Thứ năm 29/05/2025 03:39
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Tuyên án 38 bị cáo trong vụ Việt Á

13/01/2024 11:37
Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) tổng hợp hình phạt chung là 29 năm tù; bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) 18 năm tù…

Chiều 12/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 38 bị cáo trong vụ án Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) về các tội danh: Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Ảnh minh họa
Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Trần Nam Hà tuyên án đối với các bị cáo trong vụ đại án Việt Á. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.

Theo đó, Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên phạt:

Bị cáo Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) bị phạt 14 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, 15 năm tù về tội “Đưa hối lộ”; tổng hợp hình phạt chung đối với Việt là 29 năm tù. Bị cáo Vũ Đình Hiệp (Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) bị phạt 7 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, 8 năm tù về tội “Đưa hối lộ”; tổng hợp hình phạt chung đối với Hiệp là 15 năm tù.

Sáu bị cáo bị Tòa kết án về tội “Nhận hối lộ” gồm: Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ) 14 năm tù; Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) 18 năm tù; Nguyễn Huỳnh (cựu Phó Trưởng phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) 9 năm tù; Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế) 8 năm tù; Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế) 7 năm tù; Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương) 13 năm tù.

Ba bị cáo bị kết án về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” gồm: Phạm Xuân Thăng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương) 5 năm tù, Phạm Mạnh Cường (cựu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương) và Nguyễn Văn Trịnh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng) bị phạt 4 năm tù.

Hai bị cáo: Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) và Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) cùng bị phạt 3 năm tù về cùng tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Ảnh minh họaCác bị cáo nghe toà tuyên án. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.

Hai bị cáo: Phạm Tôn Noel Thảo (Trợ lý Khối tài chính, Công ty Việt Á) và Hồ Thị Thanh Thảo (Thủ quỹ Công ty Việt Á) cùng bị phạt 4 năm tù về tội “Đưa hối lộ”.

Hai bị cáo: Nguyễn Thị Thanh Thủy (cựu Chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) 30 tháng tù, Nguyễn Bạch Thùy Linh (Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên SNB Holdings) 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.

20 bị cáo còn lại cùng bị kết án về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” gồm 3 nhân viên Công ty Việt Á là: Trần Thị Hồng và Lê Trung Nguyên cùng bị phạt 30 tháng tù, Trần Tiến Lực 36 tháng tù; Lâm Văn Tuấn (cựu Giám đốc CDC Bắc Giang) 5 năm tù. Bị cáo Nguyễn Mạnh Cường (cựu Kế toán trưởng CDC Hải Dương), Ngụy Thị Hậu (cựu Phó trưởng phòng Tài chính Kế hoạch, CDC Bắc Giang), Nguyễn Trường Giang (Tổng Giám đốc Công ty VNDAT) cùng bị phạt 30 tháng tù. Phan Huy Văn (Giám đốc Công ty Dược vật tư y tế Phan Anh - Bắc Giang), Phan Thị Khánh Vân (nghề nghiệp tự do), Tiêu Quốc Cường (cựu Kế toán trưởng, cựu Phó trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế Bình Dương) cùng bị phạt 36 tháng tù. Nguyễn Thị Trang (cựu Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ tài chính, Sở Tài chính Hải Dương) 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Vũ Văn Doanh (Giám đốc Công ty Thẩm định giá Thăng Long), Hồ Công Hiếu (thẩm định viên Công ty Cổ phần thông tin và thẩm định giá Miền Nam, Chi nhánh Nghệ An), Trần Thanh Phong (Phó trưởng phòng Tài chính kế toán, CDC Bình Dương) cùng lĩnh 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Tạ Ngọc Chức (Giám đốc Công ty thẩm định và đầu tư Toàn Cầu) 20 tháng tù, tổng hợp với bản án 3 năm 9 tháng tù trước đó, tổng hợp hình phạt chung là 5 năm 5 tháng tù. Lê Thị Hồng Xuyên (nhân viên CDC Bình Dương) bị phạt 24 tháng tù. Nguyễn Thị Thúy (Giám đốc dự án Công ty VNDAT) 26 tháng tù. Ninh Văn Sinh (cựu Phó Giám đốc Công ty Cổ phần thẩm định giá Trung Tín) bị phạt 18 tháng tù, cộng với 4 năm tù của bản án trước đó, tổng hợp hình phạt chung là 5 năm 6 tháng tù. Nguyễn Văn Định (cựu Giám đốc CDC Nghệ An), Nguyễn Thị Hồng Thắm (cựu Kế toán trưởng CDC Nghệ An) cùng bị phạt 2 năm 12 ngày tù, bằng thời gian bị tạm giam nên được trả tự do ngay tại tòa.

