Thứ hai 28/04/2025 15:57
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Thị trường nợ xấu Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài

14/03/2025 07:00
Trong Công điện số 22/CĐ-TTg vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích các ngân hàng nước ngoài tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.
Thị trường nợ xấu Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài

Quy mô thị trường nợ xấu

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng số dư nợ xấu toàn ngành đang ở mức hơn 227.000 tỷ đồng, tương đương gần 9 tỷ USD. Với quy mô lớn như vậy, thị trường nợ xấu Việt Nam thực sự là một mảnh đất đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư quốc tế.

Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Công ty TNHH Mua bán nợ OK, Công ty TNHH Mua bán nợ Welcome và Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc (KAMCO) đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tìm hiểu cơ hội đầu tư vào thị trường này.

Tuy nhiên, trong khi thị trường này đã đủ lớn để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế, việc mua bán nợ xấu tại Việt Nam vẫn chủ yếu được thực hiện qua các công ty quản lý tài sản trong nước như Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và các công ty mua bán nợ thuộc các ngân hàng thương mại trong nước. Điều này cho thấy sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường nợ xấu Việt Nam vẫn còn khá hạn chế.

Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, có nhiều yếu tố khiến thị trường mua bán nợ chưa phát triển mạnh mẽ. Một trong những yếu tố chính là sự tham gia của các tổ chức tín dụng còn rất hạn chế. Hầu hết các tổ chức tín dụng hiện nay vẫn chủ yếu chỉ bán nợ cho VAMC và DATC, dẫn đến sự thiếu đa dạng và thiếu cạnh tranh trong thị trường này.

Chuyên gia Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) cho rằng thị trường mua bán nợ xấu vẫn thiếu chiều sâu và thanh khoản.

"Những cải cách và sáng kiến ​​​​của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường pháp lý, tăng cường minh bạch tài sản và khuyến khích đầu tư nước ngoài là những tín hiệu tích cực. Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ một thị trường mua bán nợ xấu năng động, các công ty quản lý và thu hồi tài sản chuyên nghiệp có khả năng tái cấu trúc và giải quyết hiệu quả các tài sản khó khăn. Điều này sẽ cho phép các ngân hàng chuyển nhượng hiệu quả các khoản nợ xấu chưa được giải quyết của mình", theo ông Johannes Raschke, Chuyên viên đầu tư cấp cao, Chương trình Phục hồi Tài sản Xấu (Distressed Asset Recovery Program - DARP) của IFC.

Bên cạnh đó, một thách thức lớn khác là việc xác định các khoản nợ mà tổ chức tín dụng mua từ các tổ chức/cá nhân không phải tổ chức tín dụng có thể áp dụng các chính sách hỗ trợ xử lý nợ theo Nghị quyết 42/2017/QH14 hay không. Hơn nữa, các công cụ và dịch vụ hỗ trợ thị trường mua bán nợ còn thiếu và yếu, gây khó khăn cho nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường này. Việc đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm sau khi tổ chức tín dụng bán khoản nợ xấu cũng gặp nhiều vướng mắc, khiến nhà đầu tư gặp phải rủi ro.

Tạo hành lang pháp lý hấp dẫn

Theo các chuyên gia, để thị trường nợ xấu Việt Nam phát triển mạnh mẽ và thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài, việc tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng và an toàn cho các nhà đầu tư là vô cùng quan trọng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh nghiệm xử lý nợ xấu thành công của các quốc gia trên thế giới cho thấy, phải có một thị trường mua bán nợ đúng nghĩa, với các cơ chế pháp lý vững chắc để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

Tại Hoa Kỳ, thị trường mua bán nợ được điều chỉnh bởi luật pháp tiểu bang và liên bang. Đạo luật đòi nợ công bằng (FDCPA) được ban hành vào năm 1977, là văn bản pháp lý cơ bản nhất điều chỉnh hoạt động của thị trường mua bán nợ ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, mỗi tiểu bang có đạo luật hoặc quy định riêng điều hành hoạt động của thị trường giao dịch mua bán nợ, đặc biệt là hướng tới việc răn đe hoặc hạn chế các hành vi trái pháp luật.

