Thứ sáu 22/11/2024 01:57
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Từ tàu điện Bờ Hồ đến xe buýt nhanh Kim Mã: Nghĩ về giao thông Hà Nội

12/10/2020 00:00
Từ tàu điện Bờ Hồ đến xe buýt nhanh Kim Mã: Nghĩ về giao thông Hà Nội

Tôi là người gắn bó cả đời với TP thân yêu này, chứng kiến bao đổi thay của Hà Nội. Thế nhưng, trước một Hà Nội lãng mạn sau 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, nhưng lại luôn tắc đường kẹt xe, hỗn loạn khi tham gia giao thông, tôi không khỏi không suy nghĩ về một Hà Nội của những năm 80 của thế kỷ trước với tiếng tàu điện “Leng keng… leng keng!” hằn sâu không thể nào quên với thế hệ chúng tôi.

nghi-ve-giao-thong-ha-noi

Xe buýt BRT chạy trên tuyến Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa. Ảnh: Lê Hiếu

. Những ngày cuối năm cũ, dân tình Hà Nội nao nức hẳn lên với việc tuyến xe bus nhanh (BRT) đầu tiên từ Bến xe Kim Mã đến Bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông) được đưa vào sử dụng. Do mới chạy thử kỹ thuật nên sẽ có cả một tháng chạy miễn phí cho bà con để làm quen với phương tiện giao thông mới mẻ này. Gọi là mới bởi cũng là xe bus thôi nhưng BRT có nội thất tiện nghi hơn, người ngồi, người đứng thoải mái hơn, lên xuống xe thuận tiện, phù hợp với mọi đối tượng kể cả người khuyết tật phải di chuyển bằng xe lăn. BRT chở được lượng hành khách gấp đôi xe bus truyền thống (gần 100 người), nhất là tần suất chạy lớn hơn (khoảng từ 5 đến 10 - 15 phút có một chuyến), lại có làn đường ưu tiên riêng. Dự án BRT với 8 tuyến xe bus nhanh lập từ đã lâu, ngót nghét 10 năm nhưng giờ mới hoàn thành sử dụng được một tuyến. Quá chậm, thật đáng tiếc, cho dù vì nhiều nguyên nhân nào đó. Hà Nội là đại đô thị, một trong số 17 TP lớn nhất thế giới, nhưng lại có hệ thống giao thông công cộng thiếu và yếu nhất. Kể từ khi Thủ đô giải phóng (tháng 10/1954) đến nay cũng đã 62 năm, nhưng phương tiện giao thông công cộng duy nhất vẫn chỉ là xe bus thường, với hàng trăm xe cũ kỹ không đảm bảo cho người sử dụng. Dù Hà Nội đã 7 lần lập quy hoạch chung, hàng trăm quy hoạch chi tiết quy hoạch phân khu, lần nào trên các bản quy hoạch ấy, các tuyến giao thông đô thị và hệ thống giao thông công cộng cũng được đề xuất rất hoành tráng với tàu điện trên cao, tàu điện ngầm và xe bus nhanh, xe bus thường. Thế nhưng, sự phát triển đô thị Hà Nội chẳng bao giờ đồng bộ giữa quy hoạch xây dựng và quy hoạch giao thông. Bởi, quy hoạch sau điều chỉnh quy hoạch trước, dù quy hoạch trước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cách đây 10 năm, khi lập dự án giao thông công cộng với 8 tuyến BRT và 8 tuyến đường sắt đô thị vừa chạy trên cao và vừa chạy dưới lòng đất (Metro) thì Hà Nội mới có hơn 4 triệu người. Nhưng sau khi mở rộng địa giới hành chính, thì đến nay, dân số Hà Nội đã lên tới 7,5 triệu người với hơn 5 triệu xe máy, gần 500.000 xe ô tô các loại, trên 1 triệu xe đạp, hơn 10.000 xe đạp điện. Dù cố gắng với nguồn lực, đầu tư nhiều tỷ USD để cải tạo, mở rộng và xây dựng mới hệ thống hơn 4.000km đường giao thông đô thị với các đường phố, đại lộ xuyên tâm, các đường Vành đai 2, 3, 4 kết nối… nhưng do thiếu vắng hệ thống phương tiện giao thông công cộng nên hệ thống đường giao thông hiện đại kia vẫn không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Tắc nghẽn giao thông vì thế đã gây ra hậu quả lớn về ô nhiễm môi trường, về TNGT, thiệt hại cho TP mỗi ngày tới 41 tỷ đồng?! Tôi là người gắn bó cả đời với TP thân yêu này, chứng kiến bao đổi thay của Hà Nội. Thế nhưng, trước một Hà Nội lãng mạn sau 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, nhưng lại luôn tắc đường kẹt xe, hỗn loạn khi tham gia giao thông, tôi không khỏi không suy nghĩ về một Hà Nội của những năm 80 của thế kỷ trước với tiếng tàu điện “Leng keng… leng