Tesla, thành công ở Trung Quốc, thất bại cũng ở Trung Quốc

10:02 02/07/2021

Là thương hiệu ô tô điện số một thế giới, không có gì ngạc nhiên khi Tesla quyết định Trung tiến bởi đây là thị trường màu mỡ phù hợp tất cả các điều kiện phát triển.

Tuy nhiên, con đường thành công tại thị trường tỉ dân không trải đầy hoa hồng khi Trung Quốc cũng tham gia vào cuộc đua phương tiện năng lượng mới và dần chuyển mình trong toàn bộ lĩnh vực ô tô.

Trước khi đến Trung Quốc, Tesla chưa thực sự đạt được thành công như mong đợi, quyết định xâm nhập vào thị trường Trung Quốc đã cung cấp cho hãng xe địa điểm, nguồn lực, nguồn vốn,... mở đường xây dựng đế chế siêu xe điện. Trung Quốc cũng dần thay đổi chính sách liên doanh Trung – nước ngoài (trong đó nếu các công ty ô tô muốn vào thị trường trong nước bắt buộc nắm 50% vốn cổ phần và mở liên doanh) vào năm 2018 và biến Tesla trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực xe hơi Trung Quốc. Thành công giành được thị trường xe năng lượng mới lớn nhất thế giới, giá cổ phiếu Tesla tăng chóng mặt. Trong giai đoạn đặc biệt này, Tesla có 4 cơ sở sản xuất trên khắp thế giới, ngoại trừ Gigafactory ở Thượng Hải, tất cả các cơ sở sản xuất khác đều bị đình chỉ, do đó, có thể nói Trung Quốc đã thành công đưa Tesla lên ngôi vương của ngành. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Tuy nhiên có rất nhiều câu hỏi đặt ra tại sao Trung Quốc lại làm như vậy? Trên thực tế, không phải quốc gia này không muốn hỗ trợ ngành công nghiệp xe năng lượng mới trong nước. Ngược lại, từ năm 2013 đến 2016, nhà nước đã trợ cấp 300 tỷ nhân dân tệ cho thị trường này. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở và lừa gạt các khoản trở cấp khiến kế hoạch đổ bể. Vậy nên Trung Quốc đã thực hiện “chiến lược cá trê”. Cụ thể, nếu xếp cá trê vào một nhóm cá nhỏ, sự có mặt của con vật lạ sẽ khiến đàn cá cảnh giác và kích thích ham muốn sinh tồn. Có thể nói, Tesla chính là con cá kích hoạt cạnh tranh thị trường. Tất nhiên, Trung Quốc không cho không “gã khổng lồ” Mỹ, hai bên đã ký một thỏa thuận, từ năm 2023, Tesla bán 500 nghìn xe hơi hàng năm nhưng phải đóng thuế 2,23 tỷ nhân dân tệ. Như vậy, để bán được nhiều xe hơn, Tesla hạ giá sản phẩm kéo theo ảnh hưởng tới các nhà sản xuất khác, kết quả là, cho dù nhà nước Trung Quốc đưa ra ít trợ cấp hơn thì các thương hiệu trong nước vẫn có thể bán chạy. Có thể thấy, Tesla đã phải trả giá không nhỏ nhằm đạt được mục tiêu tại đây.

Về lí do tại sao nói Tesla lại thua Trung Quốc, ngày nay, đất nước này nằm trong top đầu lĩnh vực pin và động cơ, ngành sản xuất không ngừng được củng cố. Tất cả các thương hiệu nổi tiếng như Weilai, Ideal, Xiaopeng, BYD cũng như dàn công ty công nghệ Xiaomi, Huawei,... đã nhanh chóng tập hợp lực lượng chế tạo ô tô và phụ tùng. Có thể kể đến công nghệ pin graphene của GAC ​​Ion đang dần hoàn thiện. Loại này có thể sạc trong 8 phút và có tuổi thọ pin 400 km, hiệu suất tốt hơn so với bộ pin của Tesla. Về công nghệ tự lái, Tesla phụ thuộc vào camera và thuật toán tầm nhìn nhưng trước mắt giải pháp này chỉ giúp giảm bớt gánh nặng khi lái xe. Trong điều kiện đường xá phức tạo hơn, AI cần phải kết hợp với internet cao cấp như 5G, 6G để đạt được bản đồ chính xác cao, đây cũng là lợi thế lớn nhất của Huawei. Bên cạnh đó, liên tục xuất hiện những tin tức tiêu cực về Tesla như sự vụ nữ tài xế, sự cố hỏng phanh, thu hồi khẩn cấp,... đều làm xói mòn lòng tin của người tiêu dùng. Mặc dù các nguồn năng lượng mới Trung Quốc không ngừng cải tiến và nâng cao nhưng suy cho cùng vẫn tồn tại khoảng cách nhất định giữa doanh nghiệp trong nước và Tesla.

TL