
Thông tin về thị trường Ấn Độ năm 2022
Ấn Độ - quốc gia đông dân bậc nhất thế giới - đang có những tín hiệu tích cực đáng chú ý về nền kinh tế.
Cụ thể, Ấn Độ vẫn đang trên đà đạt được vị thế nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới, bất chấp số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng nhanh đe dọa sự phục hồi kinh tế trong thời gian tới, một số địa phương đã áp đặt lệnh giới nghiêm vào các ngày cuối tuần. Giới chuyên môn nước này cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ sẽ đạt khoảng 232 nghìn tỷ Rupi (tương đương khoảng 3.200 tỷ USD) sẽ tăng trưởng 9,2% trong năm tài chính hiện tại kết thúc vào ngày 31/3 tới, so với mức tăng trưởng âm 7,3% của năm trước. Nếu tính theo GDP danh nghĩa, NSO dự báo kinh tế nước này tăng trưởng 17,6%.
Trong đó, lĩnh vực sản xuất sẽ tăng 12,5% so với mức giảm 7,2% của năm tài chính trước; lĩnh vực khai khoáng và khai thác đá tăng 14,3%; ngành xây dựng tăng 10,7%; lĩnh vực thương mại, khách sạn, vận tải, thông tin liên lạc và dịch vụ liên quan đến phát thanh truyền hình sẽ tăng 11,9%. Ngành nông nghiệp ước tính sẽ tăng 3,9% trong tài khóa 2021-2022, cao hơn mức tăng 3,6% được ghi nhận trong năm tài chính 2020-2021. Ngành dịch vụ dự kiến tăng trưởng dương 8,2% trong năm nay so với mức giảm 8,4% của năm trước, các hoạt động dịch vụ đã bùng nổ mạnh mẽ kể từ tháng 8 đến tháng 12 vừa qua.
Đáng chú ý, Ấn Độ vẫn đang trên đà đạt được vị thế nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới, bất chấp số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng nhanh đe dọa sự phục hồi kinh tế trong thời gian tới, một số địa phương đã áp đặt lệnh giới nghiêm vào các ngày cuối tuần. Trước đó, các tổ chức trong và ngoài nước như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI), Ngân hàng HDFC đều dự báo kinh tế nước này sẽ tăng 9,5% trong tài chính hiện nay. Kinh tế Ấn Độ đã có dấu hiệu hụt hơi kể từ trước khi đại dịch Covid 19 bùng phát khi GDP tăng trưởng 6,8% trong năm tài chính 2017-2018 giảm xuống 6,5% trong năm 2018-2019; tốc độ tăng GDP chỉ đạt 4,0% trong năm 2019-2020 và tăng trưởng âm 7,3% khi đại dịch Covid 19 bùng phát và tác động mạnh đến kinh tế nước này.
Đỗ Nhung
- Nghị quyết số 33/NQ-CP và thông điệp "Nhà phải có người ở"
- Nha Trang đón khách du lịch trên tàu biển quốc tế MSC POESIA
- Thanh Hóa: Nhanh chóng giúp doanh nghiệp vượt qua “sóng gió”
- UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 từ 6,6% xuống 6%
- Chính phủ chỉ đạo hình thành nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, cạnh tranh quốc tế
Cùng chuyên mục


Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải đón siêu tàu container lớn nhất thế giới

Việt Nam - Australia: Hợp tác thực thi hiệu quả các hiệp định FTA, thương mại song phương tăng trưởng ấn tượng

Hải Phòng: Tăng cường hoạt động thúc đẩy hợp tác đầu tư với Singapore

Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

Tổng công ty Du lịch Sài Gòn ký kết hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Bình Định
-
LS. Đặng Phương Chi: Để giấy phép môi trường không mang tính hình thức
-
Chuyên gia nói về GDP quý I tăng 3,32%, gần thấp nhất trong 13 năm
-
Sau đại dịch COVID-19: Doanh nghiệp khá lúng túng với yêu cầu mới của thị trường
-
Thay đổi chế độ visa cho khách du lịch: Điểm mở đầu tiên sẽ kéo theo nhiều điểm mở khác
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh