Tại sao các công ty khởi nghiệp cần tiếp nhận văn hóa thử nghiệm để phát triển trong đại dịch

11:17 03/08/2021

Đại dịch tác động đến xu hướng tiêu dùng kỹ thuật số ra sao và điều này có ý nghĩa gì đối với các chiến lược tiếp thị của startup?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Covid-19 đang đẩy nhanh sự thay đổi trên tất cả các ngành công nghiệp. Ngoài chuyển đổi nhanh chóng sang phương pháp tiếp cận kỹ thuật số, sự gián đoạn nghiêm trọng của chuỗi cung ứng và đóng cửa biên giới các nước đồng nghĩa với doanh nghiệp cần phải phản ứng nhanh chóng với thị trường toàn cầu đầy biến động.

Do đó, các doanh nghiệp đã hoạch định chiến lược kỹ thuật số dài hạn giờ đây phải cô đọng các sáng kiến trong vài tháng, vài tuần, thậm chí là vài ngày. Các kênh kỹ thuật số và di động đã trở thành mô hình thu hút khách hàng chính và các quy trình tự động là động lực chính cho sản xuất. Một cách làm việc nhanh nhẹn đã trở thành điều kiện tiên quyết cho những thay đổi dường như hàng ngày đối với hành vi của khách hàng.

Theo hướng nhìn tích cực, tăng cường thử nghiệm giữa khách hàng và doanh nghiệp là cơ hội có được từ Covid-19. Cuộc khủng hoảng ngày nay sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến các cách xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách hàng, nhân viên và các bên liên quan. Chẳng hạn như, COVID-19 đã cải thiện cách quản lý hoạt động của một số doanh nghiệp. Ví dụ thay vì xếp hàng dài chờ đợi đến lượt khám và có nguy cơ nhiễm vi rút, dịch vụ tin nhắn văn bản gửi đến điện thoại di động sẽ hỗ trợ xếp lịch, hẹn ngày giờ cho bệnh nhân. Đây là thời điểm tuyệt vời để suy ngẫm về ảnh hưởng của đại dịch đối với các ngành công nghiệp chủ chốt và những gì cần làm để chuẩn bị cho “bình thường mới”.

Cách nuôi dưỡng văn hóa thử nghiệm

Khi thế giới mở cửa trở lại, cần tập trung vào cách các doanh nghiệp sẽ thích nghi và tiếp tục đầu tư khi nuôi dưỡng một nền văn hóa thử nghiệm có ý nghĩa. Việc triển khai văn hóa thử nghiệm thoạt đầu có thể khó khăn nhưng tạo cơ hội cho startup trình bày ý tưởng và tìm ra giải pháp.

Các công ty phải khuyến khích nhân viên áp dụng phương pháp “kiểm tra và học hỏi” tỏng các hoạt động hàng ngày để thúc đẩy sự đổi mới, ngăn chặn sự trì trệ và giảm thiểu rủi ro. Cách tiếp cận này đảm bảo rằng nhân viên được tham gia và khuyến khích để duy trì sự tò mò trong khi vẫn phù hợp và mang lại trải nghiệm chất lượng cho khách hàng trong thế giới hậu COVID-19.

Thử nghiệm nhanh chóng cũng có thể thúc đẩy các ý tưởng mới và sự đổi mới trong các ngành bị ảnh hưởng bởi đại dịch, chẳng hạn như thương mại điện tử. Country Road Group, một trong những nhà bán lẻ thời trang lớn nhất của Úc, nhận thấy rằng các trang web trực tuyến của hãng trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh.

Công ty muốn áp dụng một phương pháp làm việc nhanh nhẹn hơn và chạy các thử nghiệm nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Country Road ghi nhận kết quả thử nghiệm liên quan trải nghiệm của người mua sắm khi di chuyển mục “Thêm vào giỏ hàng” ngay cạnh sản phẩm. Cụ thể, số lần nhấp vào mục “thêm vào danh sách yêu thích” tăng 19%, “thêm vào giỏ hàng” tăng 6%, dẫn đến tổng lượt chuyển đổi mua hàng tăng 2%, doanh thu cao hơn 5%.

Thử nghiệm không cần phải phức tạp và có nhiều cách để đơn giản hóa cũng như tập trung vào chi tiết. Việc áp dụng văn hóa thử nghiệm mở ra khả năng cho các doanh nghiệp, khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn và kiên cường hơn trước những thách thức mà đại dịch có thể gây ra trong nhiều năm tới.

TL