Thứ năm 03/07/2025 13:07
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Tiền lương, tiền thưởng đối với các vị trí chủ chốt ở doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 hiện nay

12/07/2021 17:22
Cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước đang phải hứng chịu những tổn thất nặng nền khiến cho nhiều doanh nghiệp lao đao, nhiều doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng có thể phá sản

Trong năm 2020 và 2021 cho thấy, đại dịch dịch bệnh Covid – 19 đang tác động vô cùng to lớn trên phạm vi toàn thế giới, gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Trong bối cảnh đó, cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước đang phải hứng chịu những tổn thất nặng nền khiến cho nhiều doanh nghiệp lao đao, nhiều doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng có thể phá sản. Nợ xấu tăng cao, việc trả lương cho người lao động gặp nhiều khó khăn (Ví dụ: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam[1], Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam…), có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp này, trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước luôn được xác định là công cụ mạnh để Ðảng, Nhà nước điều tiết, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội trong nước, đi đầu thực hiện công tác an sinh xã hội theo chủ trương của Ðảng, Nhà nước và thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - VNA và Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam - VATM), thời gian thực hiện năm 2020 với các nội dung chủ yếu: (i) Giao cho doanh nghiệp xây dựng bảng lương của người quản lý; (ii) Khoán chi phí tiền lương của người lao động gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh; (iii) Ban giám đốc hưởng chung quỹ tiền lương với người lao động và khống chế mức hưởng tối đa so với mức lương bình quân của người lao động; (iv) Quy định mức lương cơ bản, mức lương được hưởng của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên gắn với quy mô, mức độ phức tạp quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn; (v) Thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm thì đánh giá, quyết định mức lương đối với Ban giám đốc, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên.

Tuy nhiên, qua hơn 01 năm thực hiện Nghị định số 20/2020/NĐ-CP cho thấy, các nội dung thí điểm đã bước đầu tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong xác định tiền lương, trả lương cho người lao động và người quản lý; tạo sự đồng bộ, tương quan hợp lý trong hệ thống thang lương, bảng lương đối với người lao động và người quản lý trong doanh nghiệp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập về tiền lương đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, dựa trên kết quả kinh doanh năm 2020 và quy định tại Nghị định 20/2020/NĐ-CP, VNPT có lãi lương dành cho lãnh đạo cao hơn mức đã trả; VATM có lãi thấp còn VNA lỗ nên mức lương giảm sâu, thậm chí chỉ bằng mức sàn.

Cụ thể, tại VNPT, năm 2020, dù kinh doanh có lãi, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19, tiền lương của lãnh đạo tập đoàn này vẫn bằng của năm 2019, trong đó, Chủ tịch Hội đồng thành viên được trả 86,4 triệu đồng/tháng, thành viên Hội đồng thành viên 76,8 triệu đồng/tháng, kiểm soát viên 76,7 triệu đồng/tháng. Mức lương nêu trên xác định bằng năm 2019 và chỉ bằng 80% mức tối đa được hưởng theo quy định tại Nghị định số 20/2020/NĐ-CP (Nghị định 20/2020/NĐ-CP cũng cho phép VNPT xác định mức tiền lương của Ban điều hành[2] tối đa 7 lần tiền lương bình quân của người lao động. Tuy nhiên thực tế, Tập đoàn chỉ thực hiện mức lương của Tổng giám đốc bằng 4,42 lần tiền lương bình quân của người lao động). Với VNA, đơn vị chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, năm 2020 đã cơ cấu giảm 1.344 người lao động so với thực hiện năm 2019, hiện còn 4.308 người. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ-VNA dự kiến lỗ 14.487 tỷ đồng, chỉ tiêu khoán lương (tấn.km thực hiện có doanh thu) dự kiến chỉ bằng 44% so với năm 2019. Do vậy, căn cứ quy định tại Nghị định số 20/2020/NĐ-CP và Thông tư số 04/2020/TT-BLĐTBXH, đến nay VNA đã triển khai xây dựng đơn giá tiền lương khoán với lãnh đạo giảm khá sâu.

