Trái phiếu doanh nghiệp tháng 5: Ngân hàng lên ngôi, bất động sản mất hút
- 493
- Thị trường - Tài chính
- 22:35 27/05/2022
DNHN - Nếu tính riêng phát hành thị trường trong nước, nhóm ngành ngân hàng chiếm phần lớn tỷ trọng phát hành trong nửa đầu tháng 5.
Số liệu của FiinPro cho thấy, nửa đầu tháng 5 đã có 6.300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành ở thị trường trong nước và 525 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế của Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần.
Nếu tính riêng phát hành thị trường trong nước, nhóm ngành ngân hàng chiếm phần lớn tỷ trọng phát hành trong nửa đầu tháng 5. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông phát hành khối lượng trái phiếu lớn nhất đạt 2.600 tỷ đồng, Ngân hàng Shinhan Việt Nam 1.800 tỷ đồng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát hành 1.350 tỷ đồng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á phát hành 500 tỷ đồng và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội phát hành 50 tỷ đồng.

Trong khi đó, nhóm bất động sản gần như vẫn mất hút. Trước đó, trong tháng 4, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu đến từ các ngân hàng với mức phát hành đạt 14.940 tỷ đồng (tương đương chiếm 90,7%), và không ghi nhận đợt phát hành nào đến từ các doanh nghiệp bất động sản.
Lượng trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh trong tháng sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng của các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, bao gồm Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Cung điện Mùa đông, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil, đã khiến Chính Phủ và Bộ Tài chính liên tục đốc thúc các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ hơn việc phát hành cũng như giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.
PV
Bài liên quan
- Mỗi năm phải sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực
- Đặt mục tiêu đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới mức 3%
- Các chủ nhà máy thép của Trung Quốc đang cảm thấy tồi tệ khi nhu cầu bị ảnh hưởng
- Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2022
- Đầu tư công: Căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chọn cán bộ không vội vàng"
- Chính phủ đặt mục tiêu nợ công của Việt Nam tới năm 2030 không quá 60% GDP
- Việt Nam đã chiếm 9,6% thị phần cà phê nhập khẩu của Hoa Kì
- Khách du lịch đổ xô trở lại Đông Nam Á, nhưng sự phục hồi mạnh mẽ đang có dấu hiệu rạn nứt
- Đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
- UAE - thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam
- ASEAN - Canada: Nâng tầm và phát triển toàn diện quan hệ đối tác
- UOB: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có thể ở mức 3,7% vào năm 2022
- Các công ty fintech triển khai hệ thống thanh toán mới tại thị trường Đông Nam Á
- Ấn Độ được coi là một giải pháp thay thế để đầu tư chip trong bối cảnh rủi ro khu vực
- Lạm phát ở Anh đạt kỷ lục 40 năm, cao nhất trong nhóm G7
- Doanh nghiệp chưa thụ hưởng chương trình hỗ trợ lãi vay 2%
- Triển vọng báo chí số: Sự lên ngôi của phát thanh
- Hơn 1 thập kỷ TH true MILK: Dòng sữa sạch từ trang trại đạt kỷ lục thế giới
- Tập đoàn TH: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới
#trái phiếu doanh nghiệp

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
Các chuyên gia cho rằng, để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định, cần có sự nhận diện đúng vai trò của trái phiếu doanh nghiệp.

Đề xuất 7 giải pháp phát triển, lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển sẽ góp phần làm lành mạnh, cân đối hệ thống tài chính Việt Nam, giảm bớt áp lực cho vay trung dài hạn đối với các tổ chức tín dụng. Nhóm tác giả đề xuất 7 giải pháp xây thị trường.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp quý II, III sẽ tiếp tục trầm lắng?
Theo VnDirect, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể trầm lắng trong một, hai quý tới do thị trường đang chờ đợi những thay đổi về mặt chính sách, pháp lý được cơ quan quản lý nhà nước ban hành trong thời gian tới.

Tổ chức tín dụng chịu sức ép lớn từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp quy mô nhỏ
Việc thị trường TPDN phát triển minh bạch, hiệu quả giúp cân bằng, hài hòa theo hướng vốn ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ dựa vào hệ thống ngân hàng, vốn trung dài hạn dựa vào thị trường vốn. Từ đó giảm rủi ro chênh lệch kỳ hạn, tạo thuận lợi cho hệ thống TCTD phát triển lành mạnh, hiệu quả.

