Thứ năm 03/07/2025 15:24
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thủ tướng: Việt Nam, Ba Lan tìm ra con đường tốt nhất để hợp tác

16/01/2025 22:53
Trưa 16/1, trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, sau khi hội đàm, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ báo chí để thông báo về kết quả hội đàm.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ báo chí để thông báo về kết quả hội đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ báo chí để thông báo về kết quả hội đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh cho thế giới

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết, với quan hệ thân tình giữa hai đất nước như những người bạn, "hai đất nước có nhiều trải nghiệm giống nhau trong quá khứ", cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính là trải nghiệm quý báu với cá nhân ông.

Hai bên đã thảo luận về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, cũng như về các biện pháp để tiếp tục phát huy những điểm chung, thúc đẩy đưa quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai đất nước tiếp tục phát triển trên các lĩnh vực.

Nhấn mạnh Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề cập những vấn đề quan trọng, những bước đi tiếp theo, Thủ tướng Ba Lan đặc biệt đánh giá cao phía Việt Nam đã quyết định áp dụng miễn thị thực ngắn hạn cho công dân Ba Lan, điều này sẽ giúp ngày càng có nhiều du khách Ba Lan tới thăm Việt Nam.

Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ Ba Lan khẳng định nước này sẽ sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA). "Ba Lan sẽ không phải là quốc gia cuối cùng phê chuẩn Hiệp định này", ông nói và cam kết cá nhân ông sẽ tiếp tục chú trọng thúc đẩy quan hệ song phương "càng chặt chẽ càng tốt".

Thủ tướng Ba Lan nhấn mạnh hợp tác kinh tế giữa hai nước có vai trò quan trọng, và Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh cho thế giới với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế. "Chúng tôi hiểu rất rõ điểm xuất phát của Việt Nam sau chiến tranh", ông chia sẻ.

Thủ tướng Ba Lan tin rằng hợp tác kinh tế giữa hai bên sẽ đạt những tầm cao mới trên nhiều lĩnh vực, trong đó có nâng cao kim ngạch thương mại theo hướng cân bằng hơn, cũng như có thêm nhiều ý tưởng nữa cho đầu tư song phương, đặc biệt là hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng – an ninh.

Một lĩnh vực quan trọng khác được Thủ tướng Ba Lan đề cập là tăng cường hợp tác giữa hai khu vực EU và ASEAN; cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn ủng hộ sự hợp tác này.

Thân tình chia sẻ về việc hai Thủ tướng là những người cùng thế hệ, Thủ tướng Ba Lan cho rằng hai bên có trải nghiệm khác nhau nhưng luôn có những cảm xúc gần gũi và tin rằng điều này sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai.

Ông bày tỏ cảm ơn, rất vui mừng nhận lời mời thăm lại Việt Nam của Thủ tướng Phạm Minh Chính và hy vọng chuyến thăm có thể diễn ra trong năm nay, năm hai nước kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao.

Thủ tướng Donald Tusk cho biết, hai bên đã thảo luận về các biện pháp để tiếp tục phát huy những điểm chung, thúc đẩy đưa quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai đất nước tiếp tục phát triển trên các lĩnh vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Donald Tusk cho biết, hai bên đã thảo luận về các biện pháp để tiếp tục phát huy những điểm chung, thúc đẩy đưa quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai đất nước tiếp tục phát triển trên các lĩnh vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Giá trị cốt lõi không thay đổi dù thế giới đổi thay

Về phần mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoàn toàn tán thành với các chia sẻ của Thủ tướng Donald Tusk; bày tỏ rất vui mừng dẫn đầu đoàn Đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Ba Lan - đất nước những con người vĩ đại như Copernicus, Marie Curie, Chopin, đất nước tươi đẹp với nền văn hóa lâu đời và giàu lòng mến khách; cảm ơn sự đó tiếp trọng thị mà phía Ba Lan đã dành cho Đoàn Việt Nam với tình cảm chân thành, tin cậy, hiệu quả.

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam không bao giờ quên tình cảm, sự ủng hộ quý báu mà Ba Lan dành cho Việt Nam trong suốt 75 năm qua, đặc biệt trong cuộc đấu tranh giành độc lập, chủ quyền, thống nhất đất nước trước đây và xây dựng, bảo vệ đất nước ngày nay. Ba Lan cũng là một trong những nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn dịch COVID-19.