Cụ thể, mức lương của Chủ tịch Hội đồng quản trị là 55,065 triệu đồng/tháng, Thành viên Hội đồng quản trị 47,199 triệu đồng/tháng, Trưởng ban kiểm soát là 47,199 triệu đồng/tháng, Kiểm soát viên chuyên trách là 39,332triệu đồng/tháng (bằng khoảng 37% so với thực hiện năm 2019). Tương tự như VNA, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam cũng là đơn vị chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, năm 2020 chỉ đặt mục tiêu bảo toàn vốn và cân bằng thu chi. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch của công ty mẹ - VATM dự kiến 3,530 tỷ đồng, giảm 99,75% so với năm2019, chỉ tiêu khoán lương (km điều hành bay quy đổi) dự kiến chỉ bằng 40,66% so với thực hiện năm 2019.

Tuy nhiên, do thời gian thực hiện thí điểm ngắn (trong năm 2020) lại trong bối cảnh đại dịch COVID-19, tình hình sản xuất, kinh doanh của 03 doanh nghiệp thực hiện thí điểm bị tác động lớn nên chưa thể đánh giá được mối quan hệ giữa tiền lương và hiệu quả sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thí điểm, trong khi cơ chế tiền lương mới phải lùi sang thực hiện từ tháng 7/2022 theo Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 09/10/2020 của Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Theo đó sẽ có khoảng trống áp dụng từ năm 2021 cho đến khi thực hiện cơ chế tiền lương mới dẫn đến phát sinh bất cập đó là các doanh nghiệp chưa có cơ chế tiền lương mới để áp dụng trong khi thời gian thí điểm đã hết. Khi đó, trong thời gian chờ cơ chế tiền lương mới được ban hành (từ 2021 đến tháng 7/2022) về nguyên tắc, 03 Tập đoàn, Tổng Công ty thực hiện thí điểm phải quay lại thực hiện cơ chế tiền lương chung đối với doanh nghiệp nhà nước2, dẫn đến những nội dung mới đã triển khai (như thang lương, bảng lương, quy chế trả lương, đơn giá tiền lương khoán, chuyển xếp lương cho người lao động và người quản lý… đã xây dựng và đang thực hiện theo Nghị định số 20/2020/NĐ-CP) phải bỏ, quay lại áp dụng như trước khi thực hiện thí điểm, điều này làm phát sinh các bất cập, gây xáo trộn trong chính sách tiền lương của doanh nghiệp thực hiện thí điểm.

ffffff

Luật gia. Tiến sĩ Trần Minh Sơn (Bộ Tư pháp) - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Thương mại quốc tế Thái Bình Dương (PIAC)

Bên cạnh đó, Nghị định số 20/2020/NĐ-CP, qua quá trình thực hiện hơn 01 năm nay cho thấy cũng đã phát sinh bất cập trong bối cảnh tác động bởi dịch Covid-19, đó là:

Thứ nhất, chưa có quy định về trích quỹ lương dự phòng để ổn định tiền lương, thu nhập cho người lao động như đối với doanh nghiệp nhà nước khác;

Thứ hai, chưa có quy định bảo đảm tiền lương ở mức nhất định để ổn định đời sống cho người lao động trong trường hợp tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thí điểm bị tác động lớn bởi yếu tố khách quan (năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 các doanh nghiệp bị tác động nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19) dẫn đến tiền lương bị sụt giảm nghiêm trọng3 khi thực hiện cơ chế thí điểm.

