Thứ hai 16/09/2024 00:33
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Tăng lãi suất cho vay – ngân hàng không phải là tội đồ

14/04/2022 22:15
Mặt bằng lãi suất, cả huy động và cho vay, tại các ngân hàng thương mại đang có xu hướng tăng, thiết lập các mặt bằng mới cao hơn. Trong khi đó, Việt Nam đang tích cực theo đuổi mục tiêu hỗ trợ phục hồi nền kinh tế năm 2022 nên việc (để cho) lãi suất
aa

Do đó, vấn đề tăng lãi suất này cần phải có ai đó “chịu trách nhiệm”. Một số người đã quy kết “tội đồ” đẩy lãi suất tăng chính là các ngân hàng thương mại, chủ yếu là các ngân hàng nhỏ. Việc quy kết này không chỉ phi lý mà còn sẽ tạo ra những hệ lụy tai hại.

Tại sao lãi suất tăng?

Để hiểu sự phi lý trên thì trước tiên phải hiểu tại sao lãi suất, cả cho vay và huy động, lại tăng lên như hiện nay. Không khó để liệt kê một vài lý do chính. Đó là xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới, đáng kể nhất là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), để kiềm chế lạm phát đang tăng mạnh lên các mức kỷ lục, sau khi nền kinh tế và tỷ lệ người lao động có việc làm của họ đã phục hồi (mạnh) sau thời kỳ dài lao dốc vì đại dịch.

Các ách tắc logistics trên toàn cầu cũng góp phần nới rộng khoảng cách cung cầu hàng hóa, làm gia tăng áp lực lạm phát. Chiến cuộc Nga – Ukraine đã trực tiếp và gián tiếp đẩy mạnh hơn nữa áp lực tăng giá xăng dầu và năng lượng toàn cầu.

Việt Nam không phải là một ốc đảo trên thế giới nên cũng chịu ảnh hưởng của các xu hướng toàn cầu. Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tuy có đủ lý do để ngần ngại công khai về xu hướng thắt chặt tiền tệ, nhưng trên thực tế chắc chắn sẽ phải thắt chặt tiền tệ khi/nếu lạm phát tiếp tục gia tăng. Thắt chặt tiền tệ không chỉ làm giảm cung tiền dẫn đến giảm tổng cầu và giảm áp lực lạm phát trong nước, mà còn củng cố tỷ giá giữa đô la Mỹ và tiền đồng (USD/VND), là điều cũng góp phần vào giảm áp lực tăng giá trong nước từ nhập khẩu.

Ngân hàng thương mại có phải là tội đồ?

Lưu ý một điều rất quan trọng ở đây là xu hướng quy kết sai trái rất phổ biến ở Việt Nam, rằng việc tăng hay giảm lãi suất đơn thuần chỉ là do các ngân hàng thương mại Việt Nam (chạy đua) tăng hay giảm lãi suất, như nói ở phần đầu. Cần phải hiểu rằng ngân hàng thương mại chỉ là công cụ để truyền tải và thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN. Chỉ có NHNN mới là người quyết định và tạo lập mặt bằng lãi suất trong nước ở mọi thời điểm.

Việc quy kết ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng nhỏ, là tội đồ làm tăng mặt bằng lãi suất ở Việt Nam không chỉ sai mà còn gây hậu quả tai hại bằng cách hướng sự tập trung sự chỉ trích vào hoạt động huy động và cho vay bình thường của các ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ, gây áp lực cho cơ quan hữu trách áp dụng các công cụ tiền tệ mang tính hành chính rất sai lầm là trần lãi suất…

Trong bối cảnh lạm phát gia tăng thì NHNN, cũng như mọi ngân hàng trung ương trên thế giới, hầu như không còn lựa chọn chính sách khả thi nào ngoài việc thắt chặt tiền tệ, nên NHNN cũng không phải là tội đồ nếu buộc phải đưa ra áp dụng chính sách mới mà kết quả của nó là sẽ làm tăng mặt bằng lãi suất.

Nói thêm về lựa chọn chính sách của ngân hàng trung ương trong bối cảnh lạm phát, đã có những ngân hàng trung ương, như của Thổ Nhĩ Kỳ, cố gắng đi ngược lại các lý thuyết và thực tiễn kinh tế vĩ mô bằng cách… giảm lãi suất để kiềm chế lạm phát. Đương nhiên là kết quả của việc “ngược dòng” này như thế nào thì đã rõ.

