Chủ nhật 13/07/2025 09:57
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Thị trường mua bán nợ về cơ bản vẫn còn khá sơ khai, có nhiều vấn đề cần giải quyết

29/11/2022 17:22
Đó là phát biểu của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh tại buổi tọa đàm Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam diễn ra ngày 29/11 do Ngân hàng Nhà nước tổ chức.

TTXVN đưa tin, theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, thị trường mua bán nợ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán các khoản nợ hay thu hồi nợ trên thị trường của các chủ thể trong nền kinh tế để tránh rủi ro về mặt tài chính và tăng tính thanh khoản cho các doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng, sự ra đời và phát triển của thị trường mua bán nợ có đóng góp vô cùng quan trọng trong sự phát triển thị trường tài chính và sự ổn định an toàn tài chính của hệ thống tổ chức tín dụng và hệ thống doanh nghiệp tại Việt Nam.

Ảnh minh họa
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh phát biểu tại toạ đàm. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN).

Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh, thời gian qua đã xây dựng nhiều khung pháp lý cho hoạt động mua bán nợ hướng tới hình ảnh và phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam. Một trong những cột mốc quan trọng tạo tiền đề cho thị trường mua bán nợ nói chung và nợ xấu nói riêng là sự ra đời của sàn giao dịch nợ của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) vào năm 2021, nhờ đó việc mua bán nợ bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực góp phần thúc đẩy xử lý thu hồi nợ của ngành ngân hàng và nền kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc, thị trường mua bán bán nợ về cơ bản vẫn còn khá sơ khai, còn nhiều vấn đề cần giải quyết như khung pháp lý chưa thống nhất, thiếu và yếu. Bên cạnh đó, kỹ thuật phương pháp định giá còn thiếu tính thị trường, hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập, chưa có sự kết nối thông tin chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia vào thị trường.

Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến 2025 và định hướng đến 2030 đã chỉ rõ mục tiêu đưa nợ xấu của toàn hệ thống tín dụng dưới 3% vào năm 2025, do đó Phó Thống đốc cho biết, để đạt được mục tiêu này cần có quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao của các thành viên tham gia thị trường để tiến tới thúc đẩy thị trường mua bán nợ và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường mua bán nợ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bối cảnh thế giới trong giai đoạn tới được dự báo có nhiều diễn biến khó lường tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 và những bất ổn về chính trị, xung đột vũ trang ở một số khu vực trên thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng vay dẫn đến nợ xấu của các tổ chức tín dụng có nguy cơ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Vì vậy, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho rằng việc thúc đẩy thị trường mua bán nợ tại Việt Nam sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc xử lý nợ xấu của toàn ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng sẽ tiếp tục quan tâm và tạo sự thuận lợi để các đơn vị hoạt động hiệu quả thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được giao từng bước tiến tới xây dựng thị trường mua bán nợ trong tương lai.

P.V

Bài liên quan
Tin bài khác
Hơn 131.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn nửa cuối năm 2025

Hơn 131.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn nửa cuối năm 2025

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn cao điểm với áp lực đáo hạn lớn trong 6 tháng cuối năm.
Trái phiếu chính phủ “nóng” trở lại: Thị trường thứ cấp sôi động, lợi suất bật tăng

Trái phiếu chính phủ “nóng” trở lại: Thị trường thứ cấp sôi động, lợi suất bật tăng

Thị trường trái phiếu chính phủ Việt Nam đang chứng kiến sự sôi động trở lại cả ở thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trong tháng 6/2025, khối lượng huy động qua đấu thầu tăng gần 69%, trong khi thanh khoản thứ cấp đạt mức cao nhất từ đầu năm, cho thấy tín hiệu dòng tiền đang quay lại với công cụ tài chính an toàn này.
Vì sao VND đi ngược xu hướng phục hồi của nhiều đồng tiền?

Vì sao VND đi ngược xu hướng phục hồi của nhiều đồng tiền?

Dù nhiều đồng tiền châu Á đã phục hồi, VND vẫn ghi nhận mức mất giá khoảng 2,7 - 2,8% so với USD. NHNN điều hành chính sách “đa mục tiêu” linh hoạt, kịp thời và đồng bộ để duy trì niềm tin thị trường và giữ vững ổn định vĩ mô dù VND đang chịu sức ép kép từ cả bên ngoài lẫn bên trong.
Đồng euro tăng giá mạnh nhờ sóng gió chính sách tại Mỹ

Đồng euro tăng giá mạnh nhờ sóng gió chính sách tại Mỹ

Bất ổn thương mại và tài khóa tại Mỹ đang tạo động lực mới cho đồng euro, khi giới đầu tư toàn cầu tìm đến đồng tiền chung châu Âu như một kênh dự trữ thay thế ổn định hơn.
Tín dụng nền kinh tế đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tập trung các lĩnh vực ưu tiên

Tín dụng nền kinh tế đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tập trung các lĩnh vực ưu tiên

