Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu tăng tốt nhất đặc biệt với ngành thép.(Ảnh minh họa)
Theo tinnhanhchungkhoan.vn, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 26,03 điểm (+1,93%), lên 1.377,77 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 11% xuống 119.447 tỷ đồng, khối lượng giảm 5,5% xuống 3.854 triệu cổ phiếu.
Chỉ số HNX-Index tăng 2,04 điểm (+0,64%), lên 318,73 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 3% xuống 21.570,44 tỷ đồng, khối lượng giảm 6,8% xuống 869 triệu cổ phiếu.
Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu tăng tốt nhất, với ngành thép HSG (+7,3%), NKG (+4,2%), TLH (+5,88%), POM (+3,11%) và một số mã phân bón như DPM (+7,5%), DCM (+6,6%)...
Nhóm dầu khí thêm một tuần nhích lên do giá dầu thô vẫn đứng ở mức cao trên 70 USD/thùng với một số cổ phiếu tiêu biểu như GAS (+6,55%), PLX (+4,6%), PVD (+2,9%), OIL (+3,5%), BSR (+8,8%), PVS (+6%)...
Trong tuần qua, dòng tiền đã có sự dịch chuyển mạnh sang nhóm các cổ phiếu Mid cap và Small cap, giúp hàng loạt các cổ phiếu nhóm này nổi sóng.
Trong đó, VOS tăng mạnh nhất trên HOSE với cả 5 phiên đều tăng kịch trần, thanh khoản cũng nhảy vọt so với thời gian trước đó với khối lượng khớp lệnh từ 2,8 triệu đến hơn 4,2 triệu đơn vị/phiên.
Cổ phiếu VOS trên thị trường ngoài việc là một cổ phiếu có tính đầu cơ cao, thì tăng mạnh có thể đến từ việc ngành vận tải biển được cho là đang và sẽ hưởng lợi lớn trong trung, dài hạn khi nhiều nền kinh tế mở cửa trở lại thúc hoạt động xuất, nhập khẩu và hiện tại giá cước vận tải đang ở mức cao nhất mọi thời đại, cao gấp 5-10 lần so với trung bình lịch sử.
Cổ phiếu công ty chứng khoán FTS nằm trong số các mã cùng ngành vẫn đang tăng tốc, với HCM (+13,2%), VCI (+14,4%), VDS (+14,09%), SHS (+10,16%), VND (+9,8%), MBS (+5,36%), BSI (+7,87%). Trong khi phần còn lại đã chậm dần với sức ép chốt lời dần xuất hiện khiến một số như CTS, AGR, VIX, BVS, SSI chỉ còn tăng nhẹ.
Cổ phiếu AAA đã ghi nhận tổng cộng 8 phiên gần nhất đều đóng cửa tăng điểm, trong đó có 2 phiên tăng kịch trần, thanh khoản cũng tăng mạnh, nhất là trong 4 phiên gần nhất khi đột biến khớp lệnh từ 15 triệu đến hơn 24 triệu đơn vị.
Cổ phiếu ngành mía đường LSS được hưởng lợi lớn từ việc Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ Thái Lan ở mức 47,64% trong 5 năm.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 11/6 đến 18/6:
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu TSC bị chốt lời mạnh sau thời gian trước đó vọt lên gần 18.000 đồng vào cuối tháng 5, là mức đỉnh trong gần 6 năm qua (tính theo giá điều chỉnh) mà không có thông tin hỗ trợ nào đáng kể.
Cũng bị chốt lời mạnh là cổ phiếu TEG, sau tuần trước đó là cổ phiếu tăng tốt thứ hai trên sàn khi +17,57%.
Một bluechip là VPB với dấu hiệu phân phối đỉnh khá mạnh với việc leo lên mức lịch sử trên 72.000 đồng/cổ phiếu vào phiên 07/6 và thiếu sức bật sau đó, góp phần khiến dòng tiền rời bỏ và tìm kiếm cơ hội ở những nơi khác.
Trên sàn HNX, cổ phiếu ngành mía đường KTS của CTCP Đường Kon Tum cũng đã nhận sự hỗ trợ chung từ thông tin áp thuế bán chống bán phá giá một số mặt hàng đường có xuất xứ Thái Lan.
Tuy vậy, thanh khoản của KTS khá thấp, với phiên cao nhất cũng chỉ có hơn 34.000 đơn vị khớp lệnh.
Cổ phiếu CSC tăng tốt, không rõ có phải lý do là ngày 30/6 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 50:3 hay không.
Thông tin mới liên quan đến CSC là việc ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT CSC thông báo, chỉ mua được hơn 1,06 triệu cổ phiếu CSC trong tổng số 3 triệu cổ phiếu CSC đăng ký mua từ ngày 19/5 đến 17/6 và từ ngày 23/6 đến 22/7, ông Đoàn Văn Tuấn – Tổng giám đốc CSC đăng ký mua 200.000 cổ phiếu CSC .
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 11/6 đến 18/6:
Trên UpCoM, hai mã cổ phiếu tăng mạnh nhất gần 100% là BVL của CTCL BV Land và SUM của CTCP Đo đạc và Khoáng sản.
Trong đó, BVL là tân binh mới có ngày giao dịch đầu tiên là phiên 11/6 vừa qua. Tổng cộng 6 phiên đều đóng cửa tăng kịch trần, tuy vậy, cũng như nhiều hiện tượng tương tự trên UpCoM, thì cổ phiếu này thanh khoản trong phiên rất thấp, trung bình chỉ hơn 5.000 đơn vị khớp lệnh/phiên.
Còn SUM đã có 11 phiên liên tiếp từ 03/6 tới nay tăng hết biên độ, thanh khoản thấp, chỉ vài trăm cổ phiếu được khớp lệnh/phiên.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 11/6 đến 18/6:
Lạc Nhạn