Thứ hai 25/11/2024 03:27
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trước giờ bị “siết”

12/10/2020 00:00
Dự thảo sửa đổi Nghị định 163 sẽ quản lý chặt chẽ hơn tổng giá trị phát hành và tiến độ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp. Trước thực tế đó, từ phía doanh nghiệp, dường như đang có sự tăng tốc phát hành trái phiếu để tận dụng khoảng thời gian

Tranh thủ đẩy mạnh phát hành

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang có những diễn biến mới đáng chú ý sau khi dự thảo sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành TPDN được công bố. Trên thực tế, đề xuất sửa đổi Nghị định 163 ra đời trong bối cảnh cơ quan quản lý đang xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1-1-2021) với mục đích tạo thêm nhiều cơ chế bảo vệ hơn cho các nhà đầu tư.

Theo đó, Luật Chứng khoán mới sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ bằng cách tăng mức vốn điều lệ yêu cầu tối thiểu của tổ chức phát hành từ 10 tỉ đồng lên 30 tỉ đồng và quy định trái phiếu phát hành riêng lẻ của công ty đại chúng chỉ được chào bán và giao dịch giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân có danh mục chứng khoán niêm yết tối thiểu 2 tỉ đồng hoặc có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu 1 tỉ đồng).

So với Nghị định 163, dự thảo nghị định thay thế mới có một số nội dung đáng chú ý. Thứ nhất, dư nợ TPDN phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành không được vượt quá ba lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quí gần nhất.

Thứ hai, mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành; đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu sáu tháng (Nghị định 163 không quy định thời gian tối thiểu giữa các lần phát hành, nên doanh nghiệp có thể phát hành các đợt liên tục).

Thứ ba, dự thảo nghị định mới bãi bỏ điều khoản về cho phép bán trực tiếp trái phiếu cho nhà đầu tư. Thứ tư, dự thảo nghị định mới quy định tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu chỉ còn công ty chứng khoán (bỏ đi các tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu khác là tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác như trong Nghị định 163).

Dự thảo nghị định mới theo đó sẽ quản lý chặt chẽ hơn tổng giá trị phát hành và tiến độ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp. Trước thực tế đó, từ phía doanh nghiệp, dường như đang có sự tăng tốc phát hành trái phiếu để tận dụng khoảng thời gian “dễ thở” không còn dài. Nhiều công ty đang có tần suất phát hành trái phiếu dày đặc.

Cụ thể, trong tháng 2-2020, có 15 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với tổng lượng phát hành là 5.574 tỉ đồng, trong đó các doanh nghiệp bất động sản chiếm 72% lượng phát hành trong tháng với 4.025 tỉ đồng. Lượng phát hành tháng 2 thu hẹp, chỉ bằng 41% lượng phát hành trong tháng 1-2020 dù số ngày làm việc nhiều hơn do tháng 1 có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, phần nào cho thấy sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến việc huy động vốn của doanh nghiệp.

Tổ chức phát hành nhiều nhất trong tháng 2-2020 là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam với 1.943 tỉ đồng trái phiếu năm năm, chia làm 40 lô phát hành. Trước đó, trong tháng 1-2020, doanh nghiệp này cũng đã phát hành 1.441 tỉ đồng trái phiếu ba năm, chia làm 30 lô. Toàn bộ đều có lãi suất cố định là 10,9%/năm và bên mua là các cá nhân trong nước.

Lãi suất bình quân các lô phát hành trái phiếu bất động sản trong tháng 2 là 11%/năm, giảm so với mức bình quân 11,73% của tháng 1-2020. Trong đó, lô phát hành có lãi suất cao nhất (12%/năm) là 50 tỉ đồng, kỳ hạn một năm của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Ánh Dương Hòa Bình.

Như vậy, tổng lượng TPDN phát hành hai tháng đầu năm 2020 là 19.398 tỉ đồng có kỳ hạn bình quân 4,75 năm, lãi suất bình quân là 10,07%/năm. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 11.639 tỉ đồng (chiếm 60%). Nhóm doanh nghiệp khác phát hành 6.001 tỉ đồng (chiếm 31%), bao gồm Sovico phát hành 2.000 tỉ đồng, Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải phát hành 2.000 tỉ đồng, VinFast phát hành 950 tỉ đồng...

Chỉ có hai ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu là ACB (230 tỉ đồng, kỳ hạn 10 năm) và TPBank (552 tỉ đồng, kỳ hạn bảy năm), đều là các trái phiếu đủ tiêu chuẩn tính vào vốn cấp 2.

Cần bảo vệ niềm tin của nhà đầu tư

Trước thực tế doanh nghiệp huy động vốn trái phiếu với tần suất phát hành cao, cùng với số vốn huy động vượt nhiều lần vốn chủ sở hữu, các nhà quản lý đã cảnh báo nguy cơ doanh nghiệp vỡ nợ trái phiếu. Điều này lại càng đáng quan ngại khi số lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia giao dịch trái phiếu doanh nghiệp đông đảo.

Theo Bộ Tài chính, nếu như cuối năm 2018, nhà đầu tư cá nhân mua trên thị trường sơ cấp đạt 6,9% khối lượng trái phiếu, thì con số này đã tăng lên 9,14% vào cuối tháng 11-2019. Một số doanh nghiệp phát hành và tổ chức cung cấp dịch vụ tập trung chào bán TPDN phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư cá nhân.

Sự gia tăng của nhà đầu tư cá nhân, gồm cả nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, trong khi chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về mục đích phát hành, tình hình tài chính, khả năng trả nợ, đặc điểm của trái phiếu, đồng thời thiếu khả năng phân tích đánh giá tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư này.

Trường hợp doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, dẫn đến không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện được các cam kết với nhà đầu tư (mua lại trước hạn theo thỏa thuận, thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp) thì phạm vi bị ảnh hưởng lớn, gây bất ổn cho thị trường tài chính và xã hội, ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, thị trường vốn nói chung.

Do đó, tuy còn có ý kiến khác nhau nhưng cả cơ quan quản lý lẫn các doanh nghiệp tư vấn, chuyên gia tài chính đều khá đồng thuận với quan điểm cần phải khống chế tần suất phát hành trái phiếu cũng như giá trị phát hành trên vốn chủ sở hữu để ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro mất tiền cho nhà đầu tư, đảm bảo thị trường TPDN phát triển lành mạnh và ổn định.

Đăng Linh

Tin bài khác
Ngân hàng thúc đẩy tín dụng xanh: Nỗ lực và thách thức trong chuyển đổi bền vững

Ngân hàng thúc đẩy tín dụng xanh: Nỗ lực và thách thức trong chuyển đổi bền vững

Các ngân hàng trong nước đang đẩy mạnh tín dụng xanh để hỗ trợ phát triển bền vững, nhưng thiếu tiêu chí rõ ràng vẫn là thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi.
Lãi suất ngân hàng 23/11:  Hàng loạt ngân hàng có lãi suất trên 6,3%

Lãi suất ngân hàng 23/11: Hàng loạt ngân hàng có lãi suất trên 6,3%

Lãi suất ngân hàng ngày 23/11/2024 tiếp tục thu hút với mức cao từ 6,3% đến 9,5%. Tuy nhiên, các điều kiện đặc biệt yêu cầu số dư lớn để nhận lãi suất ưu đãi.
Abbank được vinh danh “doanh nghiệp vì cộng đồng 2024”

Abbank được vinh danh “doanh nghiệp vì cộng đồng 2024”

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng 2024”.
Bac A Bank lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 10.538 tỷ đồng

Bac A Bank lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 10.538 tỷ đồng

Bac A Bank dự kiến tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng qua hai đợt phát hành cổ phiếu trong năm 2024 và 2025, nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.
Tiền gửi ngân hàng tăng cao, ngân hàng “đua nhau” nâng lãi suất huy động

Tiền gửi ngân hàng tăng cao, ngân hàng “đua nhau” nâng lãi suất huy động

Trong bối cảnh nhiều kênh đầu tư gặp khó, tiền gửi ngân hàng ghi nhận tăng cao. Do nhu cầu tín dụng tăng, các ngân hàng không ngừng nâng lãi suất.
Lãi suất ngân hàng 22/11: Ngân hàng nào có lãi suất hấp dẫn nhất nhóm Big4 ?