Từ thực tế trên, cần thiết sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP để kéo dài thời gian thực hiện thí điểm và sửa đổi, bổ sung những bất cập đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Việc cần thiết ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP theo hướng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ít nhất 03 nội dung chính như sau:

Thứ nhất, sửa đổi thời hạn thực hiện Nghị định số 20/2020/NĐ-CP, cụ thể sửa Điều 1 để kéo dài thời gian thực hiện thí điểm Nghị định số 20/2020/NĐ-CP cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết số 27-NQ/TW. Vì Nghị định số 20/2020/NĐ-CP chỉ có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2020, trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2021 đến khi Nghị định có hiệu lực thi hành doanh nghiệp không có cơ sở pháp lý để xác định tiền lương cho người lao động. Khi quy định hiệu lực trở về trước (áp dụng từ ngày 01/01/2021) sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xác định tiền lương gắn với các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh theo năm tài chính, đồng thời người lao động cũng có lợi hơn. Vì vậy, việc quy định hiệu lực trở về trước nêu trên là phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ hai, bổ sung vào Điều 8 Nghị định số 20/2020/NĐ-CP nội dung quy định về việc trích lập quỹ dự phòng tiền lương cho năm sau không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện như quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước để bảo bảo tính đồng bộ trong tổ chức thực hiện.

Thứ ba, bổ sung quy định về xác định tiền lương đối với người lao động và người quản lý khi thực hiện Nghị định số 20/2020/NĐ-CP khi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan (tác động bởi dịch Covid-19) đến năng suất lao động và hiệu quả của doanh nghiệp, cụ thể: xác định tiền lương của người lao động, người quản lý trong trường hợp doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan mà tiền lương thấp hơn 65% so với năm 2019 (trước khi thực hiện thí điểm) thì được xác định cao hơn đến 65% mức tiền lương của năm 2019 và bảo đảm không thấp hơn tiền lương theo thang lương, bảng lương của công ty. Khi thực hiện quy định này, công ty phải hoàn thành kế hoạch lợi nhuận được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao. Việc quy định nội dung nêu trên dựa trên cơ sở như sau:

(i) Nghị định số 20/2020/NĐ-CP quy định xác định quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành theo chỉ tiêu khoán lương, có 2/3 đơn vị thực hiện khoán lương theo sản phẩm6 (VNA và VATM). Do tác động bởi đại dịch Covid-19, chỉ tiêu khoán lương của 2 đơn vị này bị giảm sâu, dẫn đến tiền lương, thu nhập bị sụt giảm nhiều so với năm 2019 (năm trước khi thực hiện thí điểm) như đã nêu tại Mục I Tờ trình này, nếu vẫn thực hiện theo cơ chế tiền lương như trước khi thí điểm thì ít nhất cũng đạt mức 65% tiền lương, thu nhập năm 2019.

(ii) Tháng 3 năm 2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã cho phép VATM được áp dụng tiền lương năm 2020 gắn với hiệu quả công việc theo quy chế trả lương của Tổng công ty trên cơ sở tiết kiệm các khoản chi phí, tự cân đối thu chi, không phát sinh lỗ và hoàn thành kế hoạch lợi nhuận được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Nếu tính theo nguyên tắc trên thì tiền lương năm 2020 của VATM bằng khoảng 65% thu nhập bình quân thực hiện năm 2019.

(iii) Với quy định đề xuất nêu trên, trường hợp xác định bằng mức 65% so với năm 2019, với điều kiệm bảo đảm VNA hoàn thành kế hoạch lợi nhuận được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao, VATM cân đối được thu chi thì năm 2021 tiền lương bình quân của người lao động và Ban điều hành VNA là 29,63 triệu đồng/người/tháng, trong đó: phi công Việt Nam là 89,7 triệu đồng/người/tháng, tiếp viên Việt Nam là 15,6 triệu đồng/người/tháng, lao động mặt đất là 19,3 triệu đồng/người/tháng (năm 2019 bình quân là 45,58 triệu đồng/người/tháng, trong đó: phi công Việt Nam là 138 triệu đồng/người/tháng, tiếp viên Việt Nam là 24 triệu đồng/người/tháng, lao động mặt đất là 29,6 triệu đồng/người/tháng)7, tiền lương bình quân của người lao động VATM là 18,51 triệu đồng/người/tháng (năm 2019 là 28,5 triệu đồng/người/tháng. Với mức tiền lương bình quân này bảo đảm cho các công ty duy trì được đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật để phục vụ yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều biến động bởi đại dịch và các yếu tố khách quan liên quan.

