Thế giới trong một năm đầy mất mát
- 4
- Cơ hội giao thương
- 10:15 28/10/2021
DNHN - Hoa Kỳ hết hàng, châu Âu hết xăng, Trung Quốc và Ấn Độ mất điện, cả thế giới đứng trước nguy cơ mất mát trên toàn lĩnh vực công nghiệp.

Những chuỗi khủng hoảng cung ứng đang ngày càng lan rộng trở thành tiêu điểm bàn luận trên toàn cầu. Từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu, các quốc gia liên tiếp hứng chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch gây nên.
Hoa Kỳ gần như cạn kiệt nguồn hàng. Tác động tiêu cực từ dịch bệnh cũng như lạm phát khiến cường quốc số một thế giới phải nếm trái đắng kéo theo khủng hoàng chuỗi cung ứng trầm trọng. Theo dữ liệu mới nhất, chỉ số giá tiêu dùng của nước này trong tháng 9 và chỉ số giá tiêu dùng lõi lần lượt ở mức 5,4% và 4,0%, gần đạt mức cao kỷ lục trong 30 năm qua. Về các chỉ số giá cụ thể, giá cước vận tải hiện tăng 210% so với cùng kỳ năm ngoái, giá thực phẩm tăng 33%, chi phí năng lượng tăng 71% và giá nhà cao hơn 20%. Trong sáu tháng qua, tỷ lệ lạm phát ở Hoa Kỳ là 7,2%, cao nhất kể từ năm 1980. Đồng thời, sụp đổ chuỗi cung ứng kiến hàng hóa khan hiếm. Các siêu thị lớn bắt đầu hạn chế số lượng mua còn người tiêu dùng chờ đợi mòn mỏi để mua được những mặt hàng thiết yếu nhất. Số lượng sản phẩm hết hàng của các nhà bán lẻ tăng 172% so với năm 2020. Cảng tắc nghẽn, khó tìm container đã đội giá cước vận chuyển lên 10 lần so với một năm trước, nhất là gửi hàng từ châu Á đến Bắc Mỹ tăng vượt bậc từ 1.500 đô la lên 30.000 đô la Mỹ. Mùa Giáng sinh sắp tới sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Nhiều người Mỹ có thể phải đối mặt với một Giáng sinh mà không có cây thông Noel, quà tặng cũng sẽ có hạn. Cuối cùng, Hoa Kỳ đã miễn cưỡng "gỡ khó" bằng cách dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.
Mùa đông đã đến, châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có. Thị trường khí đốt tự nhiên châu Âu báo động đỏ khi giá tăng vọt 1.000% trong 14 tháng qua. Tồn kho khí đốt tự nhiên của khu vực châu Âu chỉ ở mức 74,7%, đây là mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ, như vậy cần bổ sung khẩn cấp dự trữ năng lượng cho mùa đông. Tất cả các ngành công nghiệp tại lục địa này đều đưa ra cảnh báo về khả năng phải hạn chế sản xuất vì năng lượng quá đắt. Giá bán buôn đốt tự nhiên ở Anh đã tăng hơn 250% trong năm. Kể từ tháng 8, đã có 10 công ty khí đốt tự nhiên nhỏ ở Anh liên tiếp tuyên bố phá sản. Khắp nước Anh rộng lớn nhưng vẫn khó tìm được đủ số lượng tài xế xe tải, gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu tại các trạm xăng trên cả nước. Do thiếu khí đốt tự nhiên, khoảng cách điện ở các nước châu Âu ngày càng gia tăng, đẩy giá điện tại đây lên đáng kể. Giá điện ở Đức và Tây Ban Nha trong tháng 9 năm nay đã cao gấp 3 hoặc 4 lần giá điện trung bình của 2 năm qua. Những vấn đề nổi cộm như thiếu dầu, thiếu ga, thiếu điện tiếp tục lan rộng khiến người dân châu Âu hoang mang.
