Robot Anbi cho phép người dùng tự định vị bản thân để có thể thay đổi mục tiêu cá nhân, tận dụng tối đa năng lực và tính cách của mình. Việc này được thực hiện thông qua việc ngồi trước camera và thực hiện quét khuôn mặt trong khoảng 10 giây, sau đó nhận báo cáo từ hệ thống.
Báo cáo này được tổng hợp từ các tài liệu nghiên cứu và phát triển từ các nguồn uy tín, bao gồm 7 phần: Tổng quan về đặc điểm cốt lõi/đặc điểm tính cách và điểm mạnh; điểm yếu; đánh giá năng lực trên 6 kỹ năng quan trọng (học hỏi, truyền đạt, tạo động lực, tổ chức, ra quyết định và thực thi); bài học thực hành phát triển bản thân; môi trường và phương pháp giáo dục (phiên bản trẻ em); môi trường làm việc và phương pháp quản lý (phiên bản người lớn); gợi ý xu hướng nghề nghiệp phù hợp.
Robot Anbi, một công cụ thông minh dựa trên Big Data và trí tuệ nhân tạo AI, có khả năng tương tác bằng ngôn ngữ tự nhiên, hiểu và phản hồi chính xác các cuộc đối thoại bằng tiếng Việt. Với khả năng hiểu hơn 80% nội dung trò chuyện, Anbi có thể tự động nhận diện và phản hồi ý định của người dùng mà không cần dựa vào một kịch bản cố định.
Phần mềm của Anbi đã đạt được những thành tựu mà trước đây chỉ có thể được thực hiện bằng cách sử dụng camera hồng ngoại để đo đếm các đặc tính về màu sắc, mật độ và vị trí của các điểm màu trên khuôn mặt. Trong vòng 10 giây, hàng triệu phép tính được thực hiện để so sánh các điểm màu này, phân tích và phân loại tính cách của người dùng.
Theo ông Nguyễn Hữu Thủy - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ và Phát triển Anbi, công ty đã phát triển sản phẩm camera đánh giá tính cách giống như một tấm bản đồ, là công cụ dẫn lối để người dùng khám phá năng lực làm chủ tính cách, hiểu rõ chính mình và người khác, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và hướng tới những cảm xúc và hành động tích cực.
Ứng dụng quét khuôn mặt và nhận diện tính cách ANBI- được phát triển bởi đội ngũ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm đã từng tham gia lập trình ChatGPT. Robot sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt, đo chiều sâu không gian và một số công nghệ đặc biệt tự phát triển khác để có thể đưa ra những đánh giá về tính cách của người dùng, như điểm mạnh, điểm yếu, bài học phát triển và nhóm nghề nghiệp phù hợp. Chỉ trong một “ánh nhìn” robot có thể trả về kết quả khá chính xác để đánh giá nhóm tính cách, năng lực của người sử dụng với mục tiêu cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Từ đó, đưa ra những gợi ý giúp người dùng hiểu rõ hơn về bản thân, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, tìm kiếm hướng đi phù hợp cho bản thân trong học tập, công việc và cuộc sống.
Phương Anh