OPEC+ cắt giảm sản lượng giúp "tăng áp" giá dầu thô

09:56 06/10/2022

Vào hôm 5/10, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) tổ chức họp mặt tại Vienna để phê chuẩn việc cắt giảm mạnh sản lượng, giúp đẩy giá dầu thô lên. Đây là một triển vọng gây chấn động thị trường.

Trong cuộc họp chính sách ngày 5/10 diễn ra tại Vienna (Áo), các Bộ trưởng Năng lượng thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu ở mức 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11 tới.

Thông tin này đã được đại diện của Iran tại OPEC Amir Hossein Zamaninia xác nhận sau cuộc họp.
Theo dữ liệu từ Oilprice, tính đến thời điểm 22 giờ 52 phút ngày 5/10 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent đã tăng 2,06 USD lên 93,86 USD/thùng (tương đương tăng 2,24%), trong khi dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,78 USD, tương đương 2,08% lên 88,30 USD / thùng.

Quyết định này được đưa ra đúng như dự báo trước đó của giới phân tích về một động thái để kéo giá dầu tăng trở lại. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Việc cắt giảm 2 triệu thùng/ngày của OPEC+ được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phục hồi của giá dầu đã giảm xuống khoảng 90 USD/thùng từ mức đỉnh 120 USD/thùng hồi tháng 6 trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, lãi suất Mỹ tăng và đồng USD mạnh lên.

Tuy nhiên, đây cũng là quyết định không được Mỹ mong đợi trong bối cảnh các nền kinh tế toàn cầu đang nỗ lực kiềm chế lạm phát tăng do giá năng lượng đẩy.

Quyết định giảm sản lượng được đánh giá như một động thái "tăng áp" cho giá đầu, tiếp tục đẩy lạm phát lên cao dù đã lên tới những mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ ở nhiều quốc gia, khiến kinh tế toàn cầu tiếp tục chậm lại.

Mục tiêu đẩy giá lên trong ngắn hạn

Những yếu tố trên đã khiến giá dầu giảm kể từ tháng 6, gây ra những biến động nặng nề đối với các nước sản xuất dầu mỏ. Vì vậy, việc nảy sinh nhu cầu cứu vãn ngân sách của họ là điều hợp lý. Vào hôm 3/10, tin đồn cắt giảm sản lượng đã đẩy giá dầu Brent và dầu WTI lên.

Mặt khác, đối với giá dài hạn, lộ trình không đơn giản như vậy. Nếu thị trường thiếu dầu, các nước sẽ phải sử dụng kho dữ trự chiến lược. Ả Rập Xê-út là điển hình của trường hợp này. Các nhà phân tích ví von trường hợp này như việc cổ phiếu không thể được phát hành trong thời gian ngắn. Do đó, các nhà phân tích cần theo dõi sát sao và xác định giá trong trung và dài hạn. Số lượng cổ phiếu càng cao, thị trường càng được trấn an và giá sẽ có xu hướng đi xuống.

Ngọc Phi (tổng hợp)