keng!” hằn sâu không thể nào quên với thế hệ chúng tôi. Năm 1884, khi thực hiện quy hoạch Hà Nội theo kiểu đô thị châu Âu bằng việc xây dựng lại các đường phố trong khu phố cổ theo hình ô bàn cờ và các khu phố Tây cùng với việc làm cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, xây Nhà hát Lớn… thì đến năm 1890, Hà Nội còn rất vắng, mới khoảng 7 vạn dân, diện tích chưa đến 120km2, người Pháp đã tiến hành lập dự án giao thông công cộng đầu tiên ở Hà Nội, bằng việc thành lập Nhà máy xe điện, đặt tại đầu làng Thụy Khuê. Năm 1900, tuyến tàu điện thứ nhất được khánh thành từ ga xe điện ở Bờ Hồ Hoàn Kiếm chạy qua chợ Đồng Xuân, Quan Thánh và lên Thụy Khuê (vài năm sau nối lên đến chợ Bưởi). Sau đó là tuyến Bờ Hồ - Hàng Bông - Nguyễn Thái Học, qua Giám - Hàng Bột vào đến Cầu Đơ - Hà Đông. Cho đến năm 1929, từ ga trung tâm ở Bờ Hồ, đã có 6 tuyến xe điện chạy lên Yên Phụ, lên Bưởi, sang Cầu Giấy, vào Hà Đông, xuống chợ Mơ , qua Vọng, nghĩa là tỏa ra 6 cửa ô nối nội đô với ngoại thành. Các tuyến xe điện này cần mẫn trong nhiều thập kỷ chuyên chở hàng triệu lượt người và hàng hóa an toàn, thuận tiện và giá rẻ, đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của lịch sử phát triển Hà Nội. 6 tuyến tàu điện Bờ Hồ tồn tại đến tháng 2/1990 thì bị ngừng hoạt động để nhường chỗ cho những phương tiện giao thông công cộng mới hiện đại hơn, phù hợp với một Hà Nội đang phát triển theo hướng văn minh của thời đổi mới. Khi ấy, vắng tiếng chuông tàu điện: “Leng keng… leng keng” thân thuộc từ sáng sớm tinh mơ cho đến đêm khuya, tôi và rất nhiều người Hà Nội cứ thấy lòng mình rưng rưng. Thời gian trôi thật nhanh, nếu tính từ khi tiếng chuông tàu điện chạy từ ga Bờ Hồ lịm tắt cho đến chiếc xe bus nhanh đầu tiên khởi hành từ Bến xe Kim Mã thì cũng 27 năm. Từng ấy thời gian cho một phương tiện giao thông công cộng mới thay thế! Liệu có quá chậm? Khi mà trong khoảng thời gian đó, Hà Nội đã có bao biến đổi. Một Hà Nội lớn hơn, đông dân hơn, nhiều nhà cao tầng, khu đô thị mới hơn. Vâng, rất nhiều cái hơn! Chỉ có phương tiện giao thông công cộng là không thay đổi với loại xe bus thường. Bây giờ xe bus nhanh chạy rồi, bắt đầu từ Bến xe Kim Mã, qua Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương kéo dài, Lê Trọng Tấn rồi dừng ở trạm cuối là Bến xe Yên Nghĩa - Hà Đông. Đã có nhiều luồng dư luận khác nhau, hy vọng có và thất vọng hoài nghi về hiệu quả hoạt động của loại xe BRT này cũng có (?!). Thôi thì phải tập quen dần, khi văn hóa giao thông được nâng lên, khi người dân quen chấp hành luật giao thông, khi mà TP này có thêm 7 tuyến xe bus nhanh nữa và các tuyến đường sắt đô thị được đưa vào hoạt động, thì chắc chắn người dân Thủ đô, trong đó có cả tôi sẽ bỏ xe máy, xe ô tô cá nhân mà thảnh thơi du ngoạn ngắm nhìn TP thân yêu của mình trên các phương tiện giao thông công cộng hiện đại ấy với niềm hãnh diện và tự hào. Mong ngày đó sớm đến gần! [box]Sáng 29/12, 20 chiếc xe buýt nhanh BRT đã lần lượt xuất bến, chạy thử nghiệm có đón trả khách trên lộ trình Bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã. Thông tin từ XN Xe buýt BRT, trong các ngày 29, 30/12, xe buýt nhanh BRT sẽ được đưa ra thực địa, vừa chạy thử nghiệm khớp nối kỹ thuật, vừa để lái xe và nhân viên phục vụ làm quen với công việc, vừa để kiểm tra tác động giao thông trên toàn tuyến. (Ngọc Hải)[/box]
Bài liên quan
Tin bài khác
Thời tiết ngày mai 22/11: Hà Nội sáng sớm trời lạnh, miền Trung có mưa lớn

Thời tiết ngày mai 22/11: Hà Nội sáng sớm trời lạnh, miền Trung có mưa lớn

Thời tiết ngày mai 22/11, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc sáng sớm trời lạnh, trưa chiều trời nắng. Ở miền Trung, từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
Việt Nam trước cơ hội phát triển năng lượng tái tạo