Lãi suất ngân hàng 22/11: Ngân hàng nào có lãi suất hấp dẫn nhất nhóm Big4 ?

Cập nhật lãi suất ngân hàng hôm nay 22/11/2024, với các mức lãi suất tiền gửi cao nhất trong nhóm Big4 và nhiều lãi suất đặc biệt hấp dẫn từ các ngân hàng khác.
Lãi suất ngân hàng ngày 21/11: Tăng vọt ở các kỳ hạn dưới 6 tháng

Lãi suất ngân hàng ngày 21/11: Tăng vọt ở các kỳ hạn dưới 6 tháng

Lãi suất ngân hàng ngày 21/11 đã có nhiều biến động, đặc biệt là sự tăng vọt ở các kỳ hạn dưới 6 tháng. Cùng tìm hiểu những thay đổi lãi suất và cơ hội đầu tư.
Lãi suất ngân hàng ngày 20/11: Ngân hàng nào có mức lãi suất cao nhất ?

Lãi suất ngân hàng ngày 20/11: Ngân hàng nào có mức lãi suất cao nhất ?

Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh trong tháng này. Nhiều ngân hàng áp dụng mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn lên tới 9,5%, tuy nhiên, yêu cầu về số tiền gửi tối thiểu khá cao.
Hai nhà băng bội thu từ Concert “Anh trai vượt ngàn chông gai”

Hai nhà băng bội thu từ Concert “Anh trai vượt ngàn chông gai”

Techcombank và VIB gây sốt với chiến lược "săn vé concert", thu hút hàng triệu khách hàng và huy động nghìn tỷ đồng từ các chương trình tặng vé hấp dẫn.
150 cán bộ nhân viên HDBank tham gia chương trình “Hiến máu tình nguyện 2024”

150 cán bộ nhân viên HDBank tham gia chương trình “Hiến máu tình nguyện 2024”

Đây là lần thứ 24 Đoàn cơ sở HDBank phối hợp Bệnh viện truyền máu huyết học TP.HCM tổ chức hoạt động ý nghĩa này dành cho cán bộ nhân viên HDBank khu vực TP. Hồ Chí Minh.
BIDV nhận giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất - Nhóm ngành tài chính”

BIDV nhận giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất - Nhóm ngành tài chính”

Trong khuôn khổ Hội nghị Doanh nghiệp niêm yết thường niên năm 2024, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được trao giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất – Nhóm ngành tài chính”.
Lãi suất ngân hàng 19/11:  Lãi suất huy động tiếp tục tăng mạnh

Lãi suất ngân hàng 19/11: Lãi suất huy động tiếp tục tăng mạnh

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/11 lãi suất huy động tăng mạnh, thị trường ngân hàng tiếp tục sôi động với loạt, vượt ngưỡng 6% tại nhiều kỳ hạn.
Lý giải vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Lý giải vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam (NHNN) không mua vàng vì sợ bơm thêm tiền ra nền kinh tế, đồng thời tránh rủi ro biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định tài chính.
Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh giao thương cuối năm

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh giao thương cuối năm

Nhiều ngân hàng đang cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đẩy mạnh sản xuất và giao thương trong mùa cao điểm cuối năm.
Những điểm nhấn tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank)

Những điểm nhấn tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank)

Chiều ngày 16/11, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank – Mã: LPB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Ninh Bình.