Thứ bảy 14/06/2025 17:08
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Thế giới trong một năm đầy mất mát

28/10/2021 10:15
Hoa Kỳ hết hàng, châu Âu hết xăng, Trung Quốc và Ấn Độ mất điện, cả thế giới đứng trước nguy cơ mất mát trên toàn lĩnh vực công nghiệp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Những chuỗi khủng hoảng cung ứng đang ngày càng lan rộng trở thành tiêu điểm bàn luận trên toàn cầu. Từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu, các quốc gia liên tiếp hứng chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch gây nên.

Hoa Kỳ gần như cạn kiệt nguồn hàng. Tác động tiêu cực từ dịch bệnh cũng như lạm phát khiến cường quốc số một thế giới phải nếm trái đắng kéo theo khủng hoàng chuỗi cung ứng trầm trọng. Theo dữ liệu mới nhất, chỉ số giá tiêu dùng của nước này trong tháng 9 và chỉ số giá tiêu dùng lõi lần lượt ở mức 5,4% và 4,0%, gần đạt mức cao kỷ lục trong 30 năm qua. Về các chỉ số giá cụ thể, giá cước vận tải hiện tăng 210% so với cùng kỳ năm ngoái, giá thực phẩm tăng 33%, chi phí năng lượng tăng 71% và giá nhà cao hơn 20%. Trong sáu tháng qua, tỷ lệ lạm phát ở Hoa Kỳ là 7,2%, cao nhất kể từ năm 1980. Đồng thời, sụp đổ chuỗi cung ứng kiến hàng hóa khan hiếm. Các siêu thị lớn bắt đầu hạn chế số lượng mua còn người tiêu dùng chờ đợi mòn mỏi để mua được những mặt hàng thiết yếu nhất. Số lượng sản phẩm hết hàng của các nhà bán lẻ tăng 172% so với năm 2020. Cảng tắc nghẽn, khó tìm container đã đội giá cước vận chuyển lên 10 lần so với một năm trước, nhất là gửi hàng từ châu Á đến Bắc Mỹ tăng vượt bậc từ 1.500 đô la lên 30.000 đô la Mỹ. Mùa Giáng sinh sắp tới sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Nhiều người Mỹ có thể phải đối mặt với một Giáng sinh mà không có cây thông Noel, quà tặng cũng sẽ có hạn. Cuối cùng, Hoa Kỳ đã miễn cưỡng "gỡ khó" bằng cách dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.

Mùa đông đã đến, châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có. Thị trường khí đốt tự nhiên châu Âu báo động đỏ khi giá tăng vọt 1.000% trong 14 tháng qua. Tồn kho khí đốt tự nhiên của khu vực châu Âu chỉ ở mức 74,7%, đây là mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ, như vậy cần bổ sung khẩn cấp dự trữ năng lượng cho mùa đông. Tất cả các ngành công nghiệp tại lục địa này đều đưa ra cảnh báo về khả năng phải hạn chế sản xuất vì năng lượng quá đắt. Giá bán buôn đốt tự nhiên ở Anh đã tăng hơn 250% trong năm. Kể từ tháng 8, đã có 10 công ty khí đốt tự nhiên nhỏ ở Anh liên tiếp tuyên bố phá sản. Khắp nước Anh rộng lớn nhưng vẫn khó tìm được đủ số lượng tài xế xe tải, gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu tại các trạm xăng trên cả nước. Do thiếu khí đốt tự nhiên, khoảng cách điện ở các nước châu Âu ngày càng gia tăng, đẩy giá điện tại đây lên đáng kể. Giá điện ở Đức và Tây Ban Nha trong tháng 9 năm nay đã cao gấp 3 hoặc 4 lần giá điện trung bình của 2 năm qua. Những vấn đề nổi cộm như thiếu dầu, thiếu ga, thiếu điện tiếp tục lan rộng khiến người dân châu Âu hoang mang.

Không chỉ châu Âu mà châu Á, đặc biệt là Ấn Độ cũng hứng chịu cuộc khủng hoảng điện năng trên diện rộng. Là nước sản xuất và tiêu thụ điện lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ, khoảng cách điện của Ấn Độ tăng gấp hơn 21 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu cho thấy sản xuất điện từ than đá chiếm hơn 75% cơ cấu nguồn điện. Hiện tại, 115 trong số 135 nhà máy nhiệt điện than lớn ở Ấn Độ đang gặp khủng hoảng về lượng than tồn kho. Hơn một nửa lượng than tồn kho của các nhà máy điện này chỉ có thể sử dụng dưới hai ngày, thậm chí một số đã hết nguồn cung cấp. Đồng thời, giá than ở Indonesia, một trong những nhà cung cấp than lớn của Ấn Độ, đã tăng từ 60 đô la Mỹ / tấn vào tháng 3 lên 200 đô la Mỹ / tấn vào tháng 9. Vào thời điểm then chốt nhất khi dịch bệnh dần suy giảm và nền kinh tế bắt đầu phục hồi, cuộc khủng hoảng điện năng như một quả bom nổ chậm khiến toàn bộ ngành sản xuất có thể phải làm lại từ con số không. Một khi sản xuất của Ấn Độ ngưng trệ đồng nghĩa với chuỗi cung ứng toàn cầu mất đi một mắt xích, không thể vận hành trơn tru. Hiện, các công ty lớn nổi tiếng thế giới đang có kế hoạch rút khỏi thị trường Ấn Độ.