Với những giải pháp đồng bộ, tăng trưởng tín dụng tích cực ngay từ đầu năm, cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2024. Đến ngày 30/6, tín dụng nền kinh tế đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh.
Đồng USD giằng co sau báo cáo dữ liệu việc làm Mỹ

Đồng USD giằng co sau báo cáo dữ liệu việc làm Mỹ

Thị trường tiền tệ ngày 3/7/2025 thể hiện sự thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ tháng 6, khi đồng USD giao dịch giằng co quanh đáy 3 năm và giới đầu tư theo dõi sát hạn áp thuế 9/7 của Washington.
Đồng USD rơi xuống đáy 3 năm khi ông Trump cân nhắc thay Chủ tịch Fed

Đồng USD rơi xuống đáy 3 năm khi ông Trump cân nhắc thay Chủ tịch Fed

Đồng USD giảm mạnh giữa lúc nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất Mỹ sẽ sớm hạ, sau thông tin Tổng thống Trump có thể công bố Chủ tịch mới của Fed ngay trong mùa thu năm nay.
Gói hỗ trợ lãi suất 2% có giúp doanh nghiệp xanh vượt khó?

Gói hỗ trợ lãi suất 2% có giúp doanh nghiệp xanh vượt khó?

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho dự án xanh đang được kỳ vọng lớn. Liệu nó có khắc phục được vướng mắc cũ, thực sự giúp doanh nghiệp chuyển đổi bền vững?
Lãi suất "đặc biệt" cho đại gia cuộc chơi ngân hàng phân hóa sâu sắc

Lãi suất "đặc biệt" cho đại gia cuộc chơi ngân hàng phân hóa sâu sắc

Lãi suất tiền gửi vượt 9% dành riêng cho khoản tiền cực lớn đang phơi bày sự phân hóa sâu sắc của thị trường, nơi "đại gia" hưởng ưu đãi hiếm có.
Vì sao tín dụng TP.HCM đạt mốc kỷ lục 5 tháng đầu năm?

Vì sao tín dụng TP.HCM đạt mốc kỷ lục 5 tháng đầu năm?

Tăng trưởng tín dụng TP.HCM 5 tháng đầu năm tăng vọt, gần gấp đôi cùng kỳ. Đâu là động lực chính giúp dòng vốn khơi thông, thúc đẩy kinh tế phục hồi và bứt phá?
Vai trò “trú ẩn an toàn” của đồng USD đang dần phai nhạt?

Vai trò “trú ẩn an toàn” của đồng USD đang dần phai nhạt?

Dù căng thẳng ở Trung Đông gia tăng, đồng USD không còn phản ứng mạnh như trước. Giới đầu tư đang đặt câu hỏi liệu vai trò “trú ẩn an toàn” của USD có đang dần phai nhạt?
Ngày không tiền mặt 2025: Lan tỏa lối sống số, thúc đẩy phát triển kinh tế

Ngày không tiền mặt 2025: Lan tỏa lối sống số, thúc đẩy phát triển kinh tế

Ngày 14/6, sự kiện khai mạc Ngày không tiền mặt 2025 và Hội thảo “Thanh toán không tiền mặt: Động lực tăng trưởng kinh tế số” chính thức diễn ra tại TP.HCM, thu hút sự tham dự của hơn 300 lãnh đạo các bộ ngành, chuyên gia, doanh nghiệp. Đây là năm thứ 7 liên tiếp sự kiện được tổ chức, minh chứng cho tính cấp thiết và ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của hình thức thanh toán hiện đại này đối với tiến trình phát triển kinh tế số.
LOTTE Finance đổ thêm vốn, khẳng định vị thế tại Việt Nam

LOTTE Finance đổ thêm vốn, khẳng định vị thế tại Việt Nam

LOTTE Finance vừa tăng vốn điều lệ lên 4.912 tỷ đồng, khẳng định cam kết đầu tư dài hạn vào Việt Nam. Mở rộng mạnh mẽ các dịch vụ tài chính, củng cố vị thế.
Xu hướng “phi đô la hóa”: Châu Á đang tách rời khỏi đồng USD

Xu hướng “phi đô la hóa”: Châu Á đang tách rời khỏi đồng USD

Từ ASEAN đến BRICS, ngày càng nhiều nền kinh tế châu Á giảm sử dụng đồng USD trong thương mại và dự trữ ngoại hối, phản ánh lo ngại địa chính trị và biến động chính sách tiền tệ Mỹ.
Chính sách tiền tệ 2025-2026: Dòng tiền, lãi suất sẽ ra sao?

Chính sách tiền tệ 2025-2026: Dòng tiền, lãi suất sẽ ra sao?

Chính sách tiền tệ 2025-2026 của Việt Nam đang được Ngân hàng Nhà nước linh hoạt điều chỉnh. Các động thái này được kỳ vọng sẽ định hình lại dòng vốn và lãi suất.