Chủ nhật 17/11/2024 14:56
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Sheldon Lavin - tỷ phú bí ẩn đằng sau những gã khổng lồ đồ ăn nhanh

12/10/2020 00:00
Thành viên mới của Forbes 400, Sheldon Lavin, người sở hữu Tập đoàn OSI, nhà cung cấp thực phẩm sản xuất bánh hamburger của McDonald, carnitas của Chipotle, xúc xích của Oscar Meyer và thậm chí cả sản phẩm Impossible Whoppers của Burger King. Ông là

Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Impossible Foods, Pat Brown đã gặp Lavin vào năm 2019 khi anh tìm kiếm một nhà sản xuất theo hợp đồng để giúp sản xuất bánh mì kẹp thịt thuần chay.

Từ Chicago đến Trung Quốc, mỗi ngày có hàng triệu miếng bánh mì Big Mac và McChicken lăn bánh trên băng chuyền tại hàng chục nhà máy thuộc sở hữu của nhà sản xuất thuộc sở hữu của Tập đoàn OSI. Thịt được đông lạnh nhanh và sau đó được chuyển đi, sẵn sàng được hâm nóng và trang trí với dưa chua, nước sốt đặc biệt và bánh hạt mè, tạo nên những món đồ ăn nhanh nổi tiếng trên khắp thế giới.

Mặc dù ít người biết đằng sau những sản phẩm nức tiếng là cái tên OSI, một trong những công ty tư nhân lớn nhất tại Hoa Kỳ, và quan trọng hơn là nhà cung cấp thịt lớn nhất và lâu đời nhất của McDonald's. Công ty OSI có trụ sở tại Aurora, Illinois, đã âm thầm sản xuất cho chuỗi cửa hàng McDonald – thương hiệu mang tính biểu tượng trong hơn nửa thế kỷ và hiện đang cung cấp cho các thương hiệu lớn khác tại hơn một chục quốc gia trên thế giới.

OSI được quan trị chặt chẽ bởi tỷ phú kín tiếng Sheldon Lavin, vị chủ tịch điều hành 88 tuổi, người sở hữu phần lớn trong số 6,3 tỷ đô la của công ty (doanh thu ước tính năm 2019). Giá trị tải sản ròng của ông ước tính khoảng 3 tỷ USD và đã xuất hiện trên top 400 Forbes năm nay, người hiếm nhận lời phỏng vấn của báo giới. Điều đó khiến anh ấy trở thành một đối tác lý tưởng, bí ẩn và kín đáo cho các thương hiệu lớn như Oscar Mayer của Kraft Heinz, Whole Foods hay Chipotle, nơi ông đã cung cấp hơn 250.000 tấn bít tết bò, cá ngừ đại dương, carnitas (một món ăn của ẩm thực Mexico), sofritas (một chế phẩm cơ bản trong nấu ăn của người Mỹ Latinh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha), đậu và salsas ( sốt cà chua của Tây Ban Nha). Không chỉ vậy, trong những năm qua, ông cũng là nhà cung cấp cho Impossible Foods, công ty khởi nghiệp làm thịt từ đậu nành, nơi sản xuất món Impossible Whoppers cho Burger King và bánh mì ăn sáng cho Starbucks.

Bất chấp mọi sự hiếu kì từ người tiêu dùng, người đàn ông nãy vẫn chưa được công chúng biết đến nhiều. “Đó luôn là phương châm của ông ấy - hãy giữ im lặng để khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp”, cựu Chủ tịch OSI - Doug Gullang, người đã làm việc với Lavin trong 30 năm chia sẻ. “Sheldon luôn là một người rất kín tiếng. Và bởi vì OSI là một công ty tư nhân nên chúng tôi không cần thiết phải thu hút nhiều tai tiếng”.

McDonald's – một trong những hệ thống cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng nhất trên toàn thế giới là đối tác lâu đời của Lavin.

