Thứ năm 28/11/2024 22:56
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

TP. Hồ Chí Minh cần sớm gỡ “điểm nghẽn” để phát triển nhanh và bền vững

28/11/2024 11:32
TP. Hồ Chí Minh cần sớm gỡ các “điểm nghẽn” hiện nay để phát triển nhanh và bền vững, bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Nội dung trên đã được các chuyên gia, nhà khoa học nêu ra tại buổi tọa đàm “Thành phố Hồ Chí Minh làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 27/11/2024.

Phó GS.TS. Nguyễn Tấn Phát - Giám đốc Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh cho biết, những năm qua, sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh luôn đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước. Nhiều mô hình, phương thức lãnh đạo, quản lý của Đảng bộ, chính quyền Thành phố và mô hình tổ chức phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức phát triển đô thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã được nhân rộng trong phạm vi cả nước. Mỗi giai đoạn phát triển có tính bước ngoặt, Thành phố đều có những mô hình, cách làm mới mang tính đột phá, sáng tạo, trở thành nguồn cảm hứng đổi mới sáng tạo cho các địa phương khác. Thực tế này minh chứng cho khát vọng vươn lên mạnh mẽ và sự chủ động, năng động, sáng tạo không ngừng của Thành phố.

Phó GS.TS. Nguyễn Tấn Phát - Giám đốc Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh
Phó GS.TS. Nguyễn Tấn Phát - Giám đốc Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh.

Theo TS. Trần Du Lịch - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội phân tích: “Thành phố phải duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, ít nhất phải cao hơn trung bình cả nước 1,2-1,5% trong 5 năm tới và cao hơn 1,5% giai đoạn sau, mới thể hiện vai trò động lực, dẫn dắt mà thành phố đã từng làm được”. Ông cho rằng, Thành phố phải thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 31-NQ/TW và Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị (về phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và về phát triển Đông Nam Bộ). Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ vị trí, vai trò của Thành phố. Giai đoạn 2026-2035 có ý nghĩa quyết định, là giai đoạn thể hiện khát khao vươn lên của dân tộc, đây cũng là giai đoạn Thành phố vươn mình mạnh mẽ nhất.

TS. Trần Du Lịch cũng cho rằng, thành phố cần sớm xây dựng được Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Trung tâm tài chính quốc tế, xem như những khâu đột phát trong 5 năm tới.

TS. Trần Du Lịch - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội
TS. Trần Du Lịch - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội.

Hoạt động kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh phải có tính thị trường cao nhất cả nước, mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phải được hình thành rõ nét nhất, xét trên ba khía cạnh tăng trưởng kinh tế bền vững, tiến bộ công bằng xã hội và phúc lợi cho người dân, bảo vệ môi trường. Cùng với đó, ba yếu tố cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh là thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng phải có sự “đặc biệt” cho Thành phố.

Theo ông Phạm Chánh Trực - nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, hiện nay TP. Hồ Chí Minh có 3 “điểm nghẽn” nổi bật là giao thông đô thị, rác thải (môi trường) và nhà ở cho người dân. Theo ông thì Thành phố phải sớm xử lý “điểm nghẽn” để không bị “vướng víu” khi bước đi trong kỷ nguyên mới.

Thành phố được xem là “đầu tàu” kinh tế của cả nước, không thể để tồn tại tình trạng kẹt xe, ngập nước triền miên, năm này qua năm khác. Thành phố phải phát triển theo hướng giao thông công cộng, giảm bớt phương tiện cá nhân và phải làm nhanh, quyết liệt. Thành phố cũng phải gỡ vấn đề nhà ở, đảm bảo nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, người nghèo, công nhân, người lao động.

GS.TS Nguyễn Tất Viễn - nguyên Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương cũng đồng tình việc chính quyền TP. Hồ Chí Minh phải nhanh chóng tháo gỡ các “điểm nghẽn”, nhất là bất cập về con người (quy hoạch nguồn lực, nội lực). Ông ủng hộ về đề xuất Quốc hội xây dựng Luật Đô thị đặc biệt và cho rằng, Luật này đáng ra phải được xây dựng từ lâu. Bởi vì, Luật Đô thị đặc biệt sẽ giải quyết cơ bản “điểm nghẽn” về thể chế, giúp TP. Hồ Chí Minh thay “tấm áo đã chật” và mở ra không gian rộng lớn để vươn mình

Dẫn chứng về “điểm nghẽn” hạ tầng giao thông, ông Trương Minh Huy Vũ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, phân tích, trước năm 2022, Thành phố hầu như không có đường vành đai, bởi Vành đai 2 chưa khép kín. Tuy nhiên, hai năm vừa qua, thành phố đang triển khai nhiều dự án lớn, dự kiến hết nhiệm kỳ này (2020-2025) sẽ có đường Vành đai 3, đang trình dự án Vành đai 4 và triển khai khép kín Vành đai 2.