Việt Nam trước cơ hội phát triển năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, việc có cơ chế mua bán điện trực tiếp cũng góp phần tăng trưởng cho doanh nghiệp phát triển năng lượng sạch.
Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP, hướng đi bền vững cho nền kinh tế ở Hạ Hòa

Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP, hướng đi bền vững cho nền kinh tế ở Hạ Hòa

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đang trở thành một hướng đi quan trọng cho nhiều địa phương, trong đó có huyện Hạ Hòa.
Bình Thuận triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025

Bình Thuận triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025

Thực hiện Nghị quyết số 1253/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Bình Thuận đang tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trong giai đoạn 2023-2025.
Thời tiết hôm nay 21/11: Hà Nội đêm lạnh, ngày nắng, Trung Bộ đêm nay nhiều nơi có mưa lớn

Thời tiết hôm nay 21/11: Hà Nội đêm lạnh, ngày nắng, Trung Bộ đêm nay nhiều nơi có mưa lớn

Thời tiết hôm nay 21/11, Bắc Bộ trưa và chiều trời nắng khô, Trung Bộ đêm nay nhiều nơi có mưa lớn, Tây Nguyên hôm nay nắng đẹp, Nam Bộ trưa nay trời nắng mạnh.
Chương trình đi bộ “Đồng hành vì người nghèo” sắp diễn ra tại Cần Thơ

Chương trình đi bộ “Đồng hành vì người nghèo” sắp diễn ra tại Cần Thơ

Chương trình sẽ diễn ra vào sáng ngày 07 tháng 12 năm 2024, từ 6h00 đến 9h00 tại Công viên Lưu Hữu Phước, với khoảng 3.000 người tham gia từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
Thời tiết ngày mai 21/11: Hà Nội lạnh về đêm và sáng, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày mai 21/11: Hà Nội lạnh về đêm và sáng, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày mai 21/11, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Hà Nội tiếp tục lạnh về đêm và sáng, nắng hanh về trưa và chiều do bão số 9 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và vùng áp thấp trên biển.
Xuân xuôi miền duyên hải, rạo rực thăm đất Khánh Hòa

Xuân xuôi miền duyên hải, rạo rực thăm đất Khánh Hòa

Khi những cánh én nhỏ chao lượn đón tia nắng ấm mùa xuân đầu tiên, lộc chồi hớn hở cựa mình, trăm hoa nô nức muốn bung, biển Nha Trang hiền hòa dâng sóng mời gọi những thủy thủ ra khơi, ta biết, đất trời đã vào Xuân...
Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung 2024: Doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia với trên 240 gian hàng

Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung 2024: Doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia với trên 240 gian hàng

Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 01- 06/12/2024 tại TP. Lạng Sơn, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia với trên 240 gian hàng.
Kế hoạc tổ chức các hoạt động "mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025" tại Cà Mau

Kế hoạc tổ chức các hoạt động "mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025" tại Cà Mau

Một chuỗi các sự kiện văn hóa, thể thao sẽ diễn ra trên khắp các địa phương của tỉnh Cà Mau như: Hội báo Xuân, các hội thi bánh dân gian, chợ hoa, không gian ẩm thực ngày Tết và các hoạt động vui chơi giải trí khác...
Ban chỉ đạo liên ngành Lạng Sơn tăng cường giám sát trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Ban chỉ đạo liên ngành Lạng Sơn tăng cường giám sát trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra, giám sát Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2024 đối với Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP các huyện, thành phố: Văn Quan, Bình Gia, Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và TP. Lạng Sơn.
TP.HCM đề xuất xóa nợ cho người nghèo: Tin mừng cho hàng nghìn gia đình

TP.HCM đề xuất xóa nợ cho người nghèo: Tin mừng cho hàng nghìn gia đình

TP.HCM đang đề xuất xóa nợ quá hạn cho người nghèo, hộ dân bị thu hồi đất, là cơ hội khởi đầu mới cho những hoàn cảnh khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính.
Thời tiết hôm nay 20/11: Hà Nội nắng hanh đến cuối tuần, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thời tiết hôm nay 20/11: Hà Nội nắng hanh đến cuối tuần, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thời tiết hôm nay 20/11, Bắc Bộ trời nắng ráo, đêm lạnh; Trung Bộ có nơi có mưa; Tây Nguyên và Nam Bộ dần bước vào mùa khô, hôm nay trời nắng; áp thấp nhiệt đới tan dần trên biển.
Hà Tĩnh nâng cao kiến thức về Luật Lao động, BHXH cho doanh nghiệp

Hà Tĩnh nâng cao kiến thức về Luật Lao động, BHXH cho doanh nghiệp

Đại diện các doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã tham dự lớp đào tạo chuyên sâu nhằm trang bị kiến thức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) mới nhất năm 2024.
Bộ LĐ-TB&XH sẽ khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ LĐ-TB&XH sẽ khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục đánh giá mức sống tối thiểu, chỉ số giá tiêu dùng và mức lương thị trường và đưa ra khuyến nghị về lương tối thiểu vùng phù hợp.