Cũng tại châu Á, Hàn Quốc vừa trải qua một cuộc khủng hoảng mất kết nối. Vào trưa ngày 25 tháng này, dịch vụ mạng có dây và mạng không dây của Korea Telecom, công ty đứng thứ nhất và thứ hai về thị phần mạng có dây và truyền thông di động của Hàn Quốc, bất ngờ bị gián đoạn, gây mất kết nối mạng ít nhất 40 phút trên toàn bộ đất nước. Ngay lập tức, người dân hỗn loạn, công việc bị xáo trộn do không có internet. Mọi người không thể quẹt thẻ thanh toán, chuyển tiền, không thể mua đồ ăn, thức uống... Hơn 7.700 trường học bị ảnh hưởng do không có mạng để học online cũng như một số lượng lớn bệnh viện gặp bất tiện. Nhiều trung tâm tiêm chủng đã buộc phải dừng hoạt động và các giao dịch đầu tư bị trì hoãn. Đối với một đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mạng hóa, sự sụp đổ của đường dây internet dường như đưa cuộc sống trở lại thời trung cổ.

Thế giới đang trải qua những đợt thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ qua. Không ai biết rằng ngày mai sẽ xảy ra những gì. Chỉ bằng cách chung tay "vượt bão", toàn cầu mới có thể bước ra khỏi một kỷ nguyên đầy mất mát.

TL

Tin bài khác
Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng đã thu hút hơn 80 doanh nghiệp và các nhà phân phối tham dự.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Thụy Điển đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển, nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Dự kiến vào tháng 10 tới, Việt Nam có thêm lô gạo phát thải thấp xuất khẩu sang Australia. Đây là những dấu hiệu tích cực không chỉ hoàn thành mục tiêu Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mà còn giúp gạo phát thải thấp của Việt Nam mở rộng hiện diện trên bản đồ xuất khẩu.
Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về Phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2025 chính thức khai mạc vào sáng 12/6 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Sau một năm mất mùa thì niên vụ 2025 quả vải thiều của cả Bắc Giang và Hải Dương dự kiến bội thu và đang được đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vào những thị trường cao cấp.
Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch phục hồi mạnh với 9,2 triệu lượt khách quốc tế, thương mại điện tử vượt 25 tỷ USD, trở thành trụ cột kép hỗ trợ GDP và là động lực tăng trưởng đột phá.
Triển lãm quốc tế HanoiPlas 2025: Giải pháp tiên tiến về nhựa, cao su

Triển lãm quốc tế HanoiPlas 2025: Giải pháp tiên tiến về nhựa, cao su

Triển lãm quốc tế lần thứ 13 về máy móc công nghiệp ngành nhựa và cao su ở Hà Nội 2025 (Hanoi Plas 2025) diễn ra từ ngày 4 đến 7/6 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm I.C.E Hà Nội. Sự kiện có sự tham dự của hơn 200 nhà triển lãm đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, với diện tích trên 9.000 mét vuông.
Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Không chạy theo số lượng, nhiều doanh nghiệp gạo Việt đang hướng đến các thị trường cao cấp như EU, Nhật Bản, Mỹ... để xây dựng thương hiệu, nâng giá trị hạt gạo và phát triển bền vững.
Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Việt Nam và bang Iowa (Hoa Kỳ) mở rộng hợp tác nông sản, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng xuyên đại dương, với nhiều thỏa thuận trị giá hàng trăm triệu USD.
"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025” được Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Nhân dân TP.HCM; Vụ Thanh toán - Thời báo Ngân hàng và Báo Tuổi Trẻ, phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM, Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam – Napas tổ chức vào ngày 14 – 15/6 tại đường Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM.
Vinfast mở rộng hệ thống nhà cung ứng nội địa, cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra

Vinfast mở rộng hệ thống nhà cung ứng nội địa, cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra

Nhằm chia sẻ cơ hội phát triển, góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hùng mạnh, đoàn kết, chung tay vì nền công nghiệp ô tô Việt Nam, VinFast sẽ tổ chức Hội nghị “Tăng cường nội địa hóa và phát triển hệ thống nhà cung cấp cho VinFast” vào ngày 9/6 tại Hà Nội với nhiều cơ hội và cam kết hấp dẫn.
Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt, khi hàng loạt yếu tố như tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập người dân tăng cao, chính sách mở cửa với đầu tư tư nhân và đặc biệt là sự quan tâm ngày càng lớn từ các quỹ đầu tư quốc tế.
Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp tài trợ 67 triệu euro cho dự án truyền tải điện tại Việt Nam – Khởi đầu cho quá trình hiện thực hóa Quan hệ đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP), mở ra cơ hội lớn cho giới đầu tư năng lượng.
Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đang tích cực làm việc để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường và xây dựng các “luồng xanh” cho nông sản xuất khẩu.
Đề nghị doanh nghiệp Pháp hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và phân phối

Đề nghị doanh nghiệp Pháp hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và phân phối

Tại buổi làm việc với Nghiệp đoàn giới chủ Pháp (MEDEF), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị doanh nghiệp Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong hạ tầng, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến và phân phối bán lẻ.