Thứ sáu 09/05/2025 14:53
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

OPEC+ bất ngờ cắt giảm sản lượng sản xuất, giá dầu tăng vọt khoảng 7%

03/04/2023 14:58
Giá dầu thế giới tăng chóng mặt ngay khi vừa bước sang tuần giao dịch mới, sau khi nhóm OPEC+ bất ngờ cắt giảm sản lượng sản xuất đã có ảnh hưởng mạnh đến thị trường

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần sáng nay (3/4), giá dầu thô Brent đã tăng hơn 5 USD mỗi thùng, tương đương 7%, lên trên 85 USD/thùng.

Giá dầu thế giới đã tăng vọt khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2 năm ngoái, nhưng hiện nay giá dầu đã trở lại mức trước khi cuộc xung đột bắt đầu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Ngày 2/4, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và đồng minh gồm Nga, tức liên minh OPEC+, cam kết cắt giảm sản lượng thêm 1,16 triệu thùng/ngày. Trong đó, Saudi Arabia là nước dẫn đầu nỗ lực giảm sản lượng này, với mức cắt giảm 0,5 triệu thùng/ngày.

Đây là động thái bất ngờ bởi hai lý do. Thứ nhất, tuyên bố cắt giảm sản lượng này được đưa ra một ngày trước cuộc họp sản lượng định kỳ của OPEC+ dự kiến vào ngày 3/4. Và thứ hai, thị trường trước đó kỳ vọng rằng trong cuộc họp lần này, OPEC+ sẽ giữ nguyên mức giảm sản lượng đã có là 2 triệu thùng/ngày cho tới hết năm nay.

Ngay lập tức, quyết định của OPEC+ đã có ảnh hưởng mạnh tới diễn biến thị trường dầu lửa toàn cầu. Ngân hàng Goldman Sachs nâng dự báo giá dầu năm nay vào năm tới; giá dầu lửa giao sau tăng mạnh ở các kỳ hạn xa, phản ánh kỳ vọng về sự thắt chặt nguồn cung trong tương lai; và phiên giao dịch tại thị trường châu Á vốn thường ảm đạm trong sáng đầu tuần bất chợt chứng kiến hàng trăm nghìn hợp đồng dầu được sang tay. Giá xăng giao sau tại Mỹ tăng vọt, cho thấy rủi ro lạm phát lớn từ việc OPEC+ giảm sản lượng - theo tin từ hãng tin Bloomberg.

“Biện pháp này thực sự gửi đi một tín hiệu mạnh tới thị trường rằng OPEC+ sẽ hỗ trợ giá dầu”, chiến lược gia cấp cao Daniel Hynes của ngân hàng ANZ nói với Bloomberg. Theo ông Hynes, khả năng giá dầu quay trở lại ngưỡng 100 USD/thùng “chắc chắn đã tăng lên”.

Nhà Trắng gọi quyết định của OPEC+ là một động thái “được tư vấn tồi”, và cho biết Mỹ sẽ làm việc với các nhà sản xuất và người tiêu dùng về vấn đề giá xăng. Năm ngoái, Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh xả dự trữ dầu lửa chiến lược (SPR) của Mỹ để “hạ nhiệt” giá xăng dầu khi giá dầu tăng vọt sau khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ.

Trước khi OPEC+ đưa ra quyết định giảm sản lượng lần này, giá dầu thô vừa trải qua quý giảm mạnh nhất kể từ năm 2020, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngân hàng và nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ gây áp lực giảm giá năng lượng. Trong 3 tháng đầu năm, giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London - giá tham chiếu của thị trường dầu lửa toàn cầu - đã giảm khoảng 5%. Dù vậy, nhiều chuyên gia dự báo giá dầu sẽ khởi sắc trong quý 2 nhờ sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc sau khi nước này chấm dứt chính sách Zero Covid.

Giá dầu thô tăng mạnh có thể đẩy cao lạm phát trong lúc tốc độ tăng giá vẫn còn ở mức cao tại nhiều nền kinh tế lớn. Điều này sẽ làm phức tạp thêm nhiệm vụ chống lạm phát của các ngân hàng trung ương, trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong vòng 1 năm qua, Fed đã tăng lãi suất 9 lần. Fed được cho là tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp diễn ra vào tháng 5.

Tuy nhiên, Mỹ đã và đang kêu