Riêng đối với bị cáo Nguyễn Thành Danh (cựu Giám đốc CDC Bình Dương) được HĐXX áp dụng chính sách "khoan hồng đặc biệt", miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo HĐXX, bị cáo nhận thức rõ, hành động của mình khi đó có thể dẫn tới việc bị xử lý song vẫn "dám nghĩ dám làm", nhận trách nhiệm. Bị cáo Danh "không tư lợi", nhiều lần kiên quyết từ chối lợi ích từ Việt Á, hơn nữa còn cảnh tỉnh cấp dưới tránh sai phạm.

Hội đồng xét xử nhận định, trong vụ án này, hành vi của các bị cáo là rất nghiêm trọng, đã xâm phạm đến trật tự trị an, an toàn quản lý kinh tế, xâm phạm đến uy tín danh dự của các cơ quan tổ chức liên quan, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân sách Nhà nước, cho việc huy động các nguồn lực xã hội, gây bức xúc, bất bình trong dư luận nhân dân, làm suy thoái băng hoại đạo đức, lối sống và cách hành xử của một bộ phận cán bộ, đảng viên, làm mất niềm tin, uy tín của Đảng và các cấp chính quyền.

Do đó, việc khởi tố, truy tố, đưa các bị cáo ra xét xử và áp dụng các hình phạt nghiêm minh đối với từng bị cáo, đối với mỗi tội danh tương xứng với tính chất mức độ hậu quả hành vi của từng bị cáo là cần thiết, nhằm trừng trị những hành vi đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, của nhân dân và xã hội. Đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm nói chung và xem xét giảm nhẹ khoan hồng đặc biệt đối với các bị cáo vì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch cấp bách mà phạm tội, không hưởng lợi hoặc hưởng lợi không đáng kể.

HĐXX đánh giá 38 bị cáo đều thành khẩn khai báo, tích cực phối hợp cơ quan điều tra làm rõ vụ án, tích cực khắc phục hậu quả. Một số bị cáo không được hưởng lợi vẫn tự nguyện nộp tiền, nộp thừa tiền bị quy kết.

Về nguyên tắc, những người gây thiệt hại phải có trách nhiệm liên đới bồi thường song tòa xét thấy toàn bộ thiệt hại của vụ án đã được xác định là tiền Công ty Việt Á thu được từ việc bán hơn 4 triệu kit test. Do đó, HĐXX không buộc 21 bị cáo thuộc nhóm tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng phải bồi thường mà buộc bị cáo Phan Quốc Việt phải liên đới bồi thường 402 tỷ đồng thiệt hại tại 21 tỉnh, thành liên quan (Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cà Mau, Bình Phước, Ninh Thuận, Hà Nội, Yên Bái, Hà Giang, Nam Định, Đăk Lăk, Tiền Giang, Lâm Đồng, Sơn La, Phú Thọ...).

Vy Anh

Tin bài khác
Tự do bàn phím hay “sát nhân” văn hóa?

Tự do bàn phím hay “sát nhân” văn hóa?

Trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, bất kỳ ai cũng có thể trở thành "người phát ngôn", "thẩm phán" hay "thám tử" chỉ qua vài thao tác gõ phím, việc lạm dụng quyền tự do ngôn luận đang để lại những hệ lụy nghiêm trọng.
Thêm sản phẩm mỹ phẩm liên quan công ty chồng Đoàn Di Băng bị thu hồi trên toàn quốc

Thêm sản phẩm mỹ phẩm liên quan công ty chồng Đoàn Di Băng bị thu hồi trên toàn quốc

Sản phẩm mỹ phẩm bị thu hồi toàn quốc do VB Group - doanh nghiệp liên quan đến chồng ca sĩ Đoàn Di Băng – chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
Vận hành xanh bất động sản: Cuộc chơi sống còn thời ESG lên ngôi

Vận hành xanh bất động sản: Cuộc chơi sống còn thời ESG lên ngôi

Từ xu hướng đến tiêu chuẩn mặc định, vận hành xanh đang định hình lại toàn bộ tư duy phát triển bất động sản, mở ra giá trị, quản trị và niềm tin thị trường.
Cục An toàn thực phẩm: Shopee và Lazada phải gỡ 5 sản phẩm thực phẩm chức năng vi phạm

Cục An toàn thực phẩm: Shopee và Lazada phải gỡ 5 sản phẩm thực phẩm chức năng vi phạm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có động thái mạnh tay khi yêu cầu hai sàn giao dịch lớn là Shopee và Lazada rà soát, gỡ bỏ ngay 5 sản phẩm thực phẩm chức năng vi phạm nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng và tuân thủ quy định pháp luật.
Đồng Nai khởi tố vụ án sản xuất hàng giả liên quan sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body