Cho đến nay, Lavin vẫn sống theo phương châm của mình, nhưng ở thời điểm sự nghiệp sắp kết thưc, Lavin đã cho phép bản thân mình khoe khoang một chút. Mặc dù Lavin đã từ chối rất nhiều các cuộc phỏng vấn, nhưng ông ấy đã liên lạc với blog Professional Tales vào năm 2019 và đăng lại cuộc phỏng vấn trên blog Medium của mình. Lavin tự gọi đùa mình là “Shelly” và nói: “Bản thân tôi tự thấy mình có tài năng xây dựng doanh nghiệp. Tôi chỉ đơn giản là thích nhìn thấy các phần của một kế hoạch được ghép nối với nhau theo thời gian.”

Sắp xếp số phận kinh doanh của bản thân

Levin đã kết nối số phận kinh doanh của mình với McDonald's – một trong những hệ thống cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng nhất trên toàn thế giới. OSI được thành lập vào năm 1909. Ban đầu, nó là một cửa hàng bán thịt đơn giản do một người nhập cư người Đức tên là Otto Kolschowsky điều hành ở ngoại ô Chicago. Mãi đến năm 1955, trong cái bắt tay định mệnh giữa các con trai của Kolschowsky với Ray Kroc, nhà tư vấn nhượng quyền thương hiệu của McDonald's, lúc này mọi thứ mới thực sự trở nên thành công. Ray Kroc vừa khai trương nhà hàng McDonald's đầu tiên ở Des Plaines, Illinois, và Otto & Sons ( tiền thân của OSI Group) trở thành nhà cung cấp thịt tươi đầu tiên cho bánh hamburger trong thời kì non trẻ của hãng đồ ăn nhanh này.

McDonald's đã mở rộng sang Hoa Kỳ, và các nhà cung cấp đã theo bước chân của McDonald's để lan rộng khắp các đất nước. Trong vòng một thập kỷ, đã có 150 cơ sở vận chuyển thịt tươi hàng ngày. Cuối những năm 1960, khi công nghệ đông lạnh thực phẩm ra đời, Kroc đã cắt giảm đáng kể số lượng nhà cung cấp của mình và chỉ để lại 5 cơ sở, trong đó có Otto & Sons. Tuy nhiên, để xây dựng được nhà máy sản xuất thịt quy mô công nghiệp đầu tiên với công suất cấp đông đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì Otto cần thêm vốn để phát triển.

Đó là lý do tại sao vào năm 1970, Otto & Sons đã kêu gọi Lavin, khi đó là một chủ ngân hàng 38 tuổi để giúp họ gây quỹ. Ông đã gây quỹ thành công cho họ (số tiền cho đến nay vẫn không bao giờ được tiết lộ). Khi đó, nhân viên cho vay rất ấn tượng nên anh ta đề nghị Lavin đầu tư cổ phần vào công ty này. Ông đã từ chối vào thời điểm đó, nhưng cho đến một thập kỷ sau, khi lãnh đạo cấp cao của Otto nghỉ hưu, dưới sự thúc đẩy của McDonald's, Lavin gia nhập công ty toàn thời gian với tư cách là đối tác và nắm giữ một phần ba cổ phần. Ông trở thành CEO ngay sau đó và Otto & Sons được đổi tên thành OSI Group.

McDonald's và Buger King đều là hai đối lớn của OSI Group.

Sau 10 năm, khi một trong những người con trai của người chủ cũ Otto quyết định bán cổ phần của mình, Lavin trở thành chủ sở hữu một nửa cổ phần của OSI; sau đó ông cũng mua lại từ những người con trai khác. “Khi tôi thực sự nắm quyền kiểm soát vào những năm 1980, tôi quyết định không có lý do gì để tôi ở lại nếu tôi không xây dựng OSI thành một cái gì đó lớn lao,” Lavin nói vào năm 2013. “ Dường như tôi cũng có thể quay trở lại ngành tài chính. Tôi sẽ bỏ đi nếu tôi không thể phát triển được nó”.