Ngoài các quy định pháp lý, các hiệp hội nghề nghiệp cũng đưa ra các quy tắc và thông lệ riêng để hỗ trợ quản lý và giám sát thị trường mua bán nợ. Đơn cử, DBA International là hiệp hội lớn nhất của các công ty mua bán nợ đã ban hành các quy định pháp lý cho các thành viên của mình; hay ACA International, hiệp hội lớn nhất của các công ty thu nợ, cũng ban hành các quy định pháp lý cho các công ty thu nợ nói chung và các công ty giao dịch mua bán nợ nói riêng.

Hiện tại, mặc dù Sàn giao dịch nợ VAMC đã phát triển một kho dữ liệu khá đa dạng và kết nối được với nhiều nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài, nhưng vẫn chưa đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư lớn. Ông Vũ Ngọc Minh, Giám đốc Sàn giao dịch nợ VAMC, cho biết, dù đã mời gọi các nhà đầu tư quốc tế tham gia, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tạo dựng niềm tin và đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm thị trường nợ xấu tại Việt Nam
Nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm thị trường nợ xấu tại Việt Nam. Nguồn ảnh: investing

Một số nhà đầu tư, đặc biệt là từ Hàn Quốc, đã bắt đầu quan tâm đến thị trường nợ xấu Việt Nam. KAMCO, một công ty của Hàn Quốc, đã yêu cầu VAMC cung cấp danh mục khách hàng vay và tài sản bảo đảm để các nhà đầu tư Hàn Quốc có thể nghiên cứu. Các nhà đầu tư Hàn Quốc đặc biệt chú trọng vào các dự án bất động sản dở dang và các công ty sản xuất có tiềm năng nhưng gặp khó khăn về dòng vốn. Qua việc mua nợ, họ có thể gia tăng sự hiện diện tại thị trường bất động sản và các ngành hàng khác tại Việt Nam.

Ngoài các nhà đầu tư Hàn Quốc, các nhà đầu tư Trung Quốc và các nước ASEAN cũng rất quan tâm đến thị trường nợ xấu Việt Nam. Tập đoàn Collectius, một đối tác lớn trong lĩnh vực tái cơ cấu và mua bán nợ xấu tại khu vực châu Á, đang tích cực thúc đẩy các hoạt động tại Việt Nam.

Đại diện của Collectius cho biết, công ty đã phục vụ hơn 195.000 khách hàng tại Việt Nam và đang đàm phán với nhiều tổ chức tài chính để đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Tin bài khác
MM Mega Market và Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh bắt tay phát triển nông sản Việt bền vững

MM Mega Market và Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh bắt tay phát triển nông sản Việt bền vững

Ngày 24/4, Chương trình “Tự hào Việt Nam – Cùng nhau phát triển” do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng MM Mega Market Việt Nam tổ chức đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững, minh bạch và có trách nhiệm, thông qua sáng kiến “Tick xanh trách nhiệm”.
Quy tụ 400 doanh nghiệp tại triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu

Quy tụ 400 doanh nghiệp tại triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu

Theo ban tổ chức, triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu năm nay dự kiến sẽ chào đón hơn 10.000 nhà mua hàng, đại lý tìm nguồn cung và nhà bán lẻ đến từ các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canada, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản.
Sắp diễn ra Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2025

Sắp diễn ra Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2025

Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai sẽ đón tiếp các đối tác quốc tế đến từ Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Malaysia, Ấn Độ, Úc, cùng đại sứ quán và các tổ chức xúc tiến du lịch có trụ sở tại Hà Nội.
Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) ký kết thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương

Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) ký kết thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương

Chiều 18/4/2025, tại Trung tâm Hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Tổng công ty Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) thành lập trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương.
VCEO ký kết hợp tác chiến lược với Viện phát triển và quản trị doanh nghiệp

VCEO ký kết hợp tác chiến lược với Viện phát triển và quản trị doanh nghiệp

VCEO và Viện Phát triển và quản trị doanh nghiệp ký kết hợp tác chiến lược nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam - Trung Quốc ra tuyên bố chung về thị trường xuất nhập khẩu nông sản

