Uống chanh đào mật ong như thế nào để không gây hại sức khoẻ. |
Buổi sáng vừa ngủ dậy bụng còn trống nếu vội uống nước chanh đào hay nước chanh đào mật ong ngay dễ gây tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, hại dạ dày, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy.
Thêm vào đó, uống nước chanh đào mật ong có thể gây tăng lượng đường trong máu. Với bệnh nhân mắc đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường, sử dụng mật ong vào thời điểm đói bụng sẽ gây tăng đường huyết nguy hiểm.
Trong 1 thìa mật ong chứa tới 64 calo và 17g đường có khả năng gây tăng đường huyết và tăng cân, gây ảnh hưởng xấu tới một số tình trạng bệnh lý có sẵn, đặc biệt là tới chỉ số triglyceride. Do đó, người máu nhiễm mỡ cần sử dụng mật ong đúng cách, đúng liều lượng để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Về bản chất, mật ong được xếp vào nhóm đường hấp thu nhanh vì chứa chủ yếu là đường: fructose, sucrose, glucose giống với đường mía, trái cây nhưng mật ong có thêm một số vitamin do con ong trong quá trình hút mật có hấp thu từ phấn hoa, cây cỏ... nhưng lượng này không nhiều.
Đối với người đái tháo đường, dùng mật ong nhiều cũng gây tăng đường huyết nhanh nên người đái tháo đường cũng nên cẩn thận. Đối với người bình thường nên hạn chế đường hấp thu nhanh và cũng không nên dùng nhiều mật ong.
Chanh có chứa axit citric, thành phần này có thể bào mòn men răng, về lâu dài sẽ khiến răng yếu dễ bị sâu răng hay sứt mẻ.
Một điều cần lưu ý là khi bảo quản mật ong không đúng cách, một số đặc tính kháng khuẩn của mật ong sẽ bị biến mất hoặc biến chất thành một chất có thể gây hại cho sức khỏe người dùng. Cách tốt nhất để bảo quản mật ong là nên đựng mật ong trong bình, lọ thủy tinh và hộp thép không gỉ có nắp đậy kín để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Sau vài ngày uống chanh mật ong, nếu bạn cảm thấy cơ thể có các triệu chứng như: không ợ chua, không đau răng, ê buốt răng, không loét miệng và không xuất hiện tình trạng đau dạ dày thì bạn có thể tiếp tục uống. Nếu có những triệu chứng trên thì nên ngừng sử dụng chanh mật ong ngay lập tức để tránh gây tình trạng xấu đối với cơ thể.
Mẹo dùng chanh đào mật ong để không gây hại cho dạ dày. |
Mặc dù có nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh những lợi ích sức khỏe của mật ong và chanh mang lại, nhưng chưa có nghiên cứu đủ lớn nào được thực hiện khẳng định những hiệu quả về sự kết hợp của nước chanh với mật ong.
Có một phương pháp giảm cân phổ biến mà nhiều người thực hiện là uống một ly nước cốt chanh hoặc cốt chanh pha mật ong vào buổi sáng.
Cảnh báo, phương pháp này sẽ là thảm họa cho dạ dày nếu bạn uống nước chanh lạnh và uống khi bụng đói. Nó có thể dẫn đến đau dạ dày, gây ợ nóng, buồn nôn và nôn, dẫn đến trào ngược dạ dày do axit trong quả chanh. Vì vậy, bạn nên pha chanh với nước ấm, có thể thêm vài giọt mật ong nếu bạn không bị đau bụng. Trong trường hợp bị đau bụng, bạn không nên uống nước chanh vào buổi sáng.
Nước chanh có hoạt tính axit mạnh với độ PH bằng 2, gồm axit citric tương đương với giấm ăn và axit ascorbic. Liên tục dùng nước chanh vào buổi sáng trước bữa ăn có thể khởi phát một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm, loét hay trào ngược dạ dày. Ngoài ra, nồng độ axit mạnh này còn có thể dẫn đến hỏng men răng.
Chanh có tính axit do đó uống nước chanh trước khi đi ngủ có thể dẫn đến đi tiểu nhiều lần và không tốt cho những người bị loét miệng. Bên cạnh đó, chanh có tính axit cao, tiếp xúc thường xuyên có thể làm mòn men răng, khiến răng dần ố vàng và khi chạm vào lưỡi có cảm giác thô ráp. Vì vậy, tốt nhất nên tạo thói quen uống nước chanh bằng ống hút để hạn chế răng tiếp xúc axit trong quả chanh. Và uống trước khi đi ngủ 2-3 tiếng.
Axit trong chanh khi đi vào dạ dày có thể gây kích ứng dạ dày khiến axit tiết ra nhiều hơn gây ra chứng ợ nóng. Đối với những người đang mắc các bệnh về dạ dày thì không nên uống nước chanh vào buổi sáng hoặc chỉ nên uống 1-2 lần/tuần, mỗi lần chỉ nên pha vài giọt nước chanh.
Thay vì dùng nhiều nước cốt chanh, bạn hãy ngâm một vài lát chanh vào một cốc nước ấm to, vị chanh lúc này rất nhẹ, về cơ bản không gây hại cho dạ dày.
* Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!