"Dù thế giới có thay đổi, dù tình hình khó khăn hay phức tạp thì giá trị cốt lõi, tình cảm của nhân dân 2 nước, hai dân tộc cũng không thay đổi và không những không thay đổi mà càng sâu sắc, toàn diện, hiệu quả hơn", Thủ tướng nêu rõ.

Vui mừng được chứng kiến những thành tựu quan trọng của Ba Lan trong thời gian qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho biết, quy mô kinh tế Việt Nam từ chỗ "không có tên tuổi trên thế giới" từ những năm trước đổi mới đến năm 2024 đã đạt khoảng 470 tỷ USD, đứng 33-34 thế giới. Trong những thành quả này có sự đóng góp từ quan hệ hợp tác với Ba Lan.

Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Ba Lan đang phát triển tích cực trên tất cả cả lĩnh vực. Tin cậy chính trị được củng cố và phát triển; duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, tích cực ủng hộ nhau tại các diễn đàn quốc tế, đa phương.

Hợp tác thương mại - đầu tư phát triển mạnh mẽ: Ba Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Trung Đông Âu; kim ngạch thương mại hai chiều tăng liên tục, năm 2024 đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng hơn 14% so với năm 2023.

Hợp tác trên các lĩnh vực khác như: quốc phòng an ninh (nhất là đóng tàu), lao động, giáo dục đào tạo, văn hóa và du lịch… tiếp tục phát triển.

"Trong khó khăn, chúng ta vẫn tìm ra được con đường tốt nhất để đến với nhau, hợp tác và phát triển. Việt Nam xác định quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Ba Lan, là một ưu tiên trong tổng thể quan hệ đối ngoại", Thủ tướng cho biết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam xác định quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Ba Lan, là một ưu tiên trong tổng thể quan hệ đối ngoại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam xác định quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Ba Lan, là một ưu tiên trong tổng thể quan hệ đối ngoại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên thống nhất đánh giá hai nước còn nhiều dư địa để hợp tác mạnh mẽ hơn nữa, tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên; thống nhất về các định hướng, biện pháp thúc đẩy hợp tác hai nước, với 06 nhóm biện pháp trọng tâm.

Theo đó, tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, tạo cơ sở vững chắc sớm nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới xứng tầm truyền thống 75 năm; tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao.

Cùng với đó, đưa hợp tác kinh tế trở thành trụ cột quan trọng của quan hệ song phương; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều sớm đạt 5 tỷ USD. Xem xét thành lập Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế giữa hai nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Ba Lan sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); ủng hộ EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam.

Hai bên cũng thống nhất đổi mới và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc phòng - an ninh. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác về gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ Liên hợp quốc và công nghiệp quốc phòng; chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp phòng chống tội phạm công nghệ cao, xuyên quốc gia; đẩy mạnh hợp tác về an ninh mạng; hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Cùng với đó, tăng cường hợp tác giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, nhất là trong những lĩnh vực Ba Lan có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, an ninh mạng, địa chất, đóng tàu… Đây là lĩnh vực hợp tác truyền thống và là thế mạnh hai bên cần tiếp tục phát huy.

Về thúc đẩy hợp tác lao động, văn hóa - thể thao - du lịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam đã quyết định sẽ áp dụng miễn thị thực ngắn hạn cho công dân Ba Lan trong khuôn khổ Chương trình kích cầu du lịch Việt Nam trong năm 2025. Ở chiều ngược lại, đề nghị phía Ba Lan tạo thuận lợi trong việc cấp thị thực cho du khách Việt Nam.

Thủ tướng cũng cảm ơn và đề nghị Ba Lan tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng người Việt sinh sống và phát triển; nghiên cứu xác định cộng đồng người Việt tại Ba Lan là dân tộc thiểu số của nước này.

