![]() |
Đại diện chủ đầu tư và các đại biểu tham gia Lễ Khởi công |
Dự án Nhà máy sản xuất ván tre ép OSB staBOO Thanh Hóa có quy mô 26 ha, công suất chế biến 225.000 m3 sản phẩm/năm, tiêu thụ khoảng 1.000 tấn nguyên liệu/ngày. Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất được quy hoạch có tổng diện tích khoảng 200.000 ha, thuộc địa bàn các huyện miền núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Hòa Bình. Dự án Nhà máy sản xuất ván tre ép OSB staBOO Thanh Hóa được đánh giá có quy mô, công suất sản xuất lớn nhất thế giới với hệ thống máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại của Châu Âu. Đồng thời, là một trong những dự án lớn đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn thuộc địa bàn miền núi khó khăn của tỉnh Thanh Hóa cũng như khu vực Bắc Miền Trung.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại buỗi lễ |
Dự kiến, khi đi vào hoạt động (vào khoảng giữa năm 2026), dự án này sẽ thu hút khoảng 100 lao động, làm việc ổn định tại nhà máy và hàng nghìn lao động gián tiếp. Đặc biệt, ngoài giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Nhà máy được xây dựng và đi vào sản xuất, kinh doanh còn góp phần hình thành mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo sinh kế bền vững cho người trồng tre, luồng thuộc vùng nguyên liệu. Ngoài ra, với dòng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, được xuất khẩu đến nhiều nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Thương hiệu tre, luồng Thanh Hóa và các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ được giới thiệu, quảng bá rộng rãi đến thị trường quốc tế.
![]() |
Các đại biểu tiến hành nghi thức bấm nút khởi công dự án |
Phát biểu tại Lễ Khởi công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang nhấn mạnh, Thanh Hóa là tỉnh có vùng trồng tre, luồng lớn nhất cả nước với diện tích trên 78.000 ha, trữ lượng khoảng 1,6 triệu tấn nguyên liệu. Nhưng hiện tại, toàn tỉnh mới chỉ có 59 cơ sở chế biến nhỏ lẻ, manh mún, sử dụng công nghệ lạc hậu. Vì thế, dự án Nhà máyOSB staBOO thanh hóa được khởi công và đi vào hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng, cả về phát triển kinh tế địa phương, cũng như thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lâm sản của tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường.
Để nhà máy sớm đi vào hoạt động, Phó Chủ tịch Lê Đức Giang đề nghị các cấp, ngành và người dân trong vùng dự án luôn đồng hành, tạo điều kiệntốt nhất cho nhà đầu tư và nhà thầu thi công trong quá trình triển khai dự án. Đề nghị chủ đầu tư và nhà thầutập trung nguồn lực tài chính, nhân lực, máy móc … thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, không để ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân.
![]() |
người dân vùng dự án chăm sóc rừng tre, luồng |
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Trịnh Đình Minh, Bí thư Huyện ủy Bá Thước phấn khởi cho biết: Bá Thước là huyện miền núi phía tây của tỉnh, kinh tế còn khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp truyền thống. Toàn huyện có khoảng 35.000 ha đất rừng sản xuất, trong đó có trên 11.000 ha đất trồng tre, luồng, sản lượng khai thác khoảng 9,3 triệu cây mỗi năm. Nhưng do thị trường tiêu thụ hạn chế, lại chủ yếu chỉ bán sản phẩm thô nên giá cả thấp, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng.
Việc Công ty Cổ phần Staboo Thanh Hóa chọn Bá Thước làm nơi khởi đầu để đầu tư nhà máy sản xuất ván tre ép lớn nhất thế giới, có quy mô gần 26 ha, tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho khoảng 3.000 lao động địa phương. Sử dụng tới trên 1.000 tấn tre, luồngnguyên liệu đầu vào mỗi ngày, sẽ là nguồn lực vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tạo thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định cho người trồng tre, luồng. Đồng thời nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng, tạo nguồn lực mạnh mẽ, giúp người dân các dân tộc Bá Thước giảm nghèo bền vững, vươn lên khá và giầu ngay trên mảnh đất quê hương.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của dự án. Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị của huyện cùng vào cuộc, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định. Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân cùng đồng thuận, ủng hộ chủ đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng cũng như các công việc liên quan. Nhờ đó, dự án đã được khởi công đúng kế hoạch đề ra, và là một trong những dự án đầu tư có thời gian hoàn thiện thủ tục pháp lý và khởi công nhanh nhất của tỉnh (từ khi chấp thuận chủ trương đầu tư đến khởi công chỉ gần 1 năm). Sau khởi công, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong huyện sẽ tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp trong quá trình thi công và thực hiện các bước tiếp theo, để nhà máy đi vào hoạt động đúng kế hoạch.