![]() |
Trái cây vốn được xem là thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin và chất xơ. Nhiều người tin rằng trái cây luôn là lựa chọn tốt cho sức khỏe nên ăn bao nhiêu cũng không ảnh hưởng. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Dưới góc nhìn dinh dưỡng học, không phải loại trái cây nào cũng phù hợp cho mọi đối tượng, và cách ăn cũng đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát đường huyết.
Trái cây chứa carb, tiêu thụ cùng một lúc nhiều carb có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết sau khi ăn. Tổ chức từ thiện về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK cảnh báo: Hãy nhớ chia đều lượng trái cây ăn trong ngày, theo nhật báo Anh Express.
Quá nhiều trái cây cùng một lúc sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Sẽ rất hữu ích nếu ăn nhiều lần trái cây trong ngày, thay vì ăn nhiều trái cây cùng một lúc.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Shilpa Arora chia sẻ trên trang New Delhi Television (NDTV): Trái cây là "siêu thực phẩm", cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu của tự nhiên. Tuy nhiên, có một thời điểm không nên ăn trái cây đó là ngay sau khi ăn xong.
Nhiều người nghĩ ăn xong thì cần có trái cây để tráng miệng, nhưng thực tế là trái cây có chứa nhiều đường và carbohydrate, nếu ăn trong lúc no sẽ khiến đường huyết tăng vọt.
Lý do thứ hai đó là lúc này dạ dày đang no, nếu cố "nhồi nhét" thêm sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, tăng áp lực lên dạ dày.
Chuyên gia khuyên rằng nên để khoảng cách ít nhất 30 phút giữa bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ bằng trái cây.
![]() |
Các sản phẩm trái cây khô, trái cây qua chế biến khiến lượng nước mất đi, lượng đường được cô đặc làm hàm lượng đường tăng lên, ngoài ra các nhà sản xuất thực phẩm trái cây sấy khô còn cho thêm đường hoặc sirô vào trái cây trước khi sấy làm cho trái cây khô ngọt, hấp dẫn hơn. Điều này rất nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường do đó người bệnh nên chọn những sản phẩm trái cây sấy khô tự nhiên, không thêm đường.
Ngoài ra, nhiều sản phẩm trái cây sấy khô còn bỏ thêm muối. Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều muối sẽ dễ tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
Một sai lầm khác là ưu tiên nước ép thay vì ăn trái cây nguyên vỏ, nguyên tép. Khi ép trái cây, phần chất xơ hầu như bị loại bỏ, trong khi lượng đường được hấp thụ nhanh chóng vào máu. Việc này khiến đường huyết tăng cao hơn so với ăn cả quả.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị rằng, hãy ăn trái cây nguyên quả, ưu tiên loại còn vỏ và có nhiều chất xơ. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Lời khuyên để ăn trái cây mà không lo tăng đường huyết
|
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!