Về trọng tài quốc tế tại HKIAC, theo quy định của của Trung tâm này, là vụ kiện có ít nhất một bên tranh chấp không phải là đương sự Hồng Kông, chiếm 83,1% số vụ trọng tài, trong đó trọng tài quy chế chiếm 93,4% vụ trọng tài quốc tế. Cụ thể: 32% số vụ không có bên Hồng Kông tham gia, 5,8% số vụ không có bên châu Á tham gia, 48,3% số vụ không có bên Trung Quốc đại lục tham gia, 17,7% số vụ cùng không có bên Hồng Kông và bên Trung Quốc đại lục tham gia.
Tại HKIAC, năm 2022 tổng giá trị tất cả các vụ tranh chấp giải quyết bằng trọng tài khoảng 5,5 tỷ USD, trong đó giá trị số vụ tranh chấp trọng tài do HKIAC quản lý khoảng 4,7 tỷ USD, tính bình quân giá trị của một vụ tranh chấp giải quyết bằng trọng tài khoảng 23,2 triệu USD.
Các bên tranh chấp đến từ 63 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 9 quốc gia có nhiều vụ tranh chấp giải quyết bằng trọng tài tại HKIAC lần lượt là: 1. Hong Kong; 2. Trung Quốc đại lục; 3. British Virgin Islands; 4. Cayman Islands; 5. Singapore; 6. Hàn Quốc; 7. Mỹ; 8. Jersey; 9. Úc.
Số vụ tranh chấp phân theo lĩnh vực ngành nghề: Ngân hàng và dịch vụ tín dụng (36,9%), công ty (17,7%), thương mại quốc tế / mua bán hàng hóa quốc tế (14%), vận chuyển hàng hải (12.5%), công trình xây dựng (9,9%), bất động sản (1,5%), năng lượng (0,9%), bảo hiểm (0.9%), tư nhân (0.9%), quyền sở hữu trí tuệ (0.6%), viễn thông (0.2%), loại khác (0.2%).
Địa điểm trọng tài: Năm 2022, có 97,7% số vụ có địa điểm trọng tài tại Hong Kong, số vụ còn lại có đia điểm trọng tài tại England & Wales hoặc chưa chỉ định.
Luật áp dụng giải quyết tranh chấp: Năm 2022, HKIAC áp dụng luật giải quyết tranh chấp của 16 nước hoặc vùng lãnh thổ, trong đó luật Hồng Kông thường được áp dụng, tiếp đó là luật Anh quốc và luật Jersey. Thứ tự nước và vùng lãnh thổ có luật áp dụng theo số vụ tranh chấp như sau: Luật Hong Kong, luật Anh, luật Jersey, luật Trung Quốc, luật Cayman Islands, luật bang California Mỹ, luật Seychelles, Công ước Liên hiệp quốc về mua bán hàng hóa (CISG), luật Singapore, luật Đức, luật Thái Lan, luật Ma Cao, luật Phi Lip Pin, luật Đài Loan, luật Mexico.
Ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài: Năm 2022, trong các vụ tranh chấp giải quyết bằng trọng tài quy chế có 87,1% số vụ tiến hành bằng tiếng Anh, 11,3% số vụ tiến hành bằng tiếng Trung Quốc, 1,6% số vụ tiến hành bằng song ngữ Trung Anh.
Chỉ định và xác nhận của trọng tài viên: Năm 2022, HKIAC chỉ định tổng cộng 159 trọng tài viên, chia theo số lượng và tỷ lệ như sau: Trọng tài viên duy nhất 63,5% (101 vụ), chủ tịch hội đồng trọng tài 18,2% (29 vụ), trọng tài viên cánh 17% (27), trọng tài viên được chỉ định nhanh 1.3% (2 vụ).
Áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài: Quy tắc tố tụng trọng tài HKIAC là 55.3% (88 vụ), quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL (do HKIAC quản lý) là 10.1% (16 vụ), quy tắc trọng tài chứng khoán HKIAC 1.9% (3 vụ), trọng tài vụ việc (Ad Hoc) 32,7% (52 vụ).
Năm 2022, HKIAC căn cứ quy tắc tố tụng của mình đã có xác nhận đối với 122 trọng tài viên, trong đó 90 trọng tài viên do các bên tranh chấp lựa chọn, 35 trọng tài viên do trọng tài viên cánh bầu.
Trọng tài viên được HKIAC chỉ định phân theo nước hoặc vùng lãnh thổ theo số lượng và tỷ lệ được chỉ định: Hong Kong 32.7% (52 TTV), Anh 18.2% (29 TTV), hai quốc tịch 13.8% (22 TTV), Úc 9.4% (15 TTV), Singapore 5% (8 TTV), Pháp 4.4% (7 TTV), Canada 3.2% (5 TTV), Trung Quốc đại lục 3.2% (5 TTV), Malaysia 3.2% (5 TTV), Mỹ 2.5% (4 TTV), Thụy Điển 1.9% (3 TTV), Đan Mạch 1.3% (2 TTV), Đức 0.6% (1 TTV), New Zealand 0.6% (1 TTV), Hàn Quốc 0.8% (1 TTV), .
