Thứ hai 07/07/2025 04:50
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Tại sao đại bàng gõ cửa nhưng nhân lực ngành công nghệ thông tin "khép cửa"?

Để giải quyết vấn đề này, ông Tô Hồng Nam - Phó Cục trưởng Cục CNTT (Bộ GD – ĐT) đề xuất triển khai việc đào tạo CNTT ngay từ cấp THPT và thậm chí sớm hơn, để học sinh được trang bị nền tảng kiến thức về STEM, lập trình và tư duy logic từ sớm.

Thống kê từ TopDev cho thấy có đến 65% sinh viên CNTT khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Đa phần các sinh viên IT mới ra trường chỉ có thời gian hạn chế để làm quen với các công nghệ lập trình thực tế trong 4 năm học, mà chủ yếu thời gian học vẫn chia cho các môn đại cương, cơ sở và thực tập. Do vậy, kỳ vọng sinh viên có thể thành thạo các công nghệ trong một khoảng thời gian ngắn như vậy là điều không khả thi.

TopDev thông tin thêm, tại các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Anh hay Hàn Quốc, học sinh được học lập trình từ sớm, trước khi vào đại học đã quen thuộc với ngôn ngữ Python, Java,...

Xuất phát từ thực trạng bất cập khi Việt Nam - dù là điểm đến hấp dẫn của các "ông lớn" công nghệ như: Apple, NVIDIA, và Intel mà vẫn gặp khó khăn trong việc cung cấp nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) chất lượng cao, ngày 1/11, tại Hà Nội, hội thảo với chủ đề "Giải mã nghịch lý công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa" do Hệ thống Đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech phối hợp Trường phổ thông liên cấp Đa trí tuệ (MIS) tổ chức đã được nhiều chuyên gia giáo dục và công nghệ hàng đầu Việt Nam giải mã nghịch lý này.

Tại đây, các diễn giả đã phân tích nguyên nhân thiếu hụt nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn lớn và thảo luận các giải pháp cải thiện hệ thống đào tạo, nhằm chuẩn bị đội ngũ nhân lực sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư công nghệ quốc tế.

Đại diện doanh nghiệp IBM Việt Nam, ông Ngô Thanh Hiền, kể lại rằng, khi IBM mở trung tâm gia công phần mềm tại Việt Nam vào năm 2002, dù kỳ vọng tăng số lượng lập trình viên nhưng thực tế là việc tìm kiếm các lập trình viên có kỹ năng lại là một thách thức lớn. Sau hơn một thập kỷ, số lượng lập trình viên tuy đã tăng nhưng vấn đề chất lượng vẫn tồn tại, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.

Tại sao đại bàng gõ cửa nhưng nhân lực ngành công nghệ thông tin khép cửa?
Ông Ngô Thanh Hiền – Giám đốc Công nghệ IBM Việt Nam

Ông Ngô Thanh Hiền chia sẻ thêm, mức thu nhập cho một lập trình viên vừa tốt nghiệp có thể lên tới 40 – 50 triệu đồng, cho thấy sự hấp dẫn của ngành CNTT với thị trường lao động. Tuy nhiên, để đạt được những vị trí công việc tốt, sinh viên cần không ngừng cập nhật xu thế công nghệ, hiểu biết về những yêu cầu từ các tập đoàn lớn và tích cực tham gia vào các sân chơi công nghệ. Điều này giúp sinh viên không chỉ làm quen với môi trường CNTT quốc tế mà còn trang bị thêm kỹ năng thực tiễn.

Giám đốc Công nghệ IBM Việt Nam thông tin thêm, nhiều lĩnh vực công nghệ hiện nay Việt Nam chưa sẵn sàng, nên phải kêu gọi nhân lực từ thị trường khác. Điều này là một trong nhưng nguyên nhân dẫn tới, dù nhu cầu tuyển dụng lớn, nhưng "nguồn nhân lực khép cửa".

Để giải quyết bài toán này, tại hội thảo, các chuyên gia đều cho rằng cần thu hẹp khoảng cách giữa chương trình đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp.

"Học sinh phải nuôi dưỡng mê, tìm hiểu học tập ngay ở bậc THCS, THPT. Cùng với đó, các em không nên suy nghĩ giỏi Toán mới theo học công nghệ, điều quan trọng là tư duy. Khi lên đại học, sinh viên phải theo dõi xu thế công nghệ của các hãng công nghệ lớn. Đặt mình vào cuộc chơi để tìm hiểu kiến thức, để rút ngắn khoảng cách đào tạo", ông Ngô Thanh Hiền bày tỏ.