Việt Nam - Trung Quốc ra tuyên bố chung về thị trường xuất nhập khẩu nông sản

Việt Nam - Trung Quốc đã cùng đưa ra tuyên bố chung quan trọng về việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông sản, thể hiện qua việc ký kết nhiều nghị định thư và biên bản ghi nhớ liên quan đến xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp giữa hai quốc gia.
Đạm Phú Mỹ  ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với PTSC

Đạm Phú Mỹ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với PTSC

Đạm Phú Mỹ (DPM) và PTSC ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, phát huy sức mạnh nội khối Petrovietnam để nâng cao hiệu quả vận hành, logistics và dịch vụ kỹ thuật trong 3 năm tới.
Trung Á -  Điểm đến đầy tiềm năng cho nông sản Việt Nam

Trung Á - Điểm đến đầy tiềm năng cho nông sản Việt Nam

Khi thị trường Mỹ tiềm ẩn rủi ro từ chính sách thuế mới, khu vực Trung Á đang mở ra cơ hội xuất khẩu lớn cho nông sản Việt Nam nhờ nhu cầu tăng cao và tiềm năng thị trường chưa được khai thác hiệu quả.
Sắp diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về “Đô thị sáng tạo, văn hóa và công nghiệp hội tụ” CICON Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về “Đô thị sáng tạo, văn hóa và công nghiệp hội tụ” CICON Việt Nam 2025

Hội nghị Thượng đỉnh về “Đô thị sáng tạo, văn hóa và công nghiệp hội tụ” CICON 2025 không chỉ là một sự kiện quốc tế mang tầm ảnh hưởng mà còn là nơi hội tụ của những ý tưởng tiên phong, những giá trị bền vững và tinh thần hợp tác toàn cầu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Hơn 300 đoàn thu mua quốc tế đổ về Việt Nam tìm nguồn hàng

Viet Nam International Sourcing 2025: Hơn 300 đoàn thu mua quốc tế đổ về Việt Nam tìm nguồn hàng

Từ ngày 04 - 06/9/2025 sẽ diễn chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế - Viet Nam International Sourcing & Diễn đàn xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh 2025 kết hợp với Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2025.
Dệt may Việt Nam vượt Bangladesh, hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Dệt may Việt Nam vượt Bangladesh, hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Hiện Việt Nam có khoảng 3.500 dự án FDI trong lĩnh vực dệt may, với tổng mức đầu tư trên 37 t USD. Khu vực FDI đang chiếm giữ vai trò quan trọng, đóng góp khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Sắp diễn ra Hội nghị Kết nối Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh) 2025

Sắp diễn ra Hội nghị Kết nối Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh) 2025

Chiều ngày 11/4, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Ủy ban Thương mại thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) sẽ tổ chức Hội nghị Kết nối Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh).
Long An: Đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến đầu tư tại thị trường Nhật Bản

Long An: Đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến đầu tư tại thị trường Nhật Bản

Trong chuyến công tác tại tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) vào đầu tháng 4/2025, Đoàn công tác tỉnh Long An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, logistics, công nghiệp, cảng biển và xúc tiến đầu tư.
Lãnh đạo Quảng Nam gửi thư động viên doanh nghiệp sau sự kiện Mỹ áp thuế đối ứng 46%

Lãnh đạo Quảng Nam gửi thư động viên doanh nghiệp sau sự kiện Mỹ áp thuế đối ứng 46%

Ngày 4/4, ông Phan Thái Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam viết thư gửi cộng đồng doanh nghiệp sau sự kiện sau sự kiện Mỹ áp thuế đối ứng 46%.
Long An: Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao và hạ tầng giao thông tại Nhật Bản

Long An: Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao và hạ tầng giao thông tại Nhật Bản

Ngày 02/04/2025, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, đoàn lãnh đạo tỉnh Long An do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út dẫn đầu đã có buổi làm việc quan trọng tại tỉnh Ibaraki. Chuyến đi nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực chủ chốt như nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển giao thông hạ tầng và nông nghiệp bền vững.