Những chiếc bánh burger tỷ đô

Chính Lavin đã thúc đẩy OSI theo chân McDonald's ra thị trường nước ngoài. OSI bắt đầu với các nhà máy ở Đức và Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ Latinh và đi tới Đông Âu. Lavin làm việc chăm chỉ để dự đoán hướng mở cửa hàng toàn cầu của McDonald's, thường xuyên bay vòng quanh thế giới, gặp gỡ các nhà chế biến thịt địa phương để đánh giá năng lực của họ. Vào năm 2001, Lavin nói với Harvard Business Review : “Mỗi khi McDonald’s đến một quốc gia mới, họ đều mang theo chiếc“ Big Mac ”(Chiếc bánh hamburger đặc trưng của McDonald) và họ cũng đi đến các chuỗi cung ứng của mình . “Chúng tôi đã cố gắng học theo McDonald's và làm tất cả những gì có thể. Chúng tôi hiểu các mục tiêu của McDonald's, hiểu hệ thống và nhu cầu của họ cũng như biết cách giải quyết chúng”. Lavin đã rất nỗ lực phát triển để làm hài lòng những khách hàng lớn nhất của mình. Lavin cũng đã đi sâu vào các lĩnh vực mới như trồng rau diếp ở Trung Quốc, và phát triển ra những chiếc bánh mì kẹp thị gà và thịt xông khói đầu tiên cho chuối đồ ăn nhanh McDonald’s. Theo Harvard Business Review, khoảng 1/10 tổng chi tiêu cho thực phẩm toàn cầu của McDonald's vào thời điểm đó là dành cho các sản phẩm của OSI .

Tập đoàn OSI sản xuất hơn 50 sản phẩm từ gà cốm đến pizza đông lạnh, cho các chuỗi như McDonald's, KFC và Pizza Hut.

Mặc dù chiến lược của Lavin đòi hỏi rất nhiều vốnnhưng dù sao thì đó cũng chính là thế mạnh của ôngbởi Lavin đã làm trong ngành ngân hàng nhiều năm. Chuck Jolley, nhà đồng sáng lập của Meat Hall of Fame, cho biết: “Lavin biết nơi tìm vốn và tối ưu hóa tình hình tài chính của mình. Ông là nhà lãnh đạo tài chính tốt nhất trong số các nhà cung cấp kinh doanh thực phẩm. Ông ấy rất khôn ngoan, Lavin đã nhìn thấy ngành công nghiệp sẽ như thế nào trong tương lai 10 năm tới. Bạn phải biết rằng cho đến nay không mấy ai trong ngành có tầm nhìn xa được như vậy". Điều này cũng có nghĩa là bạn không thể ở lại McDonald's mãi mãi. OSI bắt đầu phát triển các khách hàng mới vào khoảng năm 1992. Trong vòng 8 năm sau, 15% doanh thu của OSI Group, tương đương 650 triệu USD, đến từ các khách hàng lớn như KFC và Pizza Hut, và các công ty thực phẩm đóng gói như ConAgra, Tesco và Nestlé.

“Mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh có lẽ là phần thú vị nhất”, Lavin nói vào năm 2013. “Tôi cảm thấy tự hào về sản phẩm mình được bán khắp nơi trên thế giới, mang được văn hóa OSI lan rộng ra ra các nước và đồng thời hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh McDonald's đạt được mức tăng trưởng đáng kể”.

Tuy nhiên, vào năm 2014. OSI vừa hoàn thành xây dựng nhà máy thứ 10 ở Trung Quốc, chi hơn 750 triệu đô la phí đầu tư, nhưng khi một báo cáo bí mật từ Dragon TV phát hiện ra rằng các công nhân tại nhà máy OSI đã thay đổi hạn ngày sản xuất của thịt bò đã hết hạn sử dụng và chế biến lại món gà McNuggets của McDonald. Cơ quan an toàn thực phẩm Trung Quốc đã ngay lập tức đóng cửa nhà máy, bắt giữ 6 giám đốc điều hành của OSI và mở một cuộc điều tra quy mô lớn.

Lavin ngay sau đó đã đưa ra lời xin lỗi: “Những gì đã xảy ra là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Tôi sẽ không cố gắng bào chữa bất cứ gì về nó. Điều đó thật là sai lầm, và tôi cảm thấy shock vì điều này đã xảy ra trong công ty mà tôi làm chủ”. McDonald's và Yum(công ty mẹ của KFC và Pizza Hut) ngay lập đã tạm ngừng hợp tác với OSI Shanghai. McDonald's đã đặt hàng thêm thịt hamburger từ hai nhà máy chế biến thịt lớn nhất thế giới - JBS của Brazil và Cargill có trụ sở tại Minneapolis.

