Tại sao các cuộc đàn áp "tài chính bẩn" không hiệu quả?

09:25 07/10/2021

Mặc dù đã có rất nhiều lời hứa từ chính phủ, nhưng cuối cùng những vụ rò rỉ dữ liệu hé lộ chiêu trò của giới tài phiệt như hồ sơ Pandora vẫn lặp lại và cảnh tỉnh các nền kinh tế cần phải có hành động khẩn cấp.

Hồ sơ Pandora có đủ sức lật lại tình thế trong cuộc tranh đấu với
Hồ sơ Pandora có đủ sức lật lại tình thế trong cuộc tranh đấu với "tài chính bẩn"?. (Ảnh: ICIJ) 

Vụ rò rỉ dữ liệu hồ sơ Pandora một lần nữa làm nổi bật các hoạt động "săn mồi" của giới tinh hoa chính trị và tài chính trên thế giới, làm giàu cho bản thân bằng cách lách luật mà chính họ đã cố vấn thiết lập. Khoảng 3,6 tỷ đô la (2,6 tỷ bảng Anh) là số tiền thu được từ hối lộ, biển thủ, rửa tiền, trốn thuế,... phá hoại kết cấu xã hội của các quốc gia trên toàn cầu.

Đây không phải là lần đầu tiên các hành vi trốn thuế, hối lộ, tham nhũng, rửa tiền và thiếu minh bạch bị phanh phui. Những sự vụ như hồ sơ Panama, hồ sơ Paradise, HSBC, hồ sơ Jersey, hồ sơ FinCEN, Bahamas,... đã cung cấp nhiều bằng chứng về các "giao dịch tài chính bẩn". Ngành tài chính Vương quốc Anh, được hỗ trợ bởi lực lượng kế toán, luật sư và chuyên gia hùng hậu là trung tâm của loại hoạt động này nhưng vẫn có rất ít thay đổi kể từ những phát hiện đầu tiên.

Hơn nữa, ghi chép lợi ích tài chính của các thành viên của quốc hội cho thấy có quá nhiều nghị sĩ và lãnh chúa thuộc biên chế của các tập đoàn, bao gồm cả một số tham gia vào các dòng tài chính bất hợp pháp. Năm 2018, chính phủ đã thành lập Trung tâm tội phạm kinh tế quốc gia nhằm giải quyết vấn đề gian lận và rửa tiền ở cấp độ cao. Tuy vậy, trung tâm vẫn chưa khởi tố một trường hợp nào, mặc dù có rất nhiều bằng chứng về hành vi sai trái. Trong một số trường hợp, các ngân hàng thậm chí có thể đã giả mạo chữ ký của khách hàng trên các tài liệu của tòa án được sử dụng để thu hồi nhà đất và thu hồi nợ.

Đạo luật Tài chính Hình sự năm 2017 đã đưa ra hành vi phạm tội không ngăn chặn được tình trạng trốn thuế. Tuy rằng thất thu một khoản thuế khổng lồ nhưng không có công ty lớn nào bị điều tra, phạt tiền hoặc truy tố. Ngược lại, họ tiếp tục cố vấn cho các bộ của chính phủ và đôi khi nhận được những hợp đồng béo bở. Trước đây, ngân hàng Thương mại và Tín dụng Quốc tế (BCCI) đã bị Ngân hàng Anh đóng cửa vào năm 1991. Đây là vụ gian lận ngân hàng lớn nhất trong thế kỷ 20, tuy nhiên chính phủ đảng Bảo thủ khi đó đã không ra lệnh điều tra độc lập. Một lần nữa lịch sử lặp lại, hồ sơ Pandora có khả năng tạo ra đủ áp lực để thay đổi hệ thống?

TL (theo The Guardian)