ông Trương Minh Huy Vũ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Ông Trương Minh Huy Vũ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố sẽ tương đối hoàn chỉnh các tuyến vành đai trong 5 năm tới phục vụ liên kết vùng, liên kết cả nước và một số nước trong khu vực. Các tuyến đường vành đai giúp Thành phố mở quỹ đất, tạo không gian phát triển đô thị mới. Cùng với đó, Thành phố đang quyết tâm hoàn thành 183km đường sắt đô thị trong 10 năm tới.

Tại tọa đàm các chuyên gia cũng tập trung phân tích, làm rõ và sâu sắc hơn nội hàm về kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam và của TP. Hồ Chí Minh để góp phần thống nhất nhận thức và quyết tâm góp sức mình vào sự phát triển chung của đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới.

Quang cảnh buổi tọa đàm
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Đồng thời đưa ra những đề xuất, cũng như các điều kiện cần thiết để hoàn thành sứ mệnh của Thành phố đã được xác định trong Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ngoài ra, các chuyên gia cũng tập trung góp ý những định hướng, mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp mà Thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện trong thời gian tới; nhận diện và dự báo những vấn đề, khó khăn, thách thức mà Thành phố Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ đối mặt, là điểm nghẽn, trở ngại lớn vào tiến trình phát triển.

Tin bài khác
15 ngày cấp xong thủ tục đăng ký cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao

15 ngày cấp xong thủ tục đăng ký cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao

“Chính sách thu hút đầu tư được thiết kế theo hướng chuyển đổi mạnh tư duy từ tiền kiểm sang hậu kiểm", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Vĩnh Long: Trái tim nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long

Vĩnh Long: Trái tim nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long

Vĩnh Long, tọa lạc tại trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, giữa sông Tiền và sông Hậu, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và khí hậu nên tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân đề xuất miễn thuế đối với cơ quan báo chí

Đại biểu Nguyễn Văn Thân đề xuất miễn thuế đối với cơ quan báo chí

Tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội diễn ra sáng 28/11/2024, Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Đoàn Thái Bình) mạnh dạn đề xuất miễn thuế hoàn toàn cho các cơ quan báo chí.
TP. Vũng Tàu: Gần 300 người ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mỳ

TP. Vũng Tàu: Gần 300 người ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mỳ

Theo UBND TP. Vũng Tàu, Bệnh viện Vũng Tàu và Trung tâm Y tế Vietsovpetro đã tiếp nhận gần 300 nạn nhân nghi ngộ độc thực phẩm, hiện có khoảng 150 ca đang được điều trị.
Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đối thoại với nông dân tìm hướng phát triển du lịch nông nghiệp

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đối thoại với nông dân tìm hướng phát triển du lịch nông nghiệp

Sáng 27/11, Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã gặp gỡ, đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân thành phố với chủ đề “Vai trò của nông dân trong phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn”.
Doanh nghiệp thành lập mới tăng trưởng mạnh mẽ sau 3 tháng giảm liên tục

Doanh nghiệp thành lập mới tăng trưởng mạnh mẽ sau 3 tháng giảm liên tục

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 10 đã phục hồi mạnh mẽ, cho thấy niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào triển vọng kinh tế Việt Nam.
Quốc hội thảo luận Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới

Quốc hội thảo luận Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), tập trung vào ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhỏ và miễn thuế cho tổ chức phi lợi nhuận.
Hôm nay Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm hai Bộ trưởng mới

Hôm nay Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm hai Bộ trưởng mới

Ngày 28/11, Quốc hội chính thức phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính và Giao thông Vận tải, đánh dấu một bước quan trọng trong công tác nhân sự của Chính phủ.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Sáng 27/11, tại Trụ sở Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025-2030.
Ngành dệt may tăng trưởng nhưng còn lúng túng?

Ngành dệt may tăng trưởng nhưng còn lúng túng?

Phần lớn các doanh nghiệp ngành dệt may vẫn loay hoay từng bước đầu tư công nghệ hiện đại và chuyển đổi mô hình sản xuất, phụ thuộc vào tiềm lực tài chính.
[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Sáng 27/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại của thành phố Hà Nội năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025-2030.
Xóa "địa giới hành chính" trong bảo hiểm y tế: Tạo quyền lợi cho người dân

Xóa "địa giới hành chính" trong bảo hiểm y tế: Tạo quyền lợi cho người dân

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, mở rộng quyền lợi, xóa bỏ ranh giới địa lý khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng.
Phú Thọ: Sở Thông tin và Truyền thông kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Phú Thọ: Sở Thông tin và Truyền thông kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Sáng 27/11/2024, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và gặp mặt kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Sở Thông tin và Truyền thông.
Quốc hội phê duyệt 122.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Quốc hội phê duyệt 122.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Sáng 27/11, Quốc hội phê duyệt nghị quyết đầu tư 122.250 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2035.
Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng: Quá thấp hay hợp lý?

Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng: Quá thấp hay hợp lý?

Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chỉ 11 triệu đồng/người đang gây tranh luận. Nhiều chuyên gia cho rằng, mức này quá thấp và cần điều chỉnh cho phù hợp mức sống.