![]() |
Khu Kinh tế Nghi Sơn (nguồn: interrnet) |
![]() |
Xác định mục tiêu tăng trưởng phải phù hợp với thực tế, diễn biến của tình hình kinh tế thế giới, trong nước cũng như của địa phương. Nhất là trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động, tác động trực tiếp đến nền kinh tế toàn cầu . Kịch bản tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa được xây dựng một cách khoa học, bài bản, bám sát thực tiễn đang diễn ra. Theo đó, mức tăng trưởng được điều chỉnh theo mốc thời gian từng quý trong năm và theo giai đoạn 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm, với mức tăng trưởng tăng dần theo từng quý, nhất là vào thời gian nước rút 3 tháng cuối năm.
Theo đó, kịch bản tăng trưởng tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa được xác định cụ thể như sau: Quý I, tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) đạt 9,79% trở lên; Quý II đạt 10,64% trở lên; quân bình 6 tháng đầu năm đạt 10,24% trở lên.
Bước sang 6 tháng cuối năm, tốc độ tăng trưởng được nâng lên mức cao hơn với tỷ lệ 10,74% trở lên trong quý III, đưa mức tăng trưởng 9 tháng đầu năm lên 10,41% trở lên. Tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 12,57% trở lên trong quý IV, qua đó đạt mục tiêu tăng trưởng 11% trong năm 2025.
![]() |
Biểu tượng chim hạc của thành phố Thanh Hóa |
Để đạt mục tiêu tăng trưởng 11%. UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tập trung thực hiện hiệu quả 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, bao gồm: 1. Hoàn thiện thể chế, văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật; 2. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển; 3. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển; đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các dự án của nhà đầu tư đi vào hoạt động; 4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; tổ chức điều hành chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, tiết kiệm; 5. Phát triển kinh tế tư nhân; 6. Mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu dùng, xuất khẩu và du lịch; 7. Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, nhất là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nền tảng phát triển mô hình kinh tế xanh, kinh tế số, kimh tế tuần hoàn, kinh tế chia xẻ; 8. Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Bên cạnh nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trên. Để kịch bản tăng trưởng của tỉnh được triển khai thực hiện đúng kế hoạch, lộ trình, UBND tỉnh cũng đã giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện một cách cụ thể, sát thực tế cho các Giám đốc Sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố, tổ chức quán triệt kịch bản của tỉnh đến mọi cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động trong cơ quan. Đồng thời xây dựng, ban hành kịch bản tăng trưởng của ngành, địa phương theo quý và sớm triển khai thực hiện.
Trở lại với kịch bản tăng trưởng. Nhìn vào mức tăng trưởng của từng quý, của 6 tháng đầu, 6 tháng cuối năm và cả năm, khu vực công nghiệp - xây dựng luôn đóng vai trò chủ đạo, với mức tăng trưởng cả năm đạt 14,11% trở lên. Trong đó công nghiệp 15,93%, xây dựng 8,83 % trở lên. Tiếp sau là khu vực dịch vụ với mức tăng trưởng 9,13% trở lên, trong đó phần lớn là do đóng góp từ hoạt động bán buôn, bán lẻ. Cuối cùng là khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,21% trở lên. Đáng chú ý, mức tăng trưởng từ thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) đạt 9, 01 % trở lên cho thấy hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế ngày càng được nâng cao.
Song song với ấn định chỉ tiêu tăng trưởng cho từng lĩnh vực. Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cũng như các điều kiện cần và đủ được nêu trong kịch bản nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng 11% cũng được nghiên cứu, xây dựng một cách khoa học, đồng bộ, sát thực tiễn trong bối cảnh đất nước đang vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới.
Trong đó, đáng chú ý là các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như: tập trung, khẩn trương hoàn thành công tác sắp xếp tổ chức bộ máy “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng –Hiệu lực – Hiệu quả”; Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; Phát triển kinh tế tư nhân, trong đó có nội dung “khuyến khích hình thành, phát triển một số doanh nghiệp lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt. Triển khai có hiệu quả, kịp thời các chính sách tài khóa của Trung ương đã ban hành để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên … tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, tạo nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng truyền thống như tiêu dùng, xuất khẩu”.
Đặc biệt, để hoàn thành nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế 11%. Một trong những nhiệm vụ nhằm đảm bảo an sinh xã hội, mang tính nhân văn sâu sắc “không để ai bị bỏ lại phía sau” cũng được đặt ra trong kịch bản tăng trưởng. Đó là: Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trong đó, cùng với cả nước, Thanh Hóa đặt mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trong năm 2025.
Cùng với xây dựng và ban hành kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025. Để đạt mục tiêu tăng trưởng 11% trở lên trong năm nay. Ngay từ những tháng đầu năm 2025, nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các Sở, ngành, địa phương, tình hình kinh tế - xã hội của Thanh Hóa tiếp tục thu được kết quả đáng phấn khởi.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2025 của UBND tỉnh, tất cả các lĩnh vực chính, góp phần cho tăng trưởng của Thanh Hóa đều đạt mức tăng trưởng khá. Trong đó, lĩnh vực sản xuất - công nghiệp: chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 15,9% so với cùng kỳ. Trong đó sản phẩm giày thể thao tăng 53,7%, quần áo may sẵn tăng 36,3%, sắt thép tăng 12, 8%; Các ngành dịch vụ: doanh thu bán lẻ hàng hóa và một số ngành dịch vụ ước đạt 50.609 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ; Giá trị xuất khẩu ước đạt 1.447,5 triệu USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ; Dịch vụ du lịch ước đạt 2,67 triệu lượt khách, tăng 4,8% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch ước đạt 2.555 tỷ đồng, tăng 6,1% …
Kết quả phát triển kinh tế - xã hội đáng phấn khởi trong 3 tháng đầu năm cho thấy kịch bản tăng trưởng kinh tế 11% năm 2025 của Thanh Hóa, mặc dù còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhưng vẫn nằm trong “tầm tay” vì được xây dựng phù hợp với thực tế phát triển của tỉnh. Cùng với đó là các nhiệm vụ giải pháp được vạch ra đúng hướng, bài bản, lại có sự nỗ lực chung của các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này là không dễ, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới đang có những biến động khó lường. Đáng chú ý hơn là vừa mới đây, Mỹ chính thức tuyên bố áp dụng mức thuế quan mới đối với các nước, trong đó hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị áp thuế 46%. Động thái này của Mỹ tất yếu sẽ gây bùng nổ cuộc chiến tranh thương mại trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến làn sóng suy thoái kinh tế với những hệ lụy tiêu cực đối với kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam, trong đó có Thanh Hóa.