Trọng tài viên được các bên chọn hoặc trọng viên cánh bầu và được HKIAC xác nhận, phân theo nước hoặc vùng lãnh thổ theo tỷ lệ và số lượng được chỉ định: Hong Kong 24% (30 TTV), Anh 22.4% (28 TTV), hai quốc tịch 21.6% (27 TTV), Singapore 6.4% (8 TTV), Mỹ 4.8% (6 TTV), Úc 4% (5 TTV), Áo 3.2% (4 TTV), Canada 1.6% (2 TTV), Pháp 1.6% (2 TTV), Trung Quốc đại lục 1.6% (2 TTV), Malaysia 1.6% (2 TTV), Đài Loan 1.6% (2 TTV), Bruney 0.8% (1 TTV), Đức 0.8% (1 TTV), Iran 0.8% (1 TTV), New Zealand 0.8% (1 TTV), Hàn Quốc 0.8% (1 TTV), Thụy Điển 0.8% (1 TTV). Thái Lan 0.8% (1 TTV).
Năm 2022, trong 159 vụ HKIAC chỉ định trọng tài viên có 43 vụ chỉ định trọng tài viên nữ27%), có 48 vụ (30,2%) trọng tài viên trong ba năm gần đây HKIAC chưa chỉ định.
Năm 2022, trong 90 trọng tài viên được các bên chọn và được HKIAC xác nhận, có 17 trọng tài viên nữ (19,9%), 31 trọng tài viên (34,4%) trong ba năm gần đây chưa được các bên chọn và được HKIAC xác nhận.
Năm 2022, trong 35 trọng tài viên được trọng tài viên cánh bầu và được HKIAC xác nhận, có 4 trọng tài viên nữ (11,4%), 17 trọng tài viên (37%) trong ba năm gần đây chưa được các TTV cánh bầu và được HKIAC xác nhận.
Khiếu nại đối với TTV: Năm 2022 HKIAC nhận 11 vụ khiếu nại đối với trọng tài viên, trong đó 1 vụ đã bị HKIAC bác bỏ, 1 vụ trong tài viên tù chối nhận làm trọng tài viên giair quyết vụ tranh chấp, 9 vụ đang chờ giải quyết. Vụ bị HKIAC bác bỏ là do căn cứ khiếu nại không chính đáng. Vụ trọng tài viên không công khai về việc duy trì quan hệ với một bên tranh chấp, cuối cùng đã quyết định từ chối giải quyết vụ tranh chấp.
Trọng tài có nhiều bên trong vụ tranh chấp hoặc nhiều hợp đồng: Năm 2022, trong 344 vụ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có 997 đương sự và 470 hợp đồng, trong đó có 183 vụ trọng tài có nhiều bên tranh chấp hoặc nhiều hợp đồng, trong đó có 26 vụ có nhiều hợp đồng được giải quyết gộp vào một vụ tranh chấp. Có 10 đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết gộp vụ tranh chấp, trong đó có 8 vụ được chấp nhận, 2 vụ không được chấp nhận. HKIAC nhận được 12 yêu cầu bổ sung đương sự, trong đó 9 vụ được phê chuẩn, 1 vụ không được chấp nhận, 2 vụ đang giải quyết.
Về yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Năm 2022, HKIAC đã xử lý 26 đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bao gồm biện pháp áp dụng đối với chứng cứ, đối với tài sản và đối với hành vi, được đệ trình tới 14 tòa án tại Trung Quốc đại lục. Tổng giá trị yêu cầu áp dụng khoảng 1,1 tỷ đô la Mỹ, trong đó đã được tòa án quyết định áp dụng có giá trị khoảng 185,8 triệu USD. Khoảng 17,2% do các bên ở Trung Quốc đại lục đệ trình, 82,8% do các bên ở Hồng Kông, Singapore, Quần đảo Cayman, Đức, Úc và Quần đảo Virgin thuộc Anh đệ trình. Khoảng 68,9% đơn yêu cầu liên quan đến tài sản của các bên ở Trung Quốc đại lục và 31,1% đơn liên quan đến tài sản hoặc chứng cứ của các bên không thuộc Trung Quốc đại lục (như tại Hồng Kông, Quần đảo Cayman, Singapore, Hoa Kỳ và Quần đảo Virgin thuộc Anh). Nếu tính từ tháng 10 năm 2019 đến hết năm 2022, HKIAC đã xử lý 86 đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó 81 đơn áp dụng đối với tài sản, 2 đơn áp dụng đối với chứng cứ và 3 đơn áp dụng đối với hành vi. Tổng giá trị tài sản được yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khoảng 3,3 tỷ đô la Mỹ. Đến cuối năm 2022, HKIAC đã được thông báo về 58 quyết định do tòa án Trung Quốc đại lục đưa ra, trong đó 54 quyết định chấp nhận áp dụng đối với tài sản có tổng giá trị khoảng 2,1 tỷ USD, 4 quyết định từ chối áp dụng.
Luật sư Bùi Văn Thành (Văn phòng Luật sư Mặt Trời Mới)