Nếu quy định các nội dung theo đề xuất tại Nghị định mới thay thế Nghị định 20/2020/NĐ-CP như trên sẽ không phát sinh thêm thủ tục hành chính so với quy định hiện hành; không có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới cần lồng ghép; nội dung mới Nghị định cơ bản sẽ kế thừa các quy định hiện hành, bảo đảm về nguồn lực và tài chính để thi hành Nghị định, vì vậy, việc sớm nghiên cứu ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 20/2020/NĐ-CP trong bối cảnh hiện nay khi nhiều doanh nghiệp nhà nước đang gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương của người lao động (là tài sản quan trọng của doanh nghiệp) thì việc sớm ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 20/2020/NĐ-CP là rất cần thiết nhằm xác định doanh nghiệp nhà nước là công cụ mạnh để Ðảng, Nhà nước điều tiết, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội trong nước, đi đầu thực hiện công tác an sinh xã hội theo chủ trương của Ðảng, Nhà nước và thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới khi hậu dịch bệnh Covid - 19.

Luật gia, Tiến sĩ Trần Minh Sơn (Bộ Tư pháp) - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Thương mại quốc tế Thái Bình Dương (PIAC)


[1] Tổng nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines tại ngày 31/3/2021 là 37.028 tỷ đồng, trong đó nợ người lao động và Nhà nước hơn 1.000 tỷ đồng (https://vietnambiz.vn/ngoai-vay-ngan-hang-vietnam-airlines-con-no-nguoi-lao-dong-va-nha-nuoc-bao-nhieu-tien-20210618151039607.htm)

[2] Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng.

Bài liên quan
Tin bài khác
Thu hồi 7 sản phẩm, ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố của Dược phẩm Toàn Cầu Đông Nam vì sai phạm

Thu hồi 7 sản phẩm, ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố của Dược phẩm Toàn Cầu Đông Nam vì sai phạm

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 7 sản phẩm mỹ phẩm do Công ty TNHH Dược phẩm Toàn Cầu Đông Nam chịu trách nhiệm đưa ra thị trường, với lý do công thức sản phẩm không đúng so với hồ sơ đã công bố, nhãn mác không đáp ứng quy định hiện hành.
Bộ Y tế “tuýt còi” fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng”

Bộ Y tế “tuýt còi” fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng”

Cục An toàn thực phẩm (ATTP, Bộ Y tế) vừa gửi công văn yêu cầu xử lý vi phạm quảng cáo của fanpage mang tên “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng” .
Động thái mới của Bộ Công Thương sau vụ dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người

Động thái mới của Bộ Công Thương sau vụ dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người

Sau vụ triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người, Bộ Công Thương đã chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra diện rộng các cơ sở sản xuất dầu ăn trên phạm vi toàn quốc.
Cảnh báo giả danh trung tâm đăng kiểm yêu cầu chuyển tiền, cài đặt ứng dụng

Cảnh báo giả danh trung tâm đăng kiểm yêu cầu chuyển tiền, cài đặt ứng dụng

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa phát đi cảnh báo khẩn về việc xuất hiện các cuộc gọi lừa đảo, giả danh cán bộ của Cục nhằm chiếm đoạt tài sản người dân thông qua việc yêu cầu chuyển tiền và cài đặt ứng dụng trên điện thoại. Hình thức lừa đảo này đang có dấu hiệu lan rộng và gây thiệt hại thực tế.
Phạt gấp 10 lần khoản thu từ hành vi mua bán dữ liệu cá nhân

Phạt gấp 10 lần khoản thu từ hành vi mua bán dữ liệu cá nhân

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, với nhiều quy định nghiêm khắc nhằm chấn chỉnh tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan hiện nay.
Bộ Công an cảnh báo khẩn những chiêu lừa đảo trực tuyến

