Thứ ba 13/05/2025 11:40
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Toshiba khép lại chương buồn trong lịch sử hơn 140 năm hoạt động

24/03/2023 10:17
Theo Nikkei, Hội đồng quản trị của Toshiba đã phê duyệt một đề nghị mua lại trị giá khoảng 15,3 tỷ USD vào ngày 23/3, khép lại hành trình kinh doanh hơn 140 năm.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Tượng đài công nghệ Nhật hơn 140 năm tuổi - Toshiba, sắp kết thúc giai đoạn khó khăn khi chấp nhận đề nghị bán với 2.000 tỷ yên.

Theo Nikkei, Hội đồng quản trị của Toshiba đã phê duyệt một đề nghị mua lại trị giá khoảng 2 nghìn tỷ yên (tương đương 15,3 tỷ USD) vào ngày 23/3, từ một nhóm do công ty cổ phần tư nhân trong nước do Japan Industrial Partners (JIP) dẫn đầu.

Động thái này có thể là một hướng giải quyết sau nhiều năm hỗn loạn tại Toshiba, với hàng loạt vụ bê bối khiến công ty Nhật Bản gặp khó khăn và dẫn đến quyết định bán lại. Ban lãnh đạo của Toshiba, chính phủ Nhật Bản và tỷ lệ lớn các cổ đông nước ngoài có tiếng nói đã mâu thuẫn về tương lai của công ty. Trong khi các nhà đầu tư tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, thì nhà nước lại ưu tiên giữ những công nghệ bí mật khỏi tay nước ngoài.

JIP dự kiến thực hiện các thủ tục đưa Toshiba thành công ty tư nhân, chấm dứt quá trình tái cơ cấu. Quy trình xét duyệt liên quan đến luật cạnh tranh toàn cầu. Một khi được chấp nhận, JIP sẽ mua lại cổ phần từ các cổ đông hiện hữu. Thương vụ được hỗ trợ tài chính từ gần 20 công ty Nhật Bản, gồm Orix, Rohm và Chubu Electric Power, cũng như các khoản vay từ ngân hàng nội địa.

Đề nghị 2.000 tỷ yên (15,3 tỷ USD) tương ứng với 4.620 yen mỗi cổ phiếu của tượng đài công nghệ Nhật Bản. Con số này cũng cao hơn 9,7% so với mức giá chốt phiên cổ phiếu Toshiba hôm 23/3.

Theo Toshiba, trước khi nhu cầu về chip nhớ và ổ cứng đi xuống, nhóm doanh nghiệp trên đã đề nghị mua với giá 5.500 yên mỗi cổ phiếu. Tuy nhiên, JIP đã hạ giá mua nhiều lần do thị trường xấu đi, triển vọng doanh thu của Toshiba đi xuống. Họ cũng phải đối mặt với khó khăn trong việc thu xếp nguồn lực tài chính khi các nhà băng thận trọng hơn trong việc cấp vốn cho giao dịch lớn trong lúc kinh tế không thuận lợi.

Bloomberg nhận định nếu thương vụ thành công, đây sẽ là một trong những giao dịch lớn nhất châu Á năm nay trong bối cảnh thị trường M&A sụt giảm. Nó cũng sẽ là một trong những thương vụ mua cổ phần doanh nghiệp tư nhân lớn nhất từ trước tới nay tại Nhật Bản

Nhà phân tích Mio Kato của hãng nghiên cứu LightStream xem đây là dấu hiệu tích cực vì một trong các vấn đề của Toshiba là thiếu chiến lược nhất quán do liên tục thay đổi định hướng. Dù vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm để thiết lập động lực tăng trưởng mới và tối ưu tiềm năng của các mảng kinh doanh mới nổi.

Theo Bloomberg, một nhóm các nhà đầu tư nổi tiếng đã nhìn thấy cơ hội và mong muốn nắm cổ phần của Toshiba, làm nổi bật tình hình cũng như biến công ty này thành một trường hợp thử nghiệm cho quản trị doanh nghiệp Nhật Bản. Họ bao gồm Elliott Management, Oasis Management và 2 quỹ có trụ sở tại Singapore, bao gồm Effissimo Capital Management và 3D Investment Partners.