Không chỉ châu Âu mà châu Á, đặc biệt là Ấn Độ cũng hứng chịu cuộc khủng hoảng điện năng trên diện rộng. Là nước sản xuất và tiêu thụ điện lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ, khoảng cách điện của Ấn Độ tăng gấp hơn 21 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu cho thấy sản xuất điện từ than đá chiếm hơn 75% cơ cấu nguồn điện. Hiện tại, 115 trong số 135 nhà máy nhiệt điện than lớn ở Ấn Độ đang gặp khủng hoảng về lượng than tồn kho. Hơn một nửa lượng than tồn kho của các nhà máy điện này chỉ có thể sử dụng dưới hai ngày, thậm chí một số đã hết nguồn cung cấp. Đồng thời, giá than ở Indonesia, một trong những nhà cung cấp than lớn của Ấn Độ, đã tăng từ 60 đô la Mỹ / tấn vào tháng 3 lên 200 đô la Mỹ / tấn vào tháng 9. Vào thời điểm then chốt nhất khi dịch bệnh dần suy giảm và nền kinh tế bắt đầu phục hồi, cuộc khủng hoảng điện năng như một quả bom nổ chậm khiến toàn bộ ngành sản xuất có thể phải làm lại từ con số không. Một khi sản xuất của Ấn Độ ngưng trệ đồng nghĩa với chuỗi cung ứng toàn cầu mất đi một mắt xích, không thể vận hành trơn tru. Hiện, các công ty lớn nổi tiếng thế giới đang có kế hoạch rút khỏi thị trường Ấn Độ.
Cũng tại châu Á, Hàn Quốc vừa trải qua một cuộc khủng hoảng mất kết nối. Vào trưa ngày 25 tháng này, dịch vụ mạng có dây và mạng không dây của Korea Telecom, công ty đứng thứ nhất và thứ hai về thị phần mạng có dây và truyền thông di động của Hàn Quốc, bất ngờ bị gián đoạn, gây mất kết nối mạng ít nhất 40 phút trên toàn bộ đất nước. Ngay lập tức, người dân hỗn loạn, công việc bị xáo trộn do không có internet. Mọi người không thể quẹt thẻ thanh toán, chuyển tiền, không thể mua đồ ăn, thức uống... Hơn 7.700 trường học bị ảnh hưởng do không có mạng để học online cũng như một số lượng lớn bệnh viện gặp bất tiện. Nhiều trung tâm tiêm chủng đã buộc phải dừng hoạt động và các giao dịch đầu tư bị trì hoãn. Đối với một đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mạng hóa, sự sụp đổ của đường dây internet dường như đưa cuộc sống trở lại thời trung cổ.
Thế giới đang trải qua những đợt thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ qua. Không ai biết rằng ngày mai sẽ xảy ra những gì. Chỉ bằng cách chung tay "vượt bão", toàn cầu mới có thể bước ra khỏi một kỷ nguyên đầy mất mát.
TL
Bài liên quan
#khủng hoảng