Đồng Nai khởi tố vụ án sản xuất hàng giả liên quan sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body

Sáng 27/5, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã tổ chức cuộc họp khẩn và thống nhất khởi tố vụ án hình sự để điều tra dấu hiệu sản xuất hàng giả tại Công ty Cổ phần Nhà máy Y tế EBC Đồng Nai, liên quan đến sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki Sunscreen Body.
Liên tiếp phát hiện chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc: Mối lo an toàn thực phẩm trở lại

Liên tiếp phát hiện chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc: Mối lo an toàn thực phẩm trở lại

Chỉ trong vài ngày, lực lượng quản lý thị trường tại Lào Cai và Phú Yên đã liên tiếp phát hiện, xử lý hàng trăm kg chân gà và thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, không hóa đơn, chứng từ.
Phát hiện cơ sở sản xuất gần 10.000 đôi tất nghi giả mạo nhãn hiệu tại Hà Nội

Phát hiện cơ sở sản xuất gần 10.000 đôi tất nghi giả mạo nhãn hiệu tại Hà Nội

Lực lượng chức năng phát hiện gần 10.000 đôi tất nghi giả mạo nhãn hiệu UNIQLO, Slazenger cùng nhiều tem nhãn xuất xứ nước ngoài tại một cơ sở sản xuất ở Hoài Đức, Hà Nội.
Hà Nội tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, thực phẩm

Hà Nội tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, thực phẩm

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3157/UBND-KGVX yêu cầu các sở, ngành và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống hàng giả.
Phạt SD Group, Nhân lực JH và GMS Hà Nội do sai phạm khi hoạt động xuất khẩu lao động

Phạt SD Group, Nhân lực JH và GMS Hà Nội do sai phạm khi hoạt động xuất khẩu lao động

Các doanh nghiệp SD Group, Nhân lực JH và GMS Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật.
Thứ trưởng Bộ Y tế: Một viên thuốc giả cũng là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng

Thứ trưởng Bộ Y tế: Một viên thuốc giả cũng là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng

Báo động về thực trạng thuốc giả và kém chất lượng đang len lỏi vào đời sống người dân, các chuyên gia và lãnh đạo ngành y tế nhấn mạnh đây không chỉ là vấn đề vi phạm pháp luật mà còn là một hiểm họa đối với sức khỏe cộng đồng và an ninh y tế quốc gia.
Kiểm tra “kẹo táo thải mỡ bụng”, “N-collagen Chanh plus” do Ngân Collagen quảng cáo

Kiểm tra “kẹo táo thải mỡ bụng”, “N-collagen Chanh plus” do Ngân Collagen quảng cáo

Cục An toàn thực phẩm khẩn trương xác minh hoạt động sản xuất và chất lượng một số sản phẩm thực phẩm được quảng cáo bởi “Ngân Collagen”, sau khi Cục An toàn thực phẩm phát hiện nhiều vi phạm trong quá trình hậu kiểm.
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu kiểm tra loạt sản phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng cáo

Cục An toàn thực phẩm yêu cầu kiểm tra loạt sản phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng cáo

Theo Cục An toàn thực phẩm, cả 3 sản phẩm giảm cân Ngân 98 quảng cáo đều chưa được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo nhưng đang được rao bán rộng rãi trên mạng xã hội.
Sở Y tế Đồng Nai đề nghị tiêu hủy 2 sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki

Sở Y tế Đồng Nai đề nghị tiêu hủy 2 sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki

Ngày 22/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi UBND tỉnh và Bộ Y tế đề xuất xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời yêu cầu thu hồi và tiêu hủy toàn bộ hai sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki Shampoo và Hanayuki Sunscreen Body do vi phạm nghiêm trọng các quy định về chất lượng sản phẩm và ghi nhãn.
Giám sát, rà soát trọng điểm việc lập hóa đơn bán hàng từ năm 2024

Giám sát, rà soát trọng điểm việc lập hóa đơn bán hàng từ năm 2024

Cơ quan thuế sẽ tập trung rà soát hóa đơn bán hàng từ năm 2024 trở đi của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có tính rủi ro cao về thuế và hóa đơn.
Đà Nẵng: Phát hiện gần 2.000 sản phẩm thời trang giả nhãn hiệu nổi tiếng

Đà Nẵng: Phát hiện gần 2.000 sản phẩm thời trang giả nhãn hiệu nổi tiếng

Nhiều cửa hàng thời trang tại trung tâm thành phố Đà Nẵng đã bị lực lượng chức năng kiểm tra, tạm giữ hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo các thương hiệu quốc tế như Chanel, LV, Gucci… trong chiến dịch cao điểm chống buôn lậu và gian lận thương mại theo chỉ đạo của Chính phủ.