Trong khi đó, một số công ty cổ phần tư nhân lớn nhất thế giới đã xem xét đưa ra đề nghị mua lại, bao gồm Bain Capital, CVC Capital Partners và KKR & Co.

Hoạt động kinh doanh điện hạt nhân của Toshiba được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia. Nó liên quan đến việc ngừng hoạt động nhà máy điện nguyên tử Fukushima Dai-ichi, bị phá hủy trong thảm họa động đất - sóng thần vào năm 2011. Điều này khiến chính phủ Nhật Bản khó chấp nhận chuyển giao quyền sở hữu cho một công ty nước ngoài.

Theo Bloomberg, để nhận được cái “gật đầu” từ Ban quản trị không hề dễ dàng. Quá trình nhiều lần bị trì hoãn do liên minh của JIP đối mặt khó khăn khi xin bảo đảm tài chính vì các ngân hàng thận trọng hơn khi cấp vốn cho những thương vụ lớn trong môi trường kinh tế không thuận lợi.

Toshiba đi từ thảm họa này đến thảm họa khác trong 8 năm qua, bắt đầu từ bê bối kế toán năm 2015, tàn phá lợi nhuận và dẫn đến tái cấu trúc trên toàn bộ tập đoàn. Toshiba còn phải cho phá sản mảng điện hạt nhân tại Mỹ, buộc phải bán bộ phận chip đắt giá, chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư ngoại.

Từ đó tới nay, cổ đông và lãnh đạo công ty thường xuyên xung đột.

Với Toshiba, việc chuyển giao sẽ kết thúc quá trình tái cấu trúc đầy sóng gió bắt đầu từ năm 2021. Tháng 11-2021, Toshiba công bố kế hoạch tách tập đoàn này thành ba công ty (đến tháng 2-2022, kế hoạch được điều chỉnh thành hai công ty) với mong muốn gia tăng giá trị. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không được đa số cổ đông ủng hộ.

Sự thất bại của kế hoạch trên đã buộc ban lãnh đạo tập đoàn cân nhắc những chiến lược mới, trong đó có việc "bán mình". Đến tháng 10-2022, JIP được chọn làm nhà thầu ưa thích.

JIP do Hidemi Moue thành lập năm 2002. Ông bắt đầu sự nghiệp tại Ngân hàng công nghiệp Nhật Bản. JIP nổi tiếng nhất với thương vụ thâu tóm nhà sản xuất máy tính Vaio từ Sony năm 2014.

Phương Linh (t/h)

Tin bài khác
Doanh nghiệp xi măng và nỗi lo tìm đầu ra, nhiều công ty tiếp tục thua lỗ

Doanh nghiệp xi măng và nỗi lo tìm đầu ra, nhiều công ty tiếp tục thua lỗ

Hơn một thập kỉ qua, ngành xi măng vẫn chưa giải quyết được bài toán cung - cầu khi ngành phải chứng kiến sự dư thừa nguồn cung trầm trọng. Chi phí đầu vào tiếp tục gia tăng trong khi đầu ra còn đang chật vật tìm kiếm khiến nhiều công ty thua lỗ trong nhiều quý liền.
VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia đã chính thức khai trương showroom 3S mới tại thành phố Thuận An, đánh dấu một bước phát triển quan trọng cho thị trường xe điện tại Bình Dương. Đây là chiến lược mở rộng của Công ty Việt Huỳnh Gia, vốn hoạt động trong lĩnh vực logistics từ năm 2009.
Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 tạo cú hích lớn cho ngành dược. Imexpharm đón đầu xu hướng với năng lực EU-GMP, sản phẩm công nghệ cao và chiến lược tăng trưởng rõ ràng.
Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Bên lề chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake cùng đoàn đại biểu cấp cao ngày 4/5 đã đến thăm trụ sở Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội. Ông đánh giá cao tiềm năng đầu tư đa ngành của Vingroup tại Sri Lanka, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.
FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

Thương vụ thâu tóm công ty công nghệ David Lamm Consulting sẽ giúp FPT nâng cao năng lực cung cấp các giải pháp và dịch vụ số cho doanh nghiệp năng lượng.
Nasaki Việt Nam vinh dự nhận Bảng vinh danh “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”

Nasaki Việt Nam vinh dự nhận Bảng vinh danh “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”

