce và cả tuần tăng hơn 1%. Bên cạnh đó, vàng Mỹ kỳ hạn tháng 2/2022 đóng cửa tăng gần 0,5% lên 1.804,9 USD/ounce.
Giới chuyên môn nước này cho hay, cổ phiếu Hoa Kỳ giảm trên diện rộng cộng thêm sự trở lại cứng rắn của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu tìm cách kiềm chế áp lực giá cả gia tăng và nguy cơ kinh tế chuyển biến xấu do các trường hợp nhiễm Covid-19 ngày càng tăng là những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
Đáng chú ý là kết quả cuộc họp của Cục dự trữ liên bang Mỹ gây ra một tình trạng không chắc chắn đối với loại kim loại quý này với viejc Fed đã báo hiệu tăng lãi suất 3 lần trong năm tới - trực tiếp sẽ gây sức ép cho giá vàng.
Đề cập tới giá cao su thì quốc gia mặt trời mọc Nhật Bản đã cho thấy xu hướng tăng giá nội địa do các nhà đầu tư nước này đã và đang tỏ ra hoàn toàn ủng hộ việc tiếp tục chính sách cực kỳ nới lỏng của Ngân hàng trung ương Nhật Bản để hỗ trợ phục hồi kinh tế, mặc dù lo lắng kéo dài về sự lây nhiễm của biến chủng Omicron ở nước ngoài đã hạn chế tốc độ tăng.
Số liệu cụ thể cho thấy, hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 0,7 JPY hay 0,3% lên 233,6 JPY (2,1 USD)/kg; cả tuần giá cao su tăng 2% sau hai tuần liên tiếp giảm .
Bên cạnh đó, cao su tại Thượng Hải - Trung Quốc cùng kỳ hạn giảm 50 CNY xuống 14.605 CNY (2.289 USD)/tấn. Trữ lượng dự trữ cao su tại các kho của sàn giao dịch Thượng Hải đã tăng 2,5% so với cùng kỳ tuần trước.
Cuối cùng là về ngành ngô và lúa mỳ khi giá ngô trên sàn giao dịch Chicago - Hoa Kỳ đã tăng do việc mua vào theo yếu tố kỹ thuật và tình trạng không rõ ràng về thời tiết tại các khu vực sản xuất ngô tại khu vực Nam Mỹ.
Số liệu cụ thể cho thấy ngô CBOT kỳ hạn tháng 3/2022 khi đóng cửa phiên giao dịch đã tăng 2 US cent lên 5,93-1/4 USD/bushel sau khi đã có lức tăng lên tới 5,98-3/4 USD - mức cao nhất kể từ ngày 12/8; cả tuần hợp đồng này tăng 3-1/4 US cent/bushel hay 0,55%, tuần tăng thứ 2 liên tiếp.
Đề cập tới lúa mì mềm đỏ, trong vụ Đông kỳ hạn tháng 3/2022 giá mặt hàng này tăng 4-1/2 US cent lên 7,75 USD/bushel. Ở một diễn biến khác, lúa mì trong tuần này đã giảm 10-1/4 US cent/bushel hay 1,3%, tuần giảm thứ 3 liên tiếp.
Mai Phương
Bài liên quan
- Xếp hạng tín nhiệm Đầu tư: Triển vọng “ổn định” tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế
- Sẽ xử lý nghiêm tình trạng xếp hàng quá tải trọng tại cảng biển
- Trái phiếu doanh nghiệp tháng 5: Ngân hàng lên ngôi, bất động sản mất hút
- Ấn Độ hướng tới mục tiêu trở thành "trung tâm dược phẩm của thế giới”
- S&P chính thức nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên BB+
- Doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế EVFTA
- Cần thiết phải có khung chuyển đổi số dành cho khối SMEs
- Thông tin về khả năng Việt Nam tham gia IPEF
- Hôm nay (27/5), Quốc hội thảo luận về các dự án luật: Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Thi đua, khen thưởng và Kinh doanh bảo hiểm
- Đẩy mạnh công tác cảnh báo phòng vệ thương mại sớm cho doanh nghiệp Việt
- Sự đoàn kết của phương Tây trong việc chống lại Nga có bị lung lay khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng?
- Đông Nam Á cần được hỗ trợ nhiều hơn trong việc nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp công nghệ
- Sau ngày 31/7, Dự án BOT chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải tiến hành xả trạm
- Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hỗ trợ lãi suất khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã
- HoREA đề xuất không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư có thời hạn
- Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước muốn dừng cấp phép hãng bay mới
- Nhập khẩu xe dưới dạng quà biếu tặng: Tổng cục Hải quan nói gì?
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
#Nhật

Các sản phẩm hạt khô Nhật, Hoa Kỳ và Hàn Quốc được nhập khẩu mạnh trong dịp cận tết
Nhật, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là những quốc gia đang được khách hàng Việt ưa chuộng về sản phẩm hạt khô dịp cận tết Nguyên Đán.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Hiệp hội Đài Việt kết nối cho Đồng Tháp hợp tác trong lĩnh vực y khoa
Chiều ngày 26/5, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu có buổi làm việc (trực tuyến) với Hiệp hội phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục Đài-Việt để kết nối hợp tác trong lĩnh vực y khoa. Về phía Hiệp hội có bà Ngô Phẩm Trân - Chủ tịch Hiệp hội.
An Giang: Khơi dậy tiềm năng, hợp tác phát triển
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình vừa ký ban hành Kế hoạch số 343/KH-UBND ngày 25/5/2022 về tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2022. Thời gian tổ chức dự kiến vào ngày 02/11/2022, tại Hội trường tỉnh An Giang.
Vĩnh Phúc thu hút hơn 800 triệu USD vốn đầu tư từ Thái Lan
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến tháng 4/2022, tỉnh thu hút được 435 dự án FDI đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư trên 7,2 tỷ USD. Trong đó, Thái Lan có 15 dự án, tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD, đứng thứ 4 các quốc gia/vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất vào tỉnh, chỉ đứng sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).
Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Algeria
Trước đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Algeria khoảng 10 triệu USD/năm. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 1,5 triệu USD. Còn rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường này.
Thủy sản tại thị trường châu Âu tăng giá
Chi phí khai thác cá tăng vọt trong thời gian gần đây đã khiến nhiều ngư dân Italy đình công suốt 1 tuần, làm gián đoạn nguồn cung cá tươi ra thị trường.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh
Đầu tháng 4/2022, giá ngô nhập khẩu tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) tăng thêm 200 đồng/kg, lên khoảng 9.200 – 9.500 đồng/kg đối với hàng giao tháng 5, 6, 7. Đây là mức giá cao hơn từ 20 – 25% so với cuối năm 2021 và cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch
Diễn đàn Doanh nghiệp Trực tuyến Việt Nam (VOBF) 2022 do VECOM tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Ba, tập trung vào vai trò của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch.
EU sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới?
Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp (USDA) ước tính rằng EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới vào năm 2022, với lượng xuất khẩu ngoài EU đạt 4,8 triệu tấn, chiếm 40,7% tổng lượng lợn của EU.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc vẫn diễn ra ảm đạm
Theo đại diện của Vinafruit, các lô hàng rau quả sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong quý II do nước này tiếp tục tuân thủ chính sách Zero COVID. Hơn nữa, kỹ thuật logistics của Việt Nam không đa dạng, phần lớn là đường bộ. Xuất khẩu rau quả sẽ ngay lập tức tạm dừng nếu cửa khẩu bị đóng.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tháng 4 đạt khoảng 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 33,3% so với cùng tháng năm 2021.