Đề nghị Chính phủ báo cáo rõ nợ xấu trong bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ phải báo cáo rõ về nợ xấu trong các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, tín dụng tiêu dùng, trái phiếu doanh nghiệp, cho vay BOT; lãi dự thu, sở hữu chéo…

Trái phiếu doanh nghiệp: Quan trọng nhưng thiếu cơ chế kiểm soát
Tuy trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn quan trọng với nền kinh tế nhưng thời gian qua, thị trường trái phiếu DN cũng xuất hiện nhiều bất cập. Do đó, việc điều chỉnh quy phạm pháp luật của chúng ta hiện nay là cần thiết.
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
Ngân hàng JP Morgan trao giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc cho Eximbank
Eximbank tiếp tục nhận giải thưởng Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do ngân hàng JP Morgan trao tặng.
Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2022
Theo Báo cáo Dự báo Kinh tế Toàn cầu mới nhất của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và Oxford Economics, Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng cao ở mức trên 6,5% trong khu vực.
Áp dụng mức lãi suất mới khi rút trước hạn tiền gửi
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 04/2022/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Chứng khoán BIDV ra mắt ứng dụng đầu tư chứng khoán BSC Smart Invest
Ngày 13/06/2022 vừa qua, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) chính thức giới thiệu tới khách hàng ứng dụng đầu tư chứng khoán thế hệ mới - BSC Smart Invest - trên thiết bị di động. Với nhiều tính năng nổi trội, ứng dụng mới hứa hẹn là công cụ tiện lợi, thông minh, hiệu quả và hỗ trợ đắc lực cho người dùng.
Quy định mới về rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 04/2022 quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn, thay thế Thông tư 04/2011 trước đó, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2022.
Nhiều lãnh đạo cấp cao LienVietPostBank đăng ký mua mạnh cổ phiếu LPB
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (mã cổ phiếu LPB) vừa công bố thông tin cho biết, hầu hết các thành viên Ban Tổng Giám đốc của Ngân hàng và một số thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát đã đăng ký mua vào cổ phiếu.
Đề án tái cơ cấu ngân hàng: Xử lý nợ xấu, phân nhóm, hiện đại hóa và lại… tái sắp xếp
Đề án lần này tiếp tục nhấn mạnh việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu, với mục tiêu giữ tỷ lệ nợ xấu nội bảng và ngoại bảng dưới 3%, giống như Đề án 1058 cho giai đoạn 2016-2020; ngoài ra cũng đặt mục tiêu trọng tâm phấn đấu đến năm 2025 giảm số lượng các TCTD thông qua khuyến khích hợp nhất, sáp nhập (M&A) tự nguyện mà Đề án 254 cho giai đoạn 2011-2015 đã từng nêu ra.
Động lực và tín hiệu tích cực phục hồi kinh tế năm 2022
Tháng 5/2022, ADB và BIDV dự báo: kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2-3,6% GDP; Việt Nam có thể đạt tăng trưởng 5,5-6% GDP (kịch bản cơ sở) và cao hơn trong năm 2023. Lạm phát mức 3,8-4,2% năm 2022 và duy trì mức 4% năm 2023...
Đường Thái Lan nhập lậu đang tràn ngập thị trường Việt Nam
Theo Báo cáo của Hiệp hội mía đường Việt Nam, thực chất lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan vào Lào chỉ trong 4 tháng đầu năm 2022 đã tăng mức độ bùng nổ khi đã vượt qua mức nhập khẩu cả năm 2021.
Để ngân hàng mở thực sự “mở cửa"
Đã đến lúc ngân hàng và các tổ chức tài chính cần thay đổi chiến lược quản trị thay đổi. Không chờ thay đổi xuất hiện rồi mới đáp ứng. Không nên bị động trước sự thay đổi, trước xu hướng “mở". Cần chủ động dẫn dắt và quy hoạch mọi sự thay đổi. Đây chính là chiến lược đúng đắn giúp kiến thiết những giá trị nền tảng cho doanh nghiệp trong thời kì chuyển đổi số toàn diện.