Thứ ba 19/11/2024 15:42
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Quỹ Tiền tệ Quốc tế nâng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc

09/11/2023 16:08
Phó tổng giám đốc IMF Gita Gopinath nhận định nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà hướng tới mục tiêu tăng trưởng năm 2023 mà chính phủ nước này đặt ra.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 của Trung Quốc lên 5,4% từ mức 5%, do sự phục hồi mạnh mẽ của nước này hậu Covid-19.

Phát biểu tại một cuộc họp báo cùng ngày ở Bắc Kinh trong chuyến thăm Trung Quốc, Phó tổng giám đốc IMF Gita Gopinath cho biết sự điều chỉnh này cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là tiêu dùng trong nước.

Bà Gopinah nhận định nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà hướng tới mục tiêu tăng trưởng năm 2023 mà chính phủ nước này đặt ra.

IMF cũng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể giảm xuống 4,6% vào năm 2024 do lĩnh vực bất động sản và nhu cầu bên ngoài giảm sút, mặc dù tốt hơn so với kỳ vọng tháng 10 là 4,2%.

Theo bà Gopinath, so với các dự báo trong Triển vọng kinh tế thế giới do IMF công bố vào tháng 10/2023, dự báo GDP thực tế của Trung Quốc trong năm 2023 và 2024 đã tăng 0,4 điểm phần trăm do tăng trưởng kinh tế của nước này cao hơn dự kiến ​​trong quý 3 và hàng loạt chính sách ban hành mới đây.

Trong quý 3, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 1,3% so với ba tháng trước đó và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2022, bất chấp việc thị trường bất động sản rơi vào suy thoái khi đầu tư trong lĩnh vực này giảm 9,1% trong ba tháng đầu năm.

Những dự báo mới nhất được đưa ra khi một phái đoàn kinh tế của IMF đến Bắc Kinh nhằm giám sát các chính sách kinh tế, tài chính của Trung Quốc cũng như đưa ra các khuyến nghị.

Bà Gopinath cho biết gói kích thích tài chính được công bố gần đây của Trung Quốc, bao gồm hạn ngạch trái phiếu chính phủ có giá trị lên đến 137 tỷ USD được thêm vào tuần trước, cũng là một phần khiến IMF nâng cao dự báo của mình.

Tuy nhiên, quỹ tiền tệ này vẫn nhận định rằng tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại trong vài năm tới và có thể giảm xuống 3,5% trước những lo ngại về tăng trưởng không ổn định trong trung hạn.

Sonali Jain-Chandra, người đứng đầu phái đoàn của IMF tại Trung Quốc cho biết: “Tính từ đầu năm nay, tiêu dùng đã đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng sẽ giảm một chút vào năm tới”.

“Sức tiêu thụ mạnh hiện tại chủ yếu đến từ việc mở cửa trở lại sau đại dịch của Trung Quốc và điều này khó có thể duy trì trong thời gian dài” – bà cho biết.

Bà Gopinath nhấn mạnh, Trung Quốc cần hành động nhiều hơn để hỗ trợ thị trường nhà ở nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi và giảm chi phí kinh tế trong quá trình chuyển đổi. Một gói biện pháp chính sách toàn diện nên bao gồm: đẩy nhanh sự rút lui của các nhà phát triển bất động sản không bền vững; dỡ bỏ rào cản điều chỉnh giá nhà; cung cấp thêm vốn của chính phủ để thúc đẩy hoàn công nhà ở và giúp các nhà phát triển bền vững cải thiện bảng cân đối kế toán và thích ứng với thị trường đang bị thu hẹp.

Bà cũng cho rằng, chính phủ Trung Quốc cần tiến hành cải cách khuôn khổ tài chính và tái cơ cấu bảng cân đối kế toán một cách hài hòa để giải quyết áp lực nợ của các chính quyền địa phương, bao gồm bù đắp khoản tài chính còn thiếu của chính quyền địa phương và kiểm soát dòng nợ, cũng như xây dựng chiến lược tái cơ cấu toàn diện để giảm mức nợ các phương tiện tài trợ của chính quyền địa phương (LGFV).

Các nhà kinh tế cho rằng, sự kết hợp giữa suy thoái trong lĩnh vực bất động sản và khủng hoảng nợ của chính quyền địa phương có thể triệt tiêu phần lớn tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Trung Quốc. Nợ địa phương ở nước này đã lên tới 92 nghìn tỷ nhân dân tệ (12,6 nghìn tỷ USD), tương đương 76% sản lượng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2022 và tăng từ mức 62,2% vào năm 2019. Bộ Chính trị nước này hồi cuối tháng 7 cho biết sẽ công bố một loạt biện pháp nhằm giảm rủi ro nợ địa phương.)

Bà Gopinath còn nhận định, giảm phát sẽ không xảy ra ở Trung Quốc trong tương lai gần sắp tới, bởi “hiện tại lạm phát của Trung Quốc vẫn nằm trong phạm vi hợp lý”.

