Phát triển SME hậu đại dịch

15:51 02/06/2021

Cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra về bản chất giống với những sự kiện từng xuất hiện trước đó ví dụ như Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 nhưng ở quy mô lớn hơn. Tuy nhiên dù là trong bất kỳ sự kiện suy thoái nào thì thành phần kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất vẫn luôn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện năm 2020, lịch sử thế giới đã ghi nhận một số các cú sốc kinh tế quy mô lớn gây ra sự bất ổn định và thay đổi sâu sắc đối với nền kinh tế toàn cầu trong tương lai. Trong bối cảnh các quốc gia nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, nền kinh tế thế giới một lần nữa rơi vào trạng thái đình trệ. Cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra về bản chất giống với những sự kiện từng xuất hiện trước đó ví dụ như Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 nhưng ở quy mô lớn hơn. Tuy nhiên dù là trong bất kỳ sự kiện suy thoái nào thì thành phần kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất vẫn luôn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).  

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm phần đông cơ sở kinh doanh trên toàn cầu và đã có nhiều đóng góp to lớn cho cơ hội việc làm và tăng cường phát triển kinh tế toàn cầu. Khối SME đại diện cho hơn 90% hoạt động kinh doanh và cung cấp ít nhất một nửa số lượng việc làm trên khắp thế giới. Tại các nền kinh tế mới nổi, SME đóng góp 40% cho GDP cả nước. Chẳng hạn như các doanh nghiệp vừa và nhỏ Singapore chiếm khoảng 48% tổng doanh thu GDP và đem lại khoảng 65% việc làm trong bối cảnh bất ổn định kinh tế toàn cầu. Chỉ trong nửa thập kỉ qua, SME đã cung cấp 70% lực lượng nhân công trên toàn thế giới, cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho nhóm nhân lực có tay nghề, tay nghề trung bình và không có thay nghề. Cốt lõi trong hoạt động của SME là khả năng phân phối và các duy nhất để vươn lên chính là thông qua đổi mới. 

Các chính phủ nỗ lực giúp đỡ SME bằng các sáng kiến kinh tế, công nghệ cũng như mở rộng trung tâm công nghệ cho phép các doanh nghiệp tìm ra tiềm năng phát triển các giải pháp công nghệ kết hợp các mô hình kinh tế đa dạng. Kinh nghiệm từ Singapore cho thấy trong thế giới bùng nổ kỹ thuật số, tốc độ đóng vai trò quyết định thành công. Cung cấp các mô hình cho vay và tài trợ mở rộng giúp các doanh nghiệp nhỏ có thêm hỗ trợ để trụ vững trong thời kỳ khủng hoảng.

Một trong những thách thức lớn nhất mà SME phải đối mặt là tìm kiếm nguồn vốn tài trợ. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa được tiếp cận với nguồn hỗ trợ đáng được hưởng bởi hạn chế về quy mô kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp khu vực Đông Nam Á không được trang bị những công cụ cần thiết để tiếp cận với nhiều nguồn tài chính khác nhau. Bên cạnh đó, vấn đề tài chính Đông Nam Á được đánh giá là một bài toán khó khi thống kê cho thấy cứ 10 người trưởng thành thì có 7 người không có khả năng tiếp cận các gói tiết kiệm dài hạn hoặc thẻ tín dụng cũng như không có tài khoản ngân hàng.

Do đó, công nghệ có thể thu hẹp khoảng cách giữa tiếp cận tài chính và phát triển kinh doanh. Các giải pháp fintech giúp doanh nghiệp bắt kịp với sự thay đổi của thời đại và nhanh chóng phổ cập các giao dịch kỹ thuật số, cung cấp hiểu biết về tín dụng và giao dịch cần thiết cho tiếp cận tài chính. Điều quan trọng là các công ty phải nhận ra liệu họ cần tập trung vào biện pháp nỗ lực giải quyết khó khăn trước mắt hay thực hiện các chiến thuật tạo bước ngoặt trong thay đổi cơ cấu. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần xem xét có hệ thống những khả năng cũng như cách thức hoạt động kinh doanh đa dạng nhằm đối phó với sự ảnh hưởng của Covid-19. 

TL