Cũng như phần đầu bài đã nói, việc quy kết ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng nhỏ, là tội đồ làm tăng mặt bằng lãi suất ở Việt Nam không chỉ sai mà còn gây hậu quả tai hại bằng cách hướng sự tập trung chỉ trích vào hoạt động huy động và cho vay bình thường của các ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ, gây áp lực cho cơ quan hữu trách áp dụng các công cụ tiền tệ mang tính hành chính rất sai lầm là trần lãi suất, từ đó bóp méo hoạt động bình thường của các ngân hàng thương mại, cũng như dẫn đến các hoạt động đối phó, “lách luật” của chúng càng làm tăng thêm các bất ổn vĩ mô.

Lãi suất sẽ tăng, vậy phải làm thế nào?

Như trên đã phân tích, khi/nếu lạm phát tiếp tục gia tăng và kéo dài thì xu hướng tăng lãi suất là điều gần như không thể đảo ngược và NHNN hầu như không thể tránh được việc này. Trong bối cảnh này, mục tiêu và nỗ lực phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm 2022 đặt ra trước đó sẽ có khả năng không đạt được như kỳ vọng.

Tuy nhiên, tùy cách nhìn và góc nhìn, có thể đối với nhiều người, nhất là những người có trách nhiệm hay động cơ phải duy trì một bức tranh tăng trưởng kinh tế lạc quan, tươi sáng cho Việt Nam, thì việc thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát nhưng đổi lấy tăng trưởng chững lại là điều không thể chấp nhận được.

Do vậy, có nhiều khả năng sẽ có một thỏa hiệp chính sách ít nhất trong phần còn lại của năm, theo đó kinh tế sẽ tăng trưởng ở một tốc độ vừa phải (thấp hơn mục tiêu đặt ra) và lạm phát cũng sẽ ở mức cao hơn mức kỳ vọng (mục tiêu 4%) đôi chút.

Cũng cần nhắc lại rằng kế hoạch và mục tiêu hồi phục và tăng trưởng kinh tế năm 2022 đặt ra trước đó chắc chắn đã không tính được (đúng) mức độ thách thức của áp lực lạm phát đến từ bên trong và bên ngoài, nên cũng không nên lấy đó làm mục tiêu phải “quyết liệt” đạt được bằng mọi giá. Hãy nhớ lại mục tiêu, kỳ vọng và dự đoán tăng trưởng năm 2021, dù đã được điều chỉnh “sát nút” các diễn biến dịch bệnh mà cuối cùng vẫn “phá sản” với con số tăng trưởng công bố cuối năm thấp xa hơn nhiều.

Theo Thanh Đào/thesaigontimes.vn

Tin bài khác
Luật Đấu Thầu 2023: Liệu có "cởi trói" cho thị trường đấu thầu Việt Nam?

Luật Đấu Thầu 2023: Liệu có "cởi trói" cho thị trường đấu thầu Việt Nam?

Năm 2024 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực đấu thầu tại Việt Nam với sự ra đời và áp dụng của Luật Đấu thầu 2023 số 22/2023/QH15.
Phóng sự ảnh: Miệt mài tìm kiếm nạn nhân mất tích tại Làng Nủ - Lào Cai

Phóng sự ảnh: Miệt mài tìm kiếm nạn nhân mất tích tại Làng Nủ - Lào Cai

Trận lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng xảy ra ngày 10/9 đã san phẳng 40 nóc nhà tại thôn Làng Nủ - Lào Cai, hiện vẫn đang tìm kiếm các nạn nhân mất tích.
Bình Thuận: Triển khai nhiều dự án điện khí hydro xanh

Bình Thuận: Triển khai nhiều dự án điện khí hydro xanh

Bình Thuận, với lượng ánh sáng mặt trời dồi dào, đã trở thành điểm đến lý tưởng cho sản xuất hydro xanh thông qua điện phân nước sử dụng năng lượng mặt trời.
Nhà cung cấp năng lượng tái tạo Na Uy rút khỏi dự án điện gió tại Việt Nam

Nhà cung cấp năng lượng tái tạo Na Uy rút khỏi dự án điện gió tại Việt Nam

Thương vụ mua bán dự án điện gió của Scatec ASA dự kiến sẽ hoàn tất trong nửa đầu năm 2025, sau khi được sự chấp thuận từ các cơ quan quản lý.
HoREA đề xuất áp thuế TNDN 18% với doanh nghiệp nhỏ và vừa doanh thu dưới 300 tỷ

HoREA đề xuất áp thuế TNDN 18% với doanh nghiệp nhỏ và vừa doanh thu dưới 300 tỷ

Theo HoREA, việc hỗ trợ các doanh nghiệp này đã được quy định trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
lp-bank
tms-group
dic-vu-minh-tuan
sanghai-fair