Bộ Công an cảnh báo khẩn những chiêu lừa đảo trực tuyến

Bộ Công an và Google hợp tác cảnh báo về những phương thức lừa đảo tinh vi. Hãy nhận diện và tự bảo vệ mình trước hiểm họa trên không gian mạng.
Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn bị truy thu thuế hơn 12 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn bị truy thu thuế hơn 12 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn - chủ nhà máy thủy điện Đak Glun đặt tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước bị phạt và truy thu thuế 12 tỷ đồng.
Apax Leaders chậm đóng bảo hiểm hơn 5 năm, dẫn đầu danh sách tại Hà Nội

Apax Leaders chậm đóng bảo hiểm hơn 5 năm, dẫn đầu danh sách tại Hà Nội

Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax (Apax Leaders) hiện đang đứng đầu danh sách doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), và bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp tại Hà Nội, với tổng số nợ gần 62 tỉ đồng, thời gian chậm đóng lên tới 63 tháng, tương đương hơn 5 năm.
Ai đứng sau đường dây làm dầu ăn giả thu về hàng nghìn tỷ đồng?

Ai đứng sau đường dây làm dầu ăn giả thu về hàng nghìn tỷ đồng?

Nhật Minh Food vừa tham gia sản xuất dầu ăn giả chưa đầy 3 năm trở lại đây thì bị phanh phui. Giúp sức đường dây này có còn Công ty An Hưng Phước - một trong những đơn vị lâu năm chuyên nhập khẩu và phân phối dầu thực vật cung cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn tại khu vực miền Tây.
Biến dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm: Cảnh báo "đỏ" về an toàn thực phẩm

Biến dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm: Cảnh báo "đỏ" về an toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát cảnh báo khẩn sau khi VTV phản ánh việc một số cơ sở sử dụng dầu ăn chăn nuôi nhập khẩu để chế biến thành thực phẩm cho người. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng.
Nói đùa "có bom", một hành khách bị phạt 4 triệu đồng

Nói đùa "có bom", một hành khách bị phạt 4 triệu đồng

Một hành khách vừa bị phạt 4 triệu đồng vì nói đùa có bom tại sân bay Nội Bài. Đây là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về tầm quan trọng của an ninh hàng không.
Siết chặt quản lý thị trường vàng: Ngăn chặn hành vi hợp thức hóa vàng lậu

Siết chặt quản lý thị trường vàng: Ngăn chặn hành vi hợp thức hóa vàng lậu

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới vẫn diễn ra, ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do, từ đó gây sức ép lên thị trường ngoại hối và việc điều hành chính sách tiền tệ, làm thất thu ngân sách nhà nước.
Vi phạm quy định về kế toán, Tiktoker Vũ Hồng Phúc “Cún Bông” cùng đồng bọn bị khởi tố

Vi phạm quy định về kế toán, Tiktoker Vũ Hồng Phúc “Cún Bông” cùng đồng bọn bị khởi tố

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Nam Phương (Tiktoker Vũ Hồng Phúc “Cún Bông”), Nguyễn Nam Thắng và Chu Thị Mỹ Nhung do vi phạm quy định về kế toán.
Bất động sản Trường Thành chịu án phạt nặng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Bất động sản Trường Thành chịu án phạt nặng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (HoSE: TEG) với tổng số tiền lên tới 240 triệu đồng do loạt vi phạm nghiêm trọng trong nghĩa vụ công bố thông tin, bao gồm công bố thiếu sót và sai lệch thông tin.
Xuất nhập khẩu Đông Dương và loạt vi phạm chứng khoán: Đằng sau tấm "bình phong"

Xuất nhập khẩu Đông Dương và loạt vi phạm chứng khoán: Đằng sau tấm "bình phong"

Công ty CP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (Xuất nhập khẩu Đông Dương) vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 370 triệu đồng do loạt vi phạm trong công bố thông tin.