Tiến sĩ, Nhà giáo Nguyễn Thanh Sơn – nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hòa Bình, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Ban Khoa giáo Trung Ương, nguyên Tổng giám đốc hệ thống giáo dục Vinschool, Phó Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục học Việt Nam, cho rằng, đã đến lúc Việt Nam phải sẵn sàng để “mở cửa” đón nhận các “đại bàng công nghệ” vào đầu tư và hợp tác. Ông nhấn mạnh, công nghệ không phân biệt tuổi tác, và giới trẻ Việt Nam hoàn toàn có khả năng tiếp thu công nghệ nhanh chóng. Tuy nhiên, cần có sự thay đổi trong tư duy đào tạo và ý thức tự chủ trong việc học, không chỉ chạy theo bằng cấp mà phải nỗ lực nâng cao chất lượng chuyên môn và kỹ năng mềm.

Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Tô Hồng Nam - Phó Cục trưởng Cục CNTT (Bộ GD – ĐT), cho rằng yếu tố then chốt trong chuyển đổi số là nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực CNTT có chất lượng cao. Chính vì vậy, Bộ GD đã xây dựng đề án phát triển nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ số, dự kiến trình Thủ tướng trong quý IV năm nay.

Tại sao đại bàng gõ cửa nhưng nhân lực ngành công nghệ thông tin khép cửa?
Ông Tô Hồng Nam – Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Theo ông Nam, hiện đang có một nghịch lý: Nhiều cử nhân CNTT vẫn thất nghiệp trong khi doanh nghiệp không tìm được nhân lực đáp ứng yêu cầu. Để giải quyết vấn đề này, ông đề xuất triển khai việc đào tạo CNTT ngay từ cấp THPT và thậm chí sớm hơn, để học sinh được trang bị nền tảng kiến thức về STEM, lập trình và tư duy logic từ sớm.

"Môn Tin học là môn bắt buộc từ lớp 3, chương trình mới có 3 mạch kiến thức đó là khoa học cơ bản, khoa học máy tính, ứng dụng máy tính. Trong đó, ở mức độ ứng dụng là tương đương các em có thể làm nghề".

"Bài toán nâng cao chất lượng là vấn đề sống còn của các trường, các trường không ngừng cố gắng để nâng cao chất lượng cạnh tranh nên vấn đề đầu ra sau khi học đại học mà vấn đề ở đầu vào. Đưa giáo dục CNTT vào THPT là tốt, để có định hướng sớm, khuyến khích tạo cảm hứng để học thực chất, không học cho xong, học chỉ để lấy bằng.

Không phải vấn đề đầu vào, mà vấn đề đầu ra, đưa vào THPT là tốt, để có định hướng sớm, học chỉ để có bằng thì không phải thực chất", ông Nam nhấn mạnh.

Nhận thấy công nghệ và quy trình lập trình là xu hướng tất yếu, đóng vai trò quan trọng trong công việc cung cấp phát triển kinh tế, MIS đã đưa STEM và robot vào giảng dạy từ rất sớm. Từ lớp 10, học sinh bắt đầu được tiếp cận giáo dục về AI và dữ liệu lớn, hướng tới giúp các phương pháp làm quen nhanh chóng, nắm vững kiến ​​thức và ứng dụng

Dù đã phát triển, nhưng chương trình hiện vẫn mang tính “cây nhà lá vườn”, thiếu tính hệ thống và chưa chuyên nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu này, MIS đã hợp tác với Aptech nhắm đưa chương trình cài đặt chính quy vào bậc THPT. Sau 3 năm học, học sinh sẽ nhận bằng tốt nghiệp THPT và chứng chỉ lập trình, mở ra cơ hội làm việc ngay hoặc tích lũy kiến ​​thức để học tiếp ở bậc cao hơn.

Đây là bước đi quan trọng nhằm mục đích tiết kiệm thời gian, chi phí và hướng tới tương lai hạnh phúc của chính các em.

Ông Chu Tuấn Anh – Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech

Tin bài khác
Thời tiết ngày mai 7/7/2025: Miền Bắc ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Thời tiết ngày mai 7/7/2025: Miền Bắc ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Thời tiết ngày mai 7/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
6 tháng đầu năm 2025: Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3%

6 tháng đầu năm 2025: Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3%

Mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2025 giảm nhẹ 0,2% so với tháng trước nhưng tính chung 6 tháng đầu năm lại tăng tới 9,3%.
Thời tiết hôm nay 6/7: Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa dông

Thời tiết hôm nay 6/7: Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa dông

Thời tiết hôm nay 6/7, nhiều nơi trên cả nước có nắng trở lại, có nơi nắng nóng, về chiều tối trời lại chuyển mưa dông, có nơi mưa to.
Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ khảo sát Trung Sơn trong chuyến công tác đầu tiên sau sáp nhập

Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ khảo sát Trung Sơn trong chuyến công tác đầu tiên sau sáp nhập

Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị tại xã Trung Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong nhấn mạnh cần khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái, phát triển kinh tế bền vững, nâng cao đời sống người dân, phấn đấu đến năm 2030 xóa hoàn toàn hộ nghèo.
Nguyễn Văn Đông đồng hành cùng chiến dịch Tick xanh bảo vệ người tiêu dùng

Nguyễn Văn Đông đồng hành cùng chiến dịch Tick xanh bảo vệ người tiêu dùng

Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phổ biến nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về hàng giả, hàng nhái, sự kiện “Phát động Tick xanh trách nhiệm thương mại điện tử” đang nổi lên như một giải pháp giúp khôi phục niềm tin của người tiêu dùng. Trong chiến dịch này, Nguyễn Văn Đông – người sáng tạo nội dung được biết đến với biệt danh “cô Học” – góp mặt như một đại diện tiêu biểu cho thế hệ KOC trẻ minh bạch và có trách nhiệm.
Phát triển du lịch bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần thích ứng với biến đổi khí hậu

Phát triển du lịch bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần thích ứng với biến đổi khí hậu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí địa lý kinh tế và chính trị, là nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xứng danh là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước.
Thời tiết ngày mai 6/7/2025: Miền Bắc nắng gắt xen kẽ mưa dông

Thời tiết ngày mai 6/7/2025: Miền Bắc nắng gắt xen kẽ mưa dông

Thời tiết ngày mai 6/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng khu vực Tây Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Dự án Luật Thương mại điện tử được đề nghị bổ sung vào Chương trình lập pháp năm 2025

Dự án Luật Thương mại điện tử được đề nghị bổ sung vào Chương trình lập pháp năm 2025

Chính phủ đề xuất bổ sung 4 dự án luật vào Chương trình lập pháp năm 2025, trong đó có dự án Luật Thương mại điện tử, để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, quyết định thông qua tại Kỳ họp thứ 10 tới.
Quốc Lộ 28B: Mở ra cơ hội phát triển du lịch cho Lâm Đồng mới

Quốc Lộ 28B: Mở ra cơ hội phát triển du lịch cho Lâm Đồng mới

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 28B với tổng kinh phí 1.435 tỷ đồng đang tạo nên bước đột phá trong việc kết nối trung tâm du lịch Lâm Đồng mới, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho du lịch và phát triển kinh tế vùng.
Thời trang bền vững trong kỷ nguyên số - xu hướng tiêu dùng tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thời trang bền vững trong kỷ nguyên số - xu hướng tiêu dùng tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thời trang bền vững đang nổi lên như một xu hướng toàn cầu, nhưng việc thúc đẩy người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn là một thách thức lớn. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và vai trò của tiếp thị người ảnh hưởng đã được chứng minh là yếu tố quan trọng định hình ý định mua sắm thời trang bền vững trực tuyến tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Thời tiết hôm nay 5/7: Hà Nội trưa chiều trời nóng, thứ 5 tuần sau mưa nhiều

Thời tiết hôm nay 5/7: Hà Nội trưa chiều trời nóng, thứ 5 tuần sau mưa nhiều

Thời tiết hôm nay 5/7, Bắc Bộ trưa nay oi nóng, chiều tối có mưa dông; Thanh Hoá đến Huế thời tiết nóng ẩm; Trung Bộ và Nam Bộ mưa dông về chiều, ngày trời nóng; bão số 2 gây ảnh hưởng xấu trên một số vùng biển.
Thành phố Đà Nẵng: Đầu tư bãi đáp trực thăng cứu hộ người dân

Thành phố Đà Nẵng: Đầu tư bãi đáp trực thăng cứu hộ người dân

Bộ chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng cho hay, một bãi đáp trực thăng mới nhằm cứu hộ, cứu nạn cho người dân vào những thời điểm thiên tai, đang được lực lượng đầu tư ở xã Trà Tập (xã Trà Cang, huyện Nam Trà My cũ).
Chi trả an sinh xã hội cấp xã đột phá nhờ chuyển đổi số

Chi trả an sinh xã hội cấp xã đột phá nhờ chuyển đổi số

Từ ngày 1/7/2025, cấp xã chi trả trợ cấp hưu trí xã hội cho 1,6 triệu người. Quy trình này được số hóa, minh bạch, đảm bảo quyền lợi người dân và hiệu quả quản lý.
Thời tiết ngày mai 5/7/2025: Miền Bắc tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày mai 5/7/2025: Miền Bắc tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày mai 5/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Sơn La tăng cường hợp tác nông nghiệp với các tỉnh Bắc Lào

Sơn La tăng cường hợp tác nông nghiệp với các tỉnh Bắc Lào

Sơn La đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho 9 tỉnh Lào, hỗ trợ giống cây trồng, mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế vùng biên.