Tăng lãi suất cho vay – ngân hàng không phải là tội đồ
- 182
- Thị trường - Tài chính
- 22:15 14/04/2022
DNHN - Mặt bằng lãi suất, cả huy động và cho vay, tại các ngân hàng thương mại đang có xu hướng tăng, thiết lập các mặt bằng mới cao hơn. Trong khi đó, Việt Nam đang tích cực theo đuổi mục tiêu hỗ trợ phục hồi nền kinh tế năm 2022 nên việc (để cho) lãi suất (cho vay) tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu này.
Do đó, vấn đề tăng lãi suất này cần phải có ai đó “chịu trách nhiệm”. Một số người đã quy kết “tội đồ” đẩy lãi suất tăng chính là các ngân hàng thương mại, chủ yếu là các ngân hàng nhỏ. Việc quy kết này không chỉ phi lý mà còn sẽ tạo ra những hệ lụy tai hại.
Tại sao lãi suất tăng?
Để hiểu sự phi lý trên thì trước tiên phải hiểu tại sao lãi suất, cả cho vay và huy động, lại tăng lên như hiện nay. Không khó để liệt kê một vài lý do chính. Đó là xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới, đáng kể nhất là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), để kiềm chế lạm phát đang tăng mạnh lên các mức kỷ lục, sau khi nền kinh tế và tỷ lệ người lao động có việc làm của họ đã phục hồi (mạnh) sau thời kỳ dài lao dốc vì đại dịch.
Các ách tắc logistics trên toàn cầu cũng góp phần nới rộng khoảng cách cung cầu hàng hóa, làm gia tăng áp lực lạm phát. Chiến cuộc Nga – Ukraine đã trực tiếp và gián tiếp đẩy mạnh hơn nữa áp lực tăng giá xăng dầu và năng lượng toàn cầu.
Việt Nam không phải là một ốc đảo trên thế giới nên cũng chịu ảnh hưởng của các xu hướng toàn cầu. Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tuy có đủ lý do để ngần ngại công khai về xu hướng thắt chặt tiền tệ, nhưng trên thực tế chắc chắn sẽ phải thắt chặt tiền tệ khi/nếu lạm phát tiếp tục gia tăng. Thắt chặt tiền tệ không chỉ làm giảm cung tiền dẫn đến giảm tổng cầu và giảm áp lực lạm phát trong nước, mà còn củng cố tỷ giá giữa đô la Mỹ và tiền đồng (USD/VND), là điều cũng góp phần vào giảm áp lực tăng giá trong nước từ nhập khẩu.
Ngân hàng thương mại có phải là tội đồ?
Lưu ý một điều rất quan trọng ở đây là xu hướng quy kết sai trái rất phổ biến ở Việt Nam, rằng việc tăng hay giảm lãi suất đơn thuần chỉ là do các ngân hàng thương mại Việt Nam (chạy đua) tăng hay giảm lãi suất, như nói ở phần đầu. Cần phải hiểu rằng ngân hàng thương mại chỉ là công cụ để truyền tải và thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN. Chỉ có NHNN mới là người quyết định và tạo lập mặt bằng lãi suất trong nước ở mọi thời điểm.
Việc quy kết ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng nhỏ, là tội đồ làm tăng mặt bằng lãi suất ở Việt Nam không chỉ sai mà còn gây hậu quả tai hại bằng cách hướng sự tập trung sự chỉ trích vào hoạt động huy động và cho vay bình thường của các ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ, gây áp lực cho cơ quan hữu trách áp dụng các công cụ tiền tệ mang tính hành chính rất sai lầm là trần lãi suất…