Sheldon Lavin, tý phú kín tiếng chuyên cung cấp thực phẩm cho các hãng đồ ăn nhanh trên thế giới.

Vụ bê bối thực phẩm cùng với sự tăng trưởng trì trệ trong nhu cầu thức ăn nhanh toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến công việc kinh doanh của OSI Group. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích và ước tính của Forbes, doanh số bán hàng của OSI đã tăng gấp đôi từ năm 2010 đến năm 2013, và đã đình trệ trong 4 năm liên tiếp kể từ đó. Trong vòng vài tuần, nhà máy OSI đã sa thải hơn 320 nhân viên.

Cuộc điều tra kéo dài gần hai năm, OSI bị phạt 365.000 đô la Mỹ, và có tới 10 giám đốc điều hành cấp cao của OSI bị kết án tù vì tội sản xuất và bán sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Từ sau đấy, Lavin không bao giờ công khai bàn về vấn để đó nữa.

Năm 2019, OSI hợp tác với Impossible Foods để sản xuất sản phẩm Whoppers và các sản phẩm thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tình thế cuối cùng đã đảo ngược, doanh thu OSI tăng khoảng 200 triệu đô la Mỹ, và tổng doanh thu tăng lên 6,3 tỷ đô la Mỹ. Đối tác lâu năm nhất của McDonald's là OSI hiện đang được thuê để làm sản phẩm bánh mì kẹp thịt làm từ thực vật cung cấp cho Burger King. Đây có thể là một điều không nên, nhưng đó là sự thúc đẩy rất cần thiết của OSI và cả Lavin.

Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn OSI tưởng chừng vừa khởi sắc thì dịch bệnh toàn cầu Covid-19 đang mang đến những thách thức mới. Theo báo cáo tài chính do McDonald's (khách hàng số một của OSI Group) công bố vào tháng 7, doanh thu toàn cầu của McDonald đã giảm mạnh 20% trong năm. Ít nhất một nhà máy sản xuất thịt và xúc xích ăn sáng trong Tập đoàn OSI ở Chicago đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và 30 trong số 500 nhân viên của công ty này đã có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng virus mới này.

Năm 2009, vợ của Lavin không may qua đời ở tuổi 55. Ông không muốn công bố người thừa kế của mình. Ông có ba người con trai đã lớn những không ai trong số họ là nhân viên của Tập đoàn OSI. Tuy nhiên, các giám đốc điều hành của OSI Group suy đoán rằng Lavin sẽ làm việc cho đến khi lìa đời. Lavin cũng đã từng nói với Tạp chí thương mại "National Supplier" rằng: "Người duy nhất tôi cần chịu trách nhiệm là người tôi nhìn thấy trong gương mỗi sáng."

LyLy

Tin bài khác
Ông Phạm Nhật Vượng gửi tâm thư, tri ân tới 140.000 thành viên Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng gửi tâm thư, tri ân tới 140.000 thành viên Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng cho biết, kỳ tích của VinFast không chỉ là niềm tự hào của 140.000 cán bộ nhân viên Vingroup và còn của hàng triệu người dân Việt Nam.
Bầu Đức và cuộc cách mạng cây chuối tại Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức và cuộc cách mạng cây chuối tại Hoàng Anh Gia Lai

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã mạnh mẽ hồi sinh dưới sự lãnh đạo của bầu Đức, nhờ vào cây chuối.
Novaland bổ nhiệm ông Dương Văn Bắc làm Tổng Giám đốc

Novaland bổ nhiệm ông Dương Văn Bắc làm Tổng Giám đốc

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) vừa công bố một quyết định bổ nhiệm ông Dương Văn Bắc làm Tổng Giám đốc mới của tập đoàn.
Nhà sáng lập TikTok trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc

Nhà sáng lập TikTok trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc

Ông Trương Nhất Minh, nhà sáng lập ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản cá nhân trị giá 49,3 tỷ USD, theo danh sách tỷ phú thường niên công bố hôm thứ Ba (29/10).
Vinh danh 38 doanh nhân chèo lái doanh nghiệp, vượt qua thác ghềnh từ quá khứ đến hiện tại

Vinh danh 38 doanh nhân chèo lái doanh nghiệp, vượt qua thác ghềnh từ quá khứ đến hiện tại