Mai Anh (t/h)

Tin bài khác
Ngành cá tra Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2025

Ngành cá tra Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2025

Mục tiêu của ngành cá tra trong năm 2025 là đạt sản lượng 1,65 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.
Không nắm rõ quy định mới của EU, hàng hóa xuất khẩu có thể bị cấm vận

Không nắm rõ quy định mới của EU, hàng hóa xuất khẩu có thể bị cấm vận

Hàng hóa xuất khẩu sẽ không được thông quan bởi hải quan EU; hoặc các tờ khai không đầy đủ hoặc bị từ chối hoặc sẽ bị cấm vận vì không tuân thủ quy định của EU.
Hà Lan - thị trường lớn nhất của xuất khẩu cá tra Việt Nam tại EU

Hà Lan - thị trường lớn nhất của xuất khẩu cá tra Việt Nam tại EU

Xuất khẩu cá tra sang EU vẫn chưa thực sự ổn định, biến động theo từng tháng. Dù vậy, dịp cuối năm là thời điểm vàng để các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu.
Những điều cần biết về thị trường Halal toàn cầu

Những điều cần biết về thị trường Halal toàn cầu

Thị trường Halal giành sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp, và còn nhiều dư địa, nhu cầu với sản phẩm chất lượng của người tiêu dùng tăng cao.
Tiêu chuẩn chứng nhận mới dành cho các nhà chế biến thủy sản toàn thế giới

Tiêu chuẩn chứng nhận mới dành cho các nhà chế biến thủy sản toàn thế giới

Tiêu chuẩn Chế biến Thủy sản (SPS) phiên bản 6.0 vừa được phát hành là một tiêu chuẩn chứng nhận mới dành cho các nhà chế biến thủy sản trên toàn thế giới.
Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân chế biến

Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân chế biến

Giá trị xuất khẩu điều tăng tại tất cả 15 thị trường lớn, với mức tăng mạnh nhất thuộc về Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (tương ứng tăng 58,3%).
Thái Lan nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Tuy nâng lượng gạo nhưng ngành xuất khẩu gạo Thái Lan đang đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ Ấn Độ, quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Temu đang phải đối mặt với cuộc điều tra vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Temu đang phải đối mặt với cuộc điều tra vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Cơ quan quản lý cạnh tranh của Ireland đang "xem xét kỹ lưỡng" các hoạt động của Temu do nghi ngờ vi phạm các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ biến động khi ông Donald Trump tái đắc cứ?

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ biến động khi ông Donald Trump tái đắc cứ?

Tổng thống Donald Trump tái đắc cử, với xu hướng bảo hộ thương mại mạnh mẽ, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức và cơ hội mới.
IDI nhiều năm liền lọt Top đầu các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam

IDI nhiều năm liền lọt Top đầu các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam

Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đa quốc gia (mã IDI) - thành viên chủ lực của Tập đoàn Sao Mai, nhiều năm liền lọt Top đầu các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam.
Trung Quốc gỡ bỏ mọi hạn chế để nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngành sản xuất

Trung Quốc gỡ bỏ mọi hạn chế để nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngành sản xuất

Theo danh sách hạn chế quốc gia mới từ Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/11, hai hạn chế cuối cùng trong ngành sản xuất với nhà đầu tư nước ngoài đã được xóa bỏ.
Quỹ hoán đổi danh mục vàng tỏa sáng nhờ sự quan tâm gia tăng từ phương Tây

Quỹ hoán đổi danh mục vàng tỏa sáng nhờ sự quan tâm gia tăng từ phương Tây

Vàng từ lâu đã là lựa chọn ưa thích của nhà đầu tư châu Á. Giờ đây, sự quan tâm gia tăng đối với các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) vàng từ phương Tây đang giúp kim loại quý này phục hồi sức hút.
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép Việt Nam

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép Việt Nam

Trước đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã xác nhận rằng, nhôm đùn ép từ các quốc gia và vùng lãnh thổ này có hành vi bán phá giá hoặc nhận trợ cấp từ chính phủ.
Sau 10 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng 20,2% so với cùng kỳ 2023

Sau 10 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng 20,2% so với cùng kỳ 2023

So với cùng kỳ, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang châu Á tăng 17,2%, châu Mỹ tăng 24,7%, châu Âu tăng 34,1%, châu Phi tăng 2%, và châu Đại Dương tăng 14,5%.
Nhu cầu vàng thế giới vượt 100 tỷ USD khi các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường

Nhu cầu vàng thế giới vượt 100 tỷ USD khi các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường

Theo báo cáo của WGC, khối lượng giao dịch vàng đã đạt kỷ lục trong quý III, khi thị trường tăng giá mạnh. Mức điều chỉnh nhẹ cho thấy “dấu hiệu rõ ràng của việc mua FOMO”.