Trong bối cảnh lạm phát gia tăng thì NHNN, cũng như mọi ngân hàng trung ương trên thế giới, hầu như không còn lựa chọn chính sách khả thi nào ngoài việc thắt chặt tiền tệ, nên NHNN cũng không phải là tội đồ nếu buộc phải đưa ra áp dụng chính sách mới mà kết quả của nó là sẽ làm tăng mặt bằng lãi suất.
Nói thêm về lựa chọn chính sách của ngân hàng trung ương trong bối cảnh lạm phát, đã có những ngân hàng trung ương, như của Thổ Nhĩ Kỳ, cố gắng đi ngược lại các lý thuyết và thực tiễn kinh tế vĩ mô bằng cách… giảm lãi suất để kiềm chế lạm phát. Đương nhiên là kết quả của việc “ngược dòng” này như thế nào thì đã rõ.
Cũng như phần đầu bài đã nói, việc quy kết ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng nhỏ, là tội đồ làm tăng mặt bằng lãi suất ở Việt Nam không chỉ sai mà còn gây hậu quả tai hại bằng cách hướng sự tập trung chỉ trích vào hoạt động huy động và cho vay bình thường của các ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ, gây áp lực cho cơ quan hữu trách áp dụng các công cụ tiền tệ mang tính hành chính rất sai lầm là trần lãi suất, từ đó bóp méo hoạt động bình thường của các ngân hàng thương mại, cũng như dẫn đến các hoạt động đối phó, “lách luật” của chúng càng làm tăng thêm các bất ổn vĩ mô.
Lãi suất sẽ tăng, vậy phải làm thế nào?
Như trên đã phân tích, khi/nếu lạm phát tiếp tục gia tăng và kéo dài thì xu hướng tăng lãi suất là điều gần như không thể đảo ngược và NHNN hầu như không thể tránh được việc này. Trong bối cảnh này, mục tiêu và nỗ lực phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm 2022 đặt ra trước đó sẽ có khả năng không đạt được như kỳ vọng.
Tuy nhiên, tùy cách nhìn và góc nhìn, có thể đối với nhiều người, nhất là những người có trách nhiệm hay động cơ phải duy trì một bức tranh tăng trưởng kinh tế lạc quan, tươi sáng cho Việt Nam, thì việc thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát nhưng đổi lấy tăng trưởng chững lại là điều không thể chấp nhận được.
Do vậy, có nhiều khả năng sẽ có một thỏa hiệp chính sách ít nhất trong phần còn lại của năm, theo đó kinh tế sẽ tăng trưởng ở một tốc độ vừa phải (thấp hơn mục tiêu đặt ra) và lạm phát cũng sẽ ở mức cao hơn mức kỳ vọng (mục tiêu 4%) đôi chút.
Cũng cần nhắc lại rằng kế hoạch và mục tiêu hồi phục và tăng trưởng kinh tế năm 2022 đặt ra trước đó chắc chắn đã không tính được (đúng) mức độ thách thức của áp lực lạm phát đến từ bên trong và bên ngoài, nên cũng không nên lấy đó làm mục tiêu phải “quyết liệt” đạt được bằng mọi giá. Hãy nhớ lại mục tiêu, kỳ vọng và dự đoán tăng trưởng năm 2021, dù đã được điều chỉnh “sát nút” các diễn biến dịch bệnh mà cuối cùng vẫn “phá sản” với con số tăng trưởng công bố cuối năm thấp xa hơn nhiều.
Theo Thanh Đào/thesaigontimes.vn
Bài liên quan
#chính sách tiền tệ