Vừa qua tại Hà Nội, Công ty TNHH Nasaki Việt Nam đã vinh dự được đón nhận Bảng ghi danh và cup cho hạng mục “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”.
Dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam: Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng Đại lễ 30-4

Dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam: Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng Đại lễ 30-4

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã chính thức hoàn thành 50 công trình lưới điện 110kV chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC (30/4/1975 – 30/4/2025).
Kết nối thương mại tại sự kiện Golf Mastercard – Vikki Invitational 2025

Kết nối thương mại tại sự kiện Golf Mastercard – Vikki Invitational 2025

Gần 200 doanh nhân Việt Nam đã có mặt tại Hoa Kỳ trong chương trình xúc tiến đầu tư kết hợp với giao lưu văn hóa thể thao do HDBank tổ chức tại Miami vào tháng 4/2025.
Khởi công dự án điện năng lượng mặt trời tại nhà máy gốm mỹ nghệ Long Trường

Khởi công dự án điện năng lượng mặt trời tại nhà máy gốm mỹ nghệ Long Trường

Công ty TNHH sản xuất và xuất khẩu gốm mỹ nghệ Long Trường vừa khởi công hệ thống điện năng lượng mặt trời tại nhà máy Long Trường với công suất 1250 kWP.
Vĩnh Hoàn điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2025: Kiên định chiến lược xuất khẩu sang Mỹ

Vĩnh Hoàn điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2025: Kiên định chiến lược xuất khẩu sang Mỹ

Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2025 với hai kịch bản thận trọng hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp khẳng định sẽ không rút khỏi thị trường xuất khẩu chủ lực là Mỹ, đồng thời đẩy mạnh đầu tư mở rộng sản phẩm và chuỗi cung ứng.
AI trở thành động lực tăng trưởng bền vững của Be Group

AI trở thành động lực tăng trưởng bền vững của Be Group

Từ sự phát triển của Be Group cho thấy rằng, khi công nghệ được áp dụng đúng cách và đặt trong chiến lược dài hạn, AI hoàn toàn có thể trở thành bệ phóng giúp doanh nghiệp Việt vươn xa trong thời đại số.
HanaGold tạo dấu ấn tại Hội nghị tiếp xúc cử tri của Thủ tướng về tiên phong chuyển đổi số ngành kim hoàn

HanaGold tạo dấu ấn tại Hội nghị tiếp xúc cử tri của Thủ tướng về tiên phong chuyển đổi số ngành kim hoàn

Ngày 21/4/2025, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý HanaGold vinh dự tham gia Hội nghị Tiếp xúc Cử tri Doanh nghiệp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ, đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình đồng hành cùng Chính phủ phát triển ngành kim hoàn Việt Nam.
Bosch Việt Nam lan tỏa tinh thần sống khỏe qua sự kiện chạy bộ Bosch Run 2025

Bosch Việt Nam lan tỏa tinh thần sống khỏe qua sự kiện chạy bộ Bosch Run 2025

Vừa qua, Ngày hội chạy bộ Bosch Run 2025 – Chase the Race do Bosch Việt Nam tổ chức tại The Global City, Thành phố Thủ Đức, đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn cộng sự đến từ các chi nhánh trên toàn quốc. Đây không chỉ là một hoạt động thể thao thường niên, mà còn là dấu ấn khẳng định cam kết của Bosch trong việc chăm lo sức khỏe thể chất và tinh thần cho đội ngũ nhân sự.
​Thái Bình chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện mùa hè 2025

​Thái Bình chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện mùa hè 2025

Năm 2025, tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh phía bắc dự kiến sẽ đối mặt với áp lực lớn về cung ứng điện do nhu cầu tiêu thụ tăng cao, đặc biệt trong những tháng hè nắng nóng.
Nhiệt điện Hải Phòng cam kết sản xuất xanh, đồng hành cùng cộng đồng Tam Hưng

Nhiệt điện Hải Phòng cam kết sản xuất xanh, đồng hành cùng cộng đồng Tam Hưng

Chiều ngày 17/4/2025, đoàn đại biểu nhân dân phường Tam Hưng (Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) đã có buổi làm việc và kiểm tra thực tế tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng nhằm đánh giá công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và việc tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình sản xuất, vận hành của nhà máy.