Chủ nhật 20/04/2025 04:15
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Trung Quốc thành lập “gã khổng lồ” đất hiếm thuộc sở hữu nhà nước

24/10/2021 14:07
Theo nguồn tin, Trung Quốc sẽ tái cơ cấu ba nhà sản xuất đất hiếm để thành lập một công ty nhà nước với gần 70% hạn ngạch sản xuất quốc nội đối với các kim loại thiết yếu cho các sản phẩm công nghệ cao.
Một mỏ đất hiếm ở Nội Mông, Trung Quốc
Một mỏ đất hiếm ở Nội Mông, Trung Quốc. (Ảnh: Kyodo)

Động thái này nhằm đẩy nhanh sự phát triển của các nguồn tài nguyên và công nghệ chế biến, cũng như tăng cường kiểm soát của Bắc Kinh đối với lĩnh vực khai khoáng trước những căng thẳng thương mại kéo dài với Washington.

Bằng cách tái cơ cấu các công ty đất hiếm lớn của đất nước, chính phủ tìm cách mở rộng quyền kiểm soát từ sản xuất đến toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm cả xuất khẩu. Động thái này diễn ra khi Hoa Kỳ đang tìm cách tạo ra một chuỗi cung ứng thay thế cho đất hiếm thông qua hợp tác với Úc.

China Minmetals Corporation (CMC), một công ty tài nguyên lớn thuộc sở hữu nhà nước và China Aluminium Corporation, một công ty kim loại màu lớn thuộc sở hữu nhà nước cùng chính quyền thành phố Ganzhou ở tỉnh Giang Tây, khu vực nổi tiếng với các mỏ đất hiếm, đang lập kế hoạch cho ra đời công ty con niêm yết của CMC. Peng Huagang, Tổng thư ký của Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước, cơ quan giám sát các doanh nghiệp nhà nước, cho biết tại một cuộc họp báo trong tuần này rằng chính phủ sẽ “thúc đẩy tái cơ cấu đất hiếm để tạo ra một công ty đẳng cấp thế giới". Mặc dù định nghĩa về "tái cấu trúc" không rõ ràng, nhưng nếu đây là thương vụ sáp nhập toàn phần thì thị phần của công ty mới trong hạn ngạch sản xuất đất hiếm vừa và nặng ở Trung Quốc sẽ chiếm gần 70%, bao gồm cả đất hiếm nhẹ gần 40%.

Đất hiếm vừa và nặng, chẳng hạn như dysprosi và terbi, được coi là cần thiết để sản xuất nam châm hiệu suất cao, được sử dụng trong động cơ và các thành phần khác của xe điện, công nghệ máy bay không người lái và tên lửa của quân đội Mỹ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ lâu đã coi kim loại này là một phần quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc. Ông chỉ ra “đất hiếm là một nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng”. Một dự thảo luật về đất hiếm đã được đưa ra vào tháng giêng và đang được thảo luận tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Trung Quốc chiếm 60% sản lượng đất hiếm trên thế giới. Các điểm đến xuất khẩu hàng đầu là Nhật Bản (49% theo giá trị), tiếp theo là Mỹ (15%). Trong chiến lược đối ngoại, đất hiếm cũng có thể được sử dụng như một con át chủ bài ngoại giao. Khi Trung Quốc phản đối việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku vào năm 2010, Bắc Kinh đã ngừng xuất khẩu đất hiếm như một biện pháp để gây áp lực với phía Nhật Bản. Các nhà phân tích cảnh báo, động thái mới nhằm tái cơ cấu ngành công nghiệp đất hiếm có thể ảnh hưởng đến nguồn cung đất hiếm cho Nhật Bản và Mỹ.

TL

Tin bài khác
Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) ký kết thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương

Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) ký kết thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương

Chiều 18/4/2025, tại Trung tâm Hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Tổng công ty Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) thành lập trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương.
VCEO ký kết hợp tác chiến lược với Viện phát triển và quản trị doanh nghiệp

VCEO ký kết hợp tác chiến lược với Viện phát triển và quản trị doanh nghiệp

VCEO và Viện Phát triển và quản trị doanh nghiệp ký kết hợp tác chiến lược nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam - Trung Quốc ra tuyên bố chung về thị trường xuất nhập khẩu nông sản

Việt Nam - Trung Quốc ra tuyên bố chung về thị trường xuất nhập khẩu nông sản

Việt Nam - Trung Quốc đã cùng đưa ra tuyên bố chung quan trọng về việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông sản, thể hiện qua việc ký kết nhiều nghị định thư và biên bản ghi nhớ liên quan đến xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp giữa hai quốc gia.
Đạm Phú Mỹ  ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với PTSC