Dự báo lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tăng vọt vào năm 2021
Công ty CP Chứng khoán VNDirect vừa công bố Báo cáo chiến lược đầu tư 2021, trong đó cập nhật kết quả kinh doanh các ngân hàng năm 2020 và kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2021.

Chính phủ cần kiên định không lạm dụng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế
PGS.TS Tô Trung Thành cũng cho rằng, với nguồn lực ngân sách hạn hẹp, để đối phó với dịch bệnh COVID-19, Chính phủ cần dựa vào sự tham gia của toàn dân chứ không thể chỉ dựa vào nguồn lực của Chính phủ.

Tiền Trung Quốc lao dốc và sự ổn định hiếm có của tiền Việt
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển quan ngại đồng nhân dân tệ giảm giá sẽ tăng nhập siêu hàng chất lượng không cao từ Trung Quốc, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước.

NHNN thông tin việc Bộ tài chính Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách giám sát về chính sách tiền tệ
“Việt Nam vào Danh sách giám sát trong Báo cáo tháng 5/2019 do thỏa mãn hai tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai” - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết.

Lãi suất tăng dồn dập: Nỗi lo lớn dần, nguy cơ khó tránh
Từ đầu tháng 12/2018, nhiều ngân hàng lại tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất. Nhận định từ giới chuyên môn cho biết, áp lực lên lãi suất vẫn còn kéo dài trong thời gian tới.

Singapore thắt chặt chính sách tiền tệ để hạ nhiệt lạm phát
Quyết định hôm thứ Năm (14/7) được đưa ra khi Cơ quan Tiền tệ Singapore nâng dự báo lạm phát cơ bản từ 3,0% lên 4,0%, tăng từ mức dự báo trước đó là 2,5% lên 3,5% trong năm nay.
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời những quy định về điều kiện vay vốn
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi cho biết, hiện nay có một thực trạng khi người dân vay ở các ngân hàng đến kỳ đáo hạn thì phải đi vay nóng ở bên ngoài với lãi suất cao để trả vào cho ngân hàng, sau đó làm thủ tục cho vay lại. Đại biểu đặt câu hỏi: Thống đốc có biết tình trạng này đang diễn ra rất phổ biến ngoài xã hội hay không và có giải pháp gì để khắc phục trong thời gian tới?
Ba "ông lớn" Thế giới đua nhau nhập cua ghẹ Việt Nam
Một tháng nay, nhiều cửa hàng cho biết, các loại cua ghẹ kích cỡ lớn trên 500 gram một con rất khan hiếm vì thương lái thu gom xuất khẩu hết.
Tổ chức trong nước gom cổ phiếu thực phẩm, xả cổ phiếu thép
Nhóm cổ phiếu thực phẩm và đồ uống thu hút mạnh mẽ nhất dòng tiền của các tổ chức nội trong tuần trước với giá trị mua ròng đạt 138 tỷ đồng.
Vì sao nhiều công nhân chọn gói vay tài chính của HD SAISON?
HD SAISON vừa tung gói vay ưu đãi 10.000 tỷ đồng và cam kết sẽ hỗ trợ kịp thời các đối tượng là công nhân tại các Khu công nghiệp trên cả nước tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, an tâm sản xuất lao động và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, đồng hành cùng Chính phủ ổn định kinh tế, an sinh xã hội, góp phần đẩy lùi nạn “tín dụng đen”.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bất ngờ cắt giảm lãi suất
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã giảm lãi suất từ 2,85% xuống 2,75% đối với 400 tỷ nhân dân tệ (59,33 tỷ USD) khoản vay trung hạn (MLF) kỳ hạn một năm của một số tổ chức tài chính.
Bamboo Airways có tân Chủ tịch Hội đồng quản trị
HĐQT Bamboo Airways cũng đã họp và thống nhất bầu ông Nguyễn Ngọc Trọng là Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways, ông Doãn Hữu Đoàn giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT, ông Lê Bá Nguyên giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Bộ Tài chính yêu cầu giảm giá hàng hóa theo giá xăng dầu
Bộ Tài chính vừa có công văn số 7955/BTC-QLG gửi các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp đề nghị tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá.
Doanh nghiệp giao dịch ngoại tệ online nhận thưởng tới 17 triệu đồng
Cụ thể, trong chương trình“Giao dịch Online – Ưu đãi cực High” của HDBank, từ nay tới ngày 15/10/2022, khách hàng doanh nghiệp được hưởng gói ưu đãi phí với giá trị thưởng lên tới 7 triệu đồng khi mua bán ngoại tệ qua kênh Internet Banking.
Nam A Bank được chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.900 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.900 tỷ đồng
Vĩnh Phúc: Bảy tháng thu ngân sách tăng gần 10% so với cùng kỳ
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tài chính, trong 7 tháng đầu năm Vĩnh Phúc đã thu ngân sách 21.805 tỷ đồng, tăng 9,77% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 68,3% mục tiêu 2022.