Khủng hoảng tài xế xe tải của Anh nghiêm trọng đến mức nào?
Các chuyên gia cho rằng, tình trạng thiếu tài xế xe tải ngày càng trầm trọng ở Anh không chỉ là vấn đề riêng của nước này mà có khả năng lan rộng ra toàn lục địa đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt và nguy cơ tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng.

Mục tiêu trung hòa carbon có phải nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng điện năng tại Trung Quốc?
Các mục tiêu cắt giảm carbon không khoan nhượng đã buộc chính quyền nhiều tỉnh địa phương ở Trung Quốc phải áp dụng các biện pháp gấp rút như cắt điện trên diện rộng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu than khẩn cấp cũng là một trong những lý do gây ra tình trạng khan hiếm nguồn cung điện bao trùm cả nước.

Viễn cảnh mùa sale cuối năm khan hàng nếu khủng hoảng vận tải kéo dài
Sự kiện vi-rút Corona bùng phát trở lại tại miền Nam Trung Quốc đã làm tắc nghẽn các cổng giao thương trọng yếu của thương mại toàn cầu, dẫn đến một lượng lớn hàng hóa tồn đọng khổng lồ có thể mất đến hàng tháng để phân phối đồng thời gây ra tình trạng khan hàng trong mùa mua sắm cuối năm.

Thương mại toàn cầu suy giảm mạnh nhất trong 10 năm
Phó giám đốc điều hành IMF khẳng định rằng đang có ngày một nhiều rủi ro và bất ổn, trong đó phải kể đến chính sách bảo hộ và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng kiểu Trung Quốc khác khủng hoảng phương Tây như thế nào?
Thay cho một cú sốc gây sụp đổ các ngân hàng và cướp đi việc làm, cuộc khủng hoảng phiên bản Trung Quốc kéo dài, dai dẳng, diễn biến chậm đến nỗi thậm chí người ta khó mà nhận ra được nó.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tăng nhiệt
Những thông điệp lẫn lộn từ Mỹ về cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể nhấn chìm các cuộc thảo luận nhằm giải quyết vấn đề giữa hai nước này.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Hiệp hội Đài Việt kết nối cho Đồng Tháp hợp tác trong lĩnh vực y khoa
Chiều ngày 26/5, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu có buổi làm việc (trực tuyến) với Hiệp hội phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục Đài-Việt để kết nối hợp tác trong lĩnh vực y khoa. Về phía Hiệp hội có bà Ngô Phẩm Trân - Chủ tịch Hiệp hội.
An Giang: Khơi dậy tiềm năng, hợp tác phát triển
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình vừa ký ban hành Kế hoạch số 343/KH-UBND ngày 25/5/2022 về tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2022. Thời gian tổ chức dự kiến vào ngày 02/11/2022, tại Hội trường tỉnh An Giang.
Vĩnh Phúc thu hút hơn 800 triệu USD vốn đầu tư từ Thái Lan
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến tháng 4/2022, tỉnh thu hút được 435 dự án FDI đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư trên 7,2 tỷ USD. Trong đó, Thái Lan có 15 dự án, tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD, đứng thứ 4 các quốc gia/vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất vào tỉnh, chỉ đứng sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).
Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Algeria
Trước đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Algeria khoảng 10 triệu USD/năm. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 1,5 triệu USD. Còn rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường này.
Thủy sản tại thị trường châu Âu tăng giá
Chi phí khai thác cá tăng vọt trong thời gian gần đây đã khiến nhiều ngư dân Italy đình công suốt 1 tuần, làm gián đoạn nguồn cung cá tươi ra thị trường.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh
Đầu tháng 4/2022, giá ngô nhập khẩu tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) tăng thêm 200 đồng/kg, lên khoảng 9.200 – 9.500 đồng/kg đối với hàng giao tháng 5, 6, 7. Đây là mức giá cao hơn từ 20 – 25% so với cuối năm 2021 và cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch
Diễn đàn Doanh nghiệp Trực tuyến Việt Nam (VOBF) 2022 do VECOM tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Ba, tập trung vào vai trò của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch.
EU sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới?
Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp (USDA) ước tính rằng EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới vào năm 2022, với lượng xuất khẩu ngoài EU đạt 4,8 triệu tấn, chiếm 40,7% tổng lượng lợn của EU.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc vẫn diễn ra ảm đạm
Theo đại diện của Vinafruit, các lô hàng rau quả sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong quý II do nước này tiếp tục tuân thủ chính sách Zero COVID. Hơn nữa, kỹ thuật logistics của Việt Nam không đa dạng, phần lớn là đường bộ. Xuất khẩu rau quả sẽ ngay lập tức tạm dừng nếu cửa khẩu bị đóng.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tháng 4 đạt khoảng 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 33,3% so với cùng tháng năm 2021.