Đạm Phú Mỹ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với PTSC

Đạm Phú Mỹ (DPM) và PTSC ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, phát huy sức mạnh nội khối Petrovietnam để nâng cao hiệu quả vận hành, logistics và dịch vụ kỹ thuật trong 3 năm tới.
Trung Á -  Điểm đến đầy tiềm năng cho nông sản Việt Nam

Trung Á - Điểm đến đầy tiềm năng cho nông sản Việt Nam

Khi thị trường Mỹ tiềm ẩn rủi ro từ chính sách thuế mới, khu vực Trung Á đang mở ra cơ hội xuất khẩu lớn cho nông sản Việt Nam nhờ nhu cầu tăng cao và tiềm năng thị trường chưa được khai thác hiệu quả.
Sắp diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về “Đô thị sáng tạo, văn hóa và công nghiệp hội tụ” CICON Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về “Đô thị sáng tạo, văn hóa và công nghiệp hội tụ” CICON Việt Nam 2025

Hội nghị Thượng đỉnh về “Đô thị sáng tạo, văn hóa và công nghiệp hội tụ” CICON 2025 không chỉ là một sự kiện quốc tế mang tầm ảnh hưởng mà còn là nơi hội tụ của những ý tưởng tiên phong, những giá trị bền vững và tinh thần hợp tác toàn cầu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Hơn 300 đoàn thu mua quốc tế đổ về Việt Nam tìm nguồn hàng

Viet Nam International Sourcing 2025: Hơn 300 đoàn thu mua quốc tế đổ về Việt Nam tìm nguồn hàng

Từ ngày 04 - 06/9/2025 sẽ diễn chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế - Viet Nam International Sourcing & Diễn đàn xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh 2025 kết hợp với Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2025.
Dệt may Việt Nam vượt Bangladesh, hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Dệt may Việt Nam vượt Bangladesh, hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Hiện Việt Nam có khoảng 3.500 dự án FDI trong lĩnh vực dệt may, với tổng mức đầu tư trên 37 t USD. Khu vực FDI đang chiếm giữ vai trò quan trọng, đóng góp khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Sắp diễn ra Hội nghị Kết nối Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh) 2025

Sắp diễn ra Hội nghị Kết nối Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh) 2025

Chiều ngày 11/4, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Ủy ban Thương mại thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) sẽ tổ chức Hội nghị Kết nối Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh).
Long An: Đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến đầu tư tại thị trường Nhật Bản

Long An: Đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến đầu tư tại thị trường Nhật Bản

Trong chuyến công tác tại tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) vào đầu tháng 4/2025, Đoàn công tác tỉnh Long An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, logistics, công nghiệp, cảng biển và xúc tiến đầu tư.
Lãnh đạo Quảng Nam gửi thư động viên doanh nghiệp sau sự kiện Mỹ áp thuế đối ứng 46%

Lãnh đạo Quảng Nam gửi thư động viên doanh nghiệp sau sự kiện Mỹ áp thuế đối ứng 46%

Ngày 4/4, ông Phan Thái Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam viết thư gửi cộng đồng doanh nghiệp sau sự kiện sau sự kiện Mỹ áp thuế đối ứng 46%.
Long An: Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao và hạ tầng giao thông tại Nhật Bản

Long An: Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao và hạ tầng giao thông tại Nhật Bản

Ngày 02/04/2025, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, đoàn lãnh đạo tỉnh Long An do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út dẫn đầu đã có buổi làm việc quan trọng tại tỉnh Ibaraki. Chuyến đi nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực chủ chốt như nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển giao thông hạ tầng và nông nghiệp bền vững.
The Art of European Pork: Tiêu chuẩn thực phẩm an toàn và thượng hạng

The Art of European Pork: Tiêu chuẩn thực phẩm an toàn và thượng hạng

Năm thứ ba của chiến dịch “The Art of European Pork” hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác và lan tỏa thông điệp về một tiêu chuẩn thực phẩm mới: minh bạch, an toàn và thượng hạng.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Belarus: Đối tác tiềm năng, cơ hội bứt phá

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Belarus: Đối tác tiềm năng, cơ hội bứt phá

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Belarus 2025 hứa hẹn sẽ là nhịp cầu chiến lược, giúp doanh nghiệp hai nước tăng cường hiểu biết, xây dựng quan hệ hợp tác bền vững và cùng phát triển trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng.
Long An “gặt hái” thành công tại Nhật Bản: Thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác

Long An “gặt hái” thành công tại Nhật Bản: Thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác

Nhật Bản luôn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Long An, với 161 dự án đầu tư FDI của Nhật Bản tại Long An, tổng vốn trên 1,2 tỷ USD, xếp thứ 4 về số dự án và vốn đầu tư trên tổng số các đối tác có dự án tại tỉnh, thể hiện niềm tin mạnh mẽ của các nhà đầu tư Nhật Bản vào môi trường kinh doanh tại tỉnh.