Hai Thủ tướng thống nhất đánh giá hai nước còn nhiều dư địa để hợp tác mạnh mẽ hơn nữa, tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên; thống nhất về các định hướng, biện pháp thúc đẩy hợp tác hai nước, với 06 nhóm biện pháp trọng tâm - Ảnh: VGP/Nhật B
Hai Thủ tướng thống nhất đánh giá hai nước còn nhiều dư địa để hợp tác mạnh mẽ hơn nữa, tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên; thống nhất về các định hướng, biện pháp thúc đẩy hợp tác hai nước, với 06 nhóm biện pháp trọng tâm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên thống nhất, tăng cường phối hợp chặt chẽ, tham vấn và ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề khu vực và quốc tế tại các diễn đàn quốc tế, đa phương, đặc biệt là tại Liên Hợp Quốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng hai bên tăng cường hợp tác cùng nhau và cùng các nước thế giới để góp phần giải quyết các vấn đề toàn dân, toàn diện, toàn cầu trên cơ sở đề cao chủ nghĩa đa phương, kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Việt Nam cũng đề nghị Ba Lan phát huy vai trò Chủ tịch luân phiên EU trong 6 tháng đầu năm 2025, tiếp tục thúc đẩy hợp tác ASEAN - EU, Việt Nam – EU. Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Ba Lan đẩy mạnh hợp tác với ASEAN và các quốc gia Đông Nam Á khác.

Về Biển Đông, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ba Lan và EU tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ lập trường, quan điểm của Việt Nam và ASEAN về giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Theo baochinhphu.vn
Tin bài khác
Hỗ trợ địa phương vận hành chính quyền hai cấp đồng bộ và thông suốt

Hỗ trợ địa phương vận hành chính quyền hai cấp đồng bộ và thông suốt

Ngay sau khi mô hình chính quyền hai cấp vận hành, nhiều doanh nghiệp lớn đã đồng loạt triển khai giải pháp hỗ trợ, đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Bộ Tài chính: Đảm bảo chi trả đầy đủ chế độ và xử lý hiệu quả tài sản công sau sắp xếp bộ máy

Bộ Tài chính: Đảm bảo chi trả đầy đủ chế độ và xử lý hiệu quả tài sản công sau sắp xếp bộ máy

Bộ Tài chính khẳng định kinh phí chi trả chế độ sau sắp xếp bộ máy được đảm bảo đầy đủ, đồng thời đẩy mạnh rà soát và xử lý tài sản công theo hướng minh bạch, tránh thất thoát và phục vụ mục tiêu công.
Bà Trương Thị Bích Hạnh làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TP. Hồ Chí Minh

Bà Trương Thị Bích Hạnh làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TP. Hồ Chí Minh

Chiều 2/7, Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam về việc thành lập và chuẩn y Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, đồng thời công bố các quyết định nhân sự quan trọng của Ban Thường vụ Thành ủy liên quan đến tổ chức bộ máy của cơ quan này.
Quảng Trị: Công bố bộ máy tổ chức mới sau sáp nhập tỉnh

Quảng Trị: Công bố bộ máy tổ chức mới sau sáp nhập tỉnh

Tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định công bố cơ cấu tổ chức mới sau sáp nhập với gần 100 cán bộ được bổ nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo sở, ngành, nhằm xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hôm nay (1/7/2025) cả 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Thời điểm này đánh dấu cuộc chuyển mình to lớn về quản trị quốc gia để phù hợp với kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Sau khi hoàn tất sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Đà Nẵng đã hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, với đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và lý lịch chính trị vững vàng.
Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Sáng ngày 30/6, Tại Hội trường Thành ủy Nha Trang, diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, khởi đầu cho chính quyền hai cấp mới từ 1/7/2025. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính tại TP. Hồ Chí Minh.
Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
Hân hoan trong ngày vui lớn

Hân hoan trong ngày vui lớn

Hôm nay 30/6/2025 đã được xác định là thời điểm trọng đại, khi các tỉnh thành công bố sự kiện hợp nhất địa giới, chung hòa đơn vị hành chính. Nhiều hoạt động chào mừng, ghi nhận đang sôi nổi diễn ra.
Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Sáng 30/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện; thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, xã, phường, đặc khu đã diễn ra trọng thể.
Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Sau Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu, từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động, giảm 29 đơn vị so với trước. Cuộc “sắp xếp lại giang sơn” được nhìn nhận “không chỉ để gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn…”.
Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Có một nhận định chung đang rất được lan tỏa với cộng đồng, là từ ngày 01/7, nhiều địa danh tỉnh thành sẽ mất đi, khi chính quyền thay đổi cấp bậc quản lý hành chính và tinh giản địa giới một số địa phương. Song điều đó có thật không, hay chúng ta cần cởi mở góc nhìn để nhìn nhận vấn đề?
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo TP.HCM

8h sáng nay 30-6, tất cả các tỉnh, thành cả nước đồng loạt tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
Cả nước chính thức công bố vận hành chính quyền địa phương hai cấp

Cả nước chính thức công bố vận hành chính quyền địa phương hai cấp

Sáng nay (30/6), trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.