Chương trình "Người truyền lửa" do CLB Doanh nhân Sài Gòn tổ chức tối ngày 24/10 đã vinh danh 38 doanh nhân là thành viên CLB Doanh nhân Sài Gòn đã lãnh đạo doanh nghiệp trong suốt 20 năm, 30 năm, thậm chí 40 năm.
Hành trình lập nghiệp của ông chủ chuỗi đồ ăn nhanh Jersey Mike

Hành trình lập nghiệp của ông chủ chuỗi đồ ăn nhanh Jersey Mike's

Với thành công đạt được, ông chủ Jersey Mike's - Peter Cancro trở thành minh chứng sống cho tinh thần dám nghĩ dám làm và khả năng nắm bắt cơ hội nhanh nhạy.
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.
Bà Đặng Huỳnh Ức My cam kết vì lợi ích chung của 91% cổ đông tại TTC AgriS

Bà Đặng Huỳnh Ức My cam kết vì lợi ích chung của 91% cổ đông tại TTC AgriS

Bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch HĐQT TTC AgriS, tiếp tục được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á lần thứ ba tại Giải thưởng Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024.
Tỷ phú Bernard Arnault mất 37 tỷ USD khi nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm

Tỷ phú Bernard Arnault mất 37 tỷ USD khi nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm

Khối tài sản của tỷ phú Arnault hiện đã rớt xuống vị trí thứ năm trong Chỉ số tỷ phú Bloomberg, và ông cũng là người mất nhiều tiền nhất trong số 500 người giàu nhất thế giới, với mức giảm 37 tỷ USD.
KBC của ông Đặng Thành Tâm chuyển nhượng 86,5 triệu cổ phiếu bất thành

KBC của ông Đặng Thành Tâm chuyển nhượng 86,5 triệu cổ phiếu bất thành

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Kinh Bắc, vừa báo cáo không thể chuyển nhượng 86,5 triệu cổ phiếu KBC cho Đầu tư và Phát triển DTT do chưa hoàn tất thủ tục.
Chân dung tỷ phú độc nhất trong ngành điện ảnh Ấn Độ

Chân dung tỷ phú độc nhất trong ngành điện ảnh Ấn Độ

Ronnie Screwvala - tỷ phú độc nhất ngành điện ảnh Ấn Độ không chỉ được biết đến là một nhà sản xuất phim thành công mà còn là một doanh nhân kiệt xuất.
Taeko Yamamoto - Giám đốc tiếp thị Fujitsu: Tiếp thu di sản là chìa khóa thành công của công ty trên toàn cầu

Taeko Yamamoto - Giám đốc tiếp thị Fujitsu: Tiếp thu di sản là chìa khóa thành công của công ty trên toàn cầu

Khi Fujitsu tìm cách tái định nghĩa vai trò dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi bền vững, bà Taeko Yamamoto, Giám đốc tiếp thị của công ty, đang tận dụng di sản Nhật Bản để thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hòa nhập.
Phong thủy Phùng Gia: Phá bỏ định kiến, giúp hàng ngàn doanh nghiệp phát triển bền vững

Phong thủy Phùng Gia: Phá bỏ định kiến, giúp hàng ngàn doanh nghiệp phát triển bền vững

Phong Thủy Phùng Gia luôn đồng hành, đảm bảo về chất lượng và các chế độ hậu mãi cho khách hàng
Chân dung chuyên gia AI được Google chi gần 3 tỷ USD để chiêu mộ

Chân dung chuyên gia AI được Google chi gần 3 tỷ USD để chiêu mộ

Noam Shazeer là một chuyên gia AI từng rời Google để sáng lập nên Character.AI. Sau đó, ông được công ty mời trở lại để lãnh đạo dự án trí tuệ nhân tạo Gemini.
Đại Nam mở cửa, doanh nhân Nguyễn Phương Hằng ủng hộ 10 tỷ đồng cho đồng bào bão lụt

Đại Nam mở cửa, doanh nhân Nguyễn Phương Hằng ủng hộ 10 tỷ đồng cho đồng bào bão lụt

Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng đã quyết định đóng góp 10 tỷ đồng cho Ủy ban MTTQ Việt Nam để ủng hộ những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.