Quy định chi tiết về mua bảo hiểm bắt buộc đối với bên thứ ba trong xây dựng
- 130
- Luật sư của doanh nghiệp
- 13:49 13/03/2022
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Nghị định 20/2022/NĐ-CP bổ sung quy định về mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) đối với bên thứ ba. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2022.
Cụ thể, về đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau: Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba.
Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba tương tự như chi phí bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường và phù hợp với đối tượng phải mua bảo hiểm là nhà thầu thi công xây dựng công trình. Do vậy, Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 3 như sau: Đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba: Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, Nghị định bổ sung quy định về thời hạn bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Nghị định cũng bổ sung điểm d khoản 1 Điều 6 về phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Theo đó, đối với bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu
Nghị định 20/2022/NĐ-CP bổ sung khoản 4 Điều 10 về số tiền bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba tối thiểu như sau: Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phi pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau: Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phi pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
Theo TCHQ
Bài liên quan
#Doanh nghiệp

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất 2% /năm
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
Việc tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị đem lại nhiều cơ hội, lợi ích cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp hỗ trợ nhau trong sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm, từ đó tạo chỗ đứng trên thị trường...

Hướng dẫn thực hiện quy định về tăng giờ làm thêm
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quy định về tăng giờ làm thêm trong bối cảnh phục hồi kinh tế xã hội. Theo đó, tất cả trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm đều được làm thêm từ trên 40 giờ đến 60 giờ trong 1 tháng kể từ ngày 1/4/2022.

Gỡ vướng cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Tại Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp châu Âu diễn ra mới đây, Tổng cục Hải quan đã tập trung giải đáp nhiều vấn đề doanh nghiệp đang gặp vướng mắc, trong đó có chứng từ đối với thủ tục hải quan liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Kê khai, nộp thuế với sản phẩm gia công khi nhập khẩu vào thị trường trong nước
Theo quy định, doanh nghiệp nội địa nhập hàng hóa để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, sau đó thuê doanh nghiệp chế xuất sản xuất, gia công thì khi nhập trở lại nội địa doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế.

Khoảng 3,4 triệu người lao động sẽ được hỗ trợ tiền thuê nhà
Với việc sử dụng gói 6.600 tỉ đồng, sẽ có khoảng 3,4 triệu người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà với mức hỗ trợ 500.000 đồng/tháng - 1.000.000 đồng/tháng trong thời gian 3 tháng.
Đọc thêm Luật sư của doanh nghiệp
Khu nhà ở PLAND Ruby Triệu Sơn và PLAND Ruby Sao Vàng không phải “dự án”
Vừa qua, bạn đọc là những khách hàng kinh doanh bất động sản có đặt câu hỏi: Khu nhà ở PLAND Ruby Triệu Sơn và Khu nhà ở PLAND Ruby Sao Vàng có phải “dự án” hay không?
Lưu ý về việc đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất
Pháp luật Việt Nam về chế định doanh nghiệp chế xuất đã có 40 năm nay, góp phần đáng kể vào việc thu hút tổng vốn đầu tư FDI (vốn đăng ký và vốn giải ngân) của cả nước trong từng thời kỳ phát triển kinh tế, góp phần đáng kể vào việc chuyển cán cân thương mại của Việt Nam từ nhập siêu, đến cân bằng và sang xuất siêu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn đang tồn tại nhiều vấn đề pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành lập và hoạt động đầu tư kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này.
Lưu ý khi áp dụng nghĩa vụ hạn chế thiệt hại của bên bị vi phạm hợp đồng
Theo quy định của pháp luật khi một bên chủ thể trong hợp đồng vi phạm nghĩa vụ thì sẽ phải chịu những chế tài pháp lý như buộc thuộc hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng, buộc bồi thường thiệt hại, tạm dừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.
Sản phẩm dinh dưỡng y tế phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Trước thắc mắc của Công ty TNHH Thương mại Thuận Phát Food liên quan đến phân loại các mặt hàng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng y tế, Tổng cục Hải quan cho rằng, để được coi là sản phẩm dinh dưỡng y tế thì sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu tối thiếu theo quy định.
Về tính bảo mật trong trọng tài
Tính bảo mật là một trong những ưu điểm chính nổi trội và là thuộc tính cần thiết của trọng tài, là lý do quan trọng để các bên tranh chấp lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, làm cho trọng tài thương mại trở thành phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến trong đầu tư kinh doanh quốc tế.
Chế định hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự Trung Quốc năm 2020
Ngày 28 tháng 5 năm 2020, kỳ họp thứ ba Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc lần thứ 13 và kỳ họp thứ ba của Ủy ban toàn quốc Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc lần thứ 13 đã thông qua Bộ luật Dân sự đầu tiên của Trung Quốc. Bộ luật Dân sự bao gồm 1.260 điều và được chia thành 8 phần sau: (1) Các quy định cơ bản, (2) Quyền tài sản, (3) Hợp đồng, (4) Quyền nhân thân, (5) Hôn nhân và gia đình, (6) Quyền thừa kế và (7) Quyền sở hữu trí tuệ; và (8) các phụ lục.
Về vấn đề rà soát lại phán quyết trọng tài
Theo Luật trọng tài thương mại 2010 (LTTTM), Phán quyết Trọng tài (PQTT) là quyết định của Hội đồng Trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.
Tái khởi động đầu tư kinh doanh trong và sau đại dịch Covid 19 – Một số lưu ý pháp lý cho doanh nghiệp
Đại dịch nào rồi cũng qua đi. Môi trường và cơ hội kinh doanh sẽ ngày càng tốt hơn, rộng lớn hơn. Nhằm góp phần nhỏ bé cùng doanh nghiệp chuẩn bị tâm, thế và lực trong tái khởi động đầu tư kinh doanh trong và sau đại dịch Covid 19, bài viết này đề cập một số lưu ý về pháp lý cho doanh nghiệp trong gia nhập chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu
Về tính độc lập của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Tính độc lập của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thể hiện trên hai phương diện chủ yếu, gồm tính độc lập của thỏa thuận trọng tài và tính độc lập của trọng tài viên.
Một số lưu ý về quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Tính độc lập, thân thiện và hiệu quả, đáp ứng tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên, quá trình tố tụng minh bạch, bảo mật của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là những nhân tố quan trọng để các bên có được thỏa thuận trọng tài, lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.