Thứ sáu 09/05/2025 23:19
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Triển vọng và thiếu sót của vaccine Trung Quốc

01/06/2021 15:36
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông qua kiểm định đối với vaccine chống Covid-19 của Trung Quốc và cấp phép sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên đằng sau đó vẫn tồn tại mối lo ngại về mặt số liệu.

Một số vaccine chống Covid của Trung Quốc đã được Tổ chức Y tế Thế giới chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và dự kiến tới đây sẽ có thêm một dòng vaccine khác được cấp phép, mở rộng cánh cửa đến phân phối vaccine đến các quốc gia thu nhập thấp thông qua Sáng kiến Tiếp cận Toàn cầu Vaccine Covid-19 (COVAX). Các nhà khoa học cho rằng, những động thái trên sẽ củng cố niềm tin vaccine trên toàn thế giới. Hiện năm loại vaccine khác nhau của Trung Quốc tuy rằng chưa được sử dụng trên diện rộng tại các quốc gia phát triển nhưng đã sẵn sàng cho các chiến dịch tiêm chủng toàn cầu. Ông Firdausi Qadri, nhà nghiên cứu miễn dịch tại Trung tâm nghiên cứu bệnh dịch quốc tế Diarrhoeal tại Bangladesh, Dhaka cho biết, nhu cầu đặt mua và sử dụng vaccine của Trung Quốc là rất lớn.

Vaccine đầu tiên của đất nước tỉ dân là sản phẩm đến từ Tập đoàn dược phẩm Sinopharm. Một loại khác là CoronaVac được sản xuất bởi Công ty Sinovac có trụ sở tại Bắc Kinh. Cả năm loại vaccine của Trung Quốc đều đã thông qua WHO tuy nhiên những hoạt chất bên trong phần lớn là vi rút không hoạt động và chưa phổ biến tại các quốc gia phương Tây. Hiện có khoảng 243 triệu người đã tiếp cận với vaccine của hai công ty là Sinopharm và Sinovac trải khắp hơn 45 quốc gia. Rafael Araos, nhà vật lý kiêm nhà dịch tễ học tại Đại học Santiago cho biết, quan trọng là những vaccine nói trên được WHO hậu thuẫn, đây cũng được coi là tín hiệu đáng mừng cho các nhà phát triển vaccine và quốc gia trên thế giới trong tiến trình phổ cập tiêm chủng.

Tiềm năng

WHO đã thông qua quá trình tiếp cận vaccine một cách an toàn, hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản xuất để có thể bán cho các tổ chức phương Tây. Bà Qadri cho biết: “Cho tới khi phổ cập tiêm chủng toàn cầu thì thế giới vẫn phải phụ thuộc vào số ít các quốc gia sản xuất vaccine”. Đồng thời, sáng kiến COVAX đã giải quyết được phần nào tình trạng thiếu nguồn cung vaccine và đảm bảo phân phối công bằng. Cho đến cuối tháng 4, COVAX mới chỉ vận chuyển 50 triệu trong số 2 tỷ liều vaccine trên toàn cầu năm 2021. Trong đó Ấn Độ đóng góp một tỷ liều vaccine Covishield do công ty trong nước sản xuất nhưng quá trình xuất khẩu đã bị ngưng trệ bởi ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế đất nước. Hiện nay, số lượng vaccine được gửi tới COVAX để phân phối vẫn còn ít, số lượng vaccine của Pfizer vẫn còn hạn chế và không có vaccine nào của Johnson & Johnson’s. Vaccine mới của Moderna đã được chấp thuận vào ngày 30 tháng 4.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

“Trong bối cảnh thiếu nguồn cung vaccine như hiện nay, vai trò của vaccine Trung Quốc trở nên cần thiết hơn bao giờ hết”, Gagandeep Kang, nghiên cứu vi rút tại trường Y Christian, Vellore, Ấn Độ kiêm thành viên nhóm cố vấn của WHO cho biết. Nhóm này đã có buổi trao đổi ngày 29 tháng 4 vừa qua nhằm đánh giá dữ liệu của hai loại vaccine Trung Quốc và sẽ sớm đưa ra khuyến cáo cho người sử dụng. Những vaccine có hoạt tính từ vi rút không kích hoạt thường không có hiệu quả mạnh như những loại thông thường tuy nhiên theo WHO đánh giá những loại này vẫn đạt 50% trong các trường hợp khẩn cấp, giữ vai trò quan trọng trong gảim áp lực nguồn cung ứng vaccine toàn cầu. Ông Murat Akova, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Haccepttepe nhận định: “Nếu tình hình không có chuyển biến khác thì tôi nghĩ rằng vaccine của Trung Quốc là lựa chọn không tồi”.

Tiếp cận toàn cầu và những thiếu sót

Lực lượng nghiên cứu của đất nước tỉ dân nằm trong những nhóm nghiên cứu vaccine chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới, tuy nhiên họ vẫn chưa công bố kết quả cụ thể, làm dấy lên lo ngại về những thông tin thiếu minh bạch sẽ làm trì trệ phân phối vaccine. Mặt khác, một số ý kiến khác cho rằng, việc thu thập dữ liệu cần thời gian và nguồn lực từ cả hai phía nhà cung cấp và phân phối trong nhiều tuần. Cho đến nay chỉ có Công ty Sinopharm đưa ra được thông tin tương đối cụ thể về vaccine hãng sản xuất. Đầu tháng 12 năm 2020, khối các Tiểu vương quốc Ả Rập và Bahrain đã chấp nhận vaccine này sau khi hơn 31 nghìn người tham gia vào công cuộc nghiên cứu tính hiệu quả của vaccine. Kết quả cho thấy sau khi tiêm đủ 2 mũi vaccine có hiệu quả tới 86% và không có ca tử vong.

