Cụ thể, giá tiêu Ấn Độ bắt đầu tăng kể từ đầu mùa lễ hội và tăng hơn 5% trong một tuần qua lên 511 Rs/kg. Các thương nhân và nhà xuất khẩu kỳ vọng giá sẽ vẫn ở mức cao cho đến khi mùa thu hoạch bắt đầu vào đầu năm sau. Mùa thu hoạch tiêu bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 3 năm sau. Giá tiêu Ấn Độ bắt đầu tăng trong vài tháng qua do nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng lên. Với mức tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu Ấn Độ đã vượt mức 500 Rs/kg, đây là mức giá cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây kể từ năm 2017.
Giới chuyên môn Ấn Độ cho biết, sự tăng giá này một phần cũng do lo ngại về sản lượng sẽ suy giảm trong vụ thu hoạch tới bởi khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng tới sản lượng thu hoạch tiêu. Karnataka là bang sản xuất tiêu chính của Ấn Độ, tiếp theo là Kerala. Không giống như các nước sản xuất hạt tiêu khác, giá hạt tiêu Ấn Độ chủ yếu được quyết định bởi nhu cầu trong nước, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng hàng năm khoảng 60.000 tấn.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân cũng được cho là nhân tố đẩy giá tiêu lên cao là do trước đây nhiều lô hàng nhập khẩu tiêu bất hợp pháp từ Việt Nam qua Myanmar đến thị trường phía bắc Ấn Độ. Tuy nhiên, kể từ khi chính phủ mới lên nắm quyền ở Myanmar, thì hoạt động kinh doanh trái phép này đã bị dừng lại, khiến nguồn hàng càng trở nên khan hiếm.
Trong những năm qua, giá tiêu Ấn Độ cao hơn so với giá tiêu của Việt Nam, Sri Lanka, thúc đẩy hoạt động nhập khẩu tiêu từ hai quốc gia này. Khiến cho hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Ấn Độ bị đình trệ khoảng 16.000 đến 17.000 tấn. Kết quả là Ấn Độ đã trở thành nước nhập khẩu ròng hạt tiêu. Nhập khẩu hạt tiêu để xuất khẩu ở mức 22.469 tấn trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2021, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần tiêu của Ấn Độ trong xuất khẩu hiện nay rất thấp do giá cao. Không giống như Việt Nam và Brazil, những nước phụ thuộc vào xuất khẩu, Ấn Độ có một thị trường tiêu thụ nội địa rộng lớn. Việc tăng giá cước và tình trạng thiếu container đã ảnh hưởng đến các chuyến hàng vận chuyển tiêu, giá cước vận chuyển hàng hóa sang Mỹ đã tăng cao. Thị phần tiêu của Ấn Độ trong xuất khẩu hiện nay rất thấp do giá cao. Không giống như Việt Nam và Brazil, những nước phụ thuộc vào xuất khẩu, Ấn Độ có một thị trường tiêu thụ nội địa rộng lớn. Việc tăng giá cước và tình trạng thiếu container đã ảnh hưởng đến các chuyến hàng vận chuyển tiêu, giá cước vận chuyển hàng hóa sang Mỹ đã tăng gấp 5 lần lên 15.000 USD/container, Mỹ đang tìm kiếm nguồn cung từ Brazil.
Giới chuyên môn đánh giá rằng, cơ hội xuất khẩu hạt tiêu Việt sang Ấn Độ là vẫn rất khả quan nhưng cần sự nghiên cứu thị trường kỹ càng của doanh nghiệp xuất khẩu và các mối quan hệ đối tác vững chắc lâu dài với các nhà nhập khẩu ở quốc gia Nam Á này.
Đỗ Nhung