Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank khiến hàng loạt startup lo lắng

22:28 12/03/2023

SVB, một trong những tổ chức ngân hàng và cho vay lớn nhất phục vụ cho một lượng lớn cộng đồng khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm đã bị sụp đổ trong ngày 10/3.

đã bị cơ quan quản lý đóng cửa vào khoảng giữa trưa ngày 10/3, giờ New York
Silicon Valley Bank đã bị cơ quan quản lý đóng cửa vào khoảng giữa trưa ngày 10/3, giờ New York.

Khi Silicon Valley Bank (SVB) sụp đổ trong ngày 10/3, những người sáng lập các công ty khởi nghiệp có tiền trong ngân hàng đã tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với số tiền mà họ nghĩ là an toàn. Đối với một số người, việc có thể trả lương cho nhân viên hay không hoàn toàn phụ thuộc vào những khoản tiền đó, theo Tạp chí Fortune.

SVB, một trong những tổ chức ngân hàng và cho vay lớn nhất phục vụ cho một lượng lớn cộng đồng khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm, đã bị cơ quan quản lý đóng cửa vào khoảng giữa trưa ngày 10/3, giờ New York

SVB đã được Tổ chức Bảo hiểm Tiền gửi Ngân hàng Liên bang (FDIC) tiếp quản với tư cách là đơn vị nhận tiền gửi. Trong khi các khoản tiền gửi được bảo hiểm- có giá trị từ 250.000 USD trở xuống sẽ có thể được rút chậm nhất vào ngày 13/3, theo một thông cáo báo chí của FDIC. Câu hỏi lớn đối với các công ty khởi nghiệp đã gửi tiền vào SVB là điều gì xảy ra với nếu họ gửi số tiền vượt quá mức 250.000 USD?

Một nhà sáng lập công ty khởi nghiệp đã thực hiện giao dịch với SVB nói với Tạp chí Fortune rằng: “Vài giờ sau khi ngân hàng sụp đổ, đầu óc của chúng tôi đang quay cuồng. Chúng tôi không biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra tiếp theo”.

Một nhà sáng lập khác đã nói với Fortune rằng: “Tôi cho rằng toàn bộ hệ sinh thái đang bị tê liệt”. Những nhà sáng lập startup này nói rằng trọng tâm hiện tại của họ là làm thế nào để có đủ lượng tiền mặt và đủ khả năng trả lương cho nhân viên.

"Lập bảng lương vào tuần tới là một việc chết tiệt", Nikita Bier, nhà khởi nghiệp nổi tiếng, than phiền trên Twitter ngày 11/3, sau khi SVB bị giới chức California. Theo Bier, số lượng công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng có tiền gửi tại SVB rất lớn.

Garry Tan, Giám đốc điều hành công ty hỗ trợ khởi nghiệp Y Combinator (YC), cho biết, khoảng 30% startup mà họ làm việc cùng sẽ không thể trả lương trong 30 ngày tới nếu vấn đề với SVB không được giải quyết. Theo ước tính của Tan, hơn 1.000 startup mà YC đầu tư bị ảnh hưởng bởi cú sập Silicon Valley Bank.

"Những người sáng lập đang nhắn tin cho tôi và nói họ không biết làm thế nào vào tuần tới. Liệu họ có phải vay cá nhân để duy trì hoạt động kinh doanh hay phải cho nhân viên nghỉ phép không", Tan nói. Ông đánh giá đây là một rủi ro về cạnh tranh và đổi mới trong nền kinh tế Mỹ trong thập kỷ tới.

"Điện thoại của các quỹ đầu tư mạo hiểm như đang nổ tung bởi các CEO xin lời khuyên cho bảng lương của họ ngày thứ Hai", Sam Lessin, đối tác tại quỹ Slow Ventures nói, nhấn mạnh việc trả lương là vấn đề cấp bách nhất của các startup lúc này. Một số CEO cho biết, họ có thể phải tự ứng tiền để thanh toán trước khi tìm ra phương án mới.

Trong khi đó, một người sáng lập khác của một công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu đã nói chuyện với Fortune, cho biết, họ có tổng cộng khoảng 1 triệu USD tiền gửi tại SVB và chỉ đang mong đợi nhận lại phần bảo hiểm trị giá 250.000 USD vào ngày 13/3.

Họ nói rằng, nếu một startup có đội ngũ nhân sự nhỏ, thì số tiền đó sẽ đủ để duy trì cho khoảng ba tháng. “Tuy nhiên, nhìn chung, tôi nghĩ mọi người đều lo lắng về khả năng duy trì trong ngắn hạn”, một số nhà sáng lập startup chia sẻ.

SVB, một trong những tổ chức ngân hàng và cho vay lớn nhất phục vụ cho một lượng lớn cộng đồng khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm
SVB, một trong những tổ chức ngân hàng và cho vay lớn nhất phục vụ cho một lượng lớn cộng đồng khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm.

Theo Bloomberg, vụ việc SVB đang khiến giới đầu tư và khởi nghiệp ở châu Á, bao gồm Trung Quốc khá bất an. Chính nỗi sợ và những tin đồn có lẽ là thứ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến thị trường châu Á hiện nay chứ không phải những yếu tố tài chính cơ bản.

Tại Trung Quốc, SVB có thành lập chi nhánh SPD Silicon Valley Bank vào năm 2012 và phục vụ nhiều hình thức sản phẩm tài chính trên thị trường này, chủ yếu nhắm đến những startup không thể vay mượn được từ các ngân hàng truyền thống.

Mặc dù SPD đã trấn an các nhà đầu tư nhưng hiện vẫn chưa rõ thiệt hại cụ thể của chi nhánh này là bao nhiêu. Trong khi đó, Bloomberg nhận định dù SVB chủ yếu hoạt động ở Thung lũng Silicon và ngành công nghệ nhưng sự sụp đổ của ngân hàng đang làm xói mòn niềm tin mạnh của nhà đầu tư với ngành ngân hàng.

“SVB là một ngân hàng chuyên biệt nên về lý thuyết nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến châu Á. Thế nhưng nỗi lo sợ và các tin đồn thì lại rất dễ lan rộng”, nhà sáng lập Finian Tan của Vickers Venture Partners tại Singapore nhận định.

Sam Altman, CEO của OpenAi và cựu Chủ tịch Y Combinator, cho rằng, đây là lúc các nhà đầu tư startup cần ra tay ứng cứu. Theo ông, nhà đầu tư nên "xem xét cung cấp tiền mặt khẩn cấp cho công ty khởi nghiệp. Không cần tài liệu, không cần điều khoản, chỉ cần gửi tiền", Altman nói.

Ngoài ra, không chỉ các công ty khởi nghiệp, ngay cả những quỹ đầu tư lớn tại châu Á như Sequoia Capital China, Temasek Holding, ZhenFund và Yunfeng Capital cũng phải vội vàng tra soát lại ảnh hưởng từ vụ SVB đến hoạt động kinh doanh của mình.

Phía Yunfeng đã phải yêu cầu các nhóm tra soát nội bộ về ảnh hưởng của SVB đến danh mục đầu tư của quỹ và có động thái phòng chống. Trong khi đó Sequoia, ShenFund và Temasek đều không có bình luận gì về câu hỏi của Bloomberg.

“Đừng có đánh giá thấp ảnh hưởng của vụ SVB đến ngành công nghệ”, chuyên gia phân tích Liu Zhengning của China International Capital Corp nhận định khi cho biết, nguồn tiền gửi của các startup là vô cùng quan trọng bởi họ cần dùng rất nhiều tài chính chi trả cho hoạt động nghiên cứu, lương nhân viên...

Hồng Nhung (T/h)