Vaccine Trung Quốc đã có mặt tại các chiến dịch tiêm chủng tại hơn 40 quốc gia trên thế giới. Quốc gia này đặt mục tiêu sản xuất khoảng 3 đến 5 tỷ liều vaccine trong năm nay và có thể hơn nếu đạt thỏa thuận sản xuất với các quốc gia khác. Tại nhiều quốc gia như Brazil, Turkey và Chile, vaccine sản xuất tại Trung Quốc là lựa chọn duy nhất, đạt 80 đến 90% số lượng tiêm chủng trên diện rộng. Nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên đã khẳng định những hiệu quả tích cực có thể nhìn thấy của vaccine trong công cuộc khống chế dịch bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra rằng các nhà nghiên cứu mong muốn nguồn dữ liệu chi tiết và cụ thể hơn nhằm kế hoạch hóa khả năng đưa vaccine vào tiêm chủng cho tùy từng đối tượng khác nhau bao gồm người già, trẻ em, phụ nữ có thai,...Bên cạnh đó, giới khoa học quan tâm đến phản ứng miễn dịch, thời gian vaccine có hiệu lực cùng nhiều yếu tố khác.

TL

Tin bài khác
Khai mạc Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 32

Khai mạc Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 32

Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 32 (VIETNAM MEDI-PHARM 2025) chính thức khai mạc vào sáng ngày 8/5. Triển lãm góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế, đưa nền khoa học y học Việt Nam tiếp cận với thế giới.
VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất & xuất khẩu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trái cây trải dài các tỉnh thành, 6 nhà máy với công suất 8 triệu lít/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, VINUT đã nỗ lực mở rộng đầu ra cho nông sản Việt, trở thành thương hiệu nước giải khát “made-in-Vietnam” được yêu thích tại thị trường Mỹ trên Amazon.
Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Bên lề chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake cùng đoàn đại biểu cấp cao ngày 4/5 đã đến thăm trụ sở Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội. Ông đánh giá cao tiềm năng đầu tư đa ngành của Vingroup tại Sri Lanka, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.
Cơ hội giao thương lớn tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025

Cơ hội giao thương lớn tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025

Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 là cơ hội thiết thực để doanh nghiệp trưng bày sản phẩm, kết nối hợp tác và khai thác thị trường du lịch ngày càng năng động.
Lâm Đồng kêu gọi đầu tư vào văn hóa – du lịch: Cam kết tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Lâm Đồng kêu gọi đầu tư vào văn hóa – du lịch: Cam kết tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, du lịch – dịch vụ, đồng thời cam kết đồng hành và tháo gỡ mọi vướng mắc để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ (Vietnam AutoExpo 2025) sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14/6/2025, dự kiến gần 250 gian hàng của hơn 180 doanh nghiệp trong nước và quốc tế sẽ tham gia.
Tăng cường giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam ở nước ngoài

Sáng 27/4, tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã diễn ra Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020-2024” theo Quyết định số 1797/QĐ-TTg ngày 12/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
MM Mega Market và Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh bắt tay phát triển nông sản Việt bền vững

MM Mega Market và Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh bắt tay phát triển nông sản Việt bền vững

Ngày 24/4, Chương trình “Tự hào Việt Nam – Cùng nhau phát triển” do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng MM Mega Market Việt Nam tổ chức đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững, minh bạch và có trách nhiệm, thông qua sáng kiến “Tick xanh trách nhiệm”.
Quy tụ 400 doanh nghiệp tại triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu

Quy tụ 400 doanh nghiệp tại triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu

Theo ban tổ chức, triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu năm nay dự kiến sẽ chào đón hơn 10.000 nhà mua hàng, đại lý tìm nguồn cung và nhà bán lẻ đến từ các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canada, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản.
Sắp diễn ra Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2025

Sắp diễn ra Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2025

Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai sẽ đón tiếp các đối tác quốc tế đến từ Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Malaysia, Ấn Độ, Úc, cùng đại sứ quán và các tổ chức xúc tiến du lịch có trụ sở tại Hà Nội.
Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) ký kết thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương

Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) ký kết thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương

Chiều 18/4/2025, tại Trung tâm Hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Tổng công ty Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) thành lập trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương.
VCEO ký kết hợp tác chiến lược với Viện phát triển và quản trị doanh nghiệp

VCEO ký kết hợp tác chiến lược với Viện phát triển và quản trị doanh nghiệp

VCEO và Viện Phát triển và quản trị doanh nghiệp ký kết hợp tác chiến lược nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam - Trung Quốc ra tuyên bố chung về thị trường xuất nhập khẩu nông sản

Việt Nam - Trung Quốc ra tuyên bố chung về thị trường xuất nhập khẩu nông sản

Việt Nam - Trung Quốc đã cùng đưa ra tuyên bố chung quan trọng về việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông sản, thể hiện qua việc ký kết nhiều nghị định thư và biên bản ghi nhớ liên quan đến xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp giữa hai quốc gia.
Đạm Phú Mỹ  ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với PTSC

Đạm Phú Mỹ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với PTSC

Đạm Phú Mỹ (DPM) và PTSC ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, phát huy sức mạnh nội khối Petrovietnam để nâng cao hiệu quả vận hành, logistics và dịch vụ kỹ thuật trong 3 năm tới.
Trung Á -  Điểm đến đầy tiềm năng cho nông sản Việt Nam

Trung Á - Điểm đến đầy tiềm năng cho nông sản Việt Nam

Khi thị trường Mỹ tiềm ẩn rủi ro từ chính sách thuế mới, khu vực Trung Á đang mở ra cơ hội xuất khẩu lớn cho nông sản Việt Nam nhờ nhu cầu tăng cao và tiềm năng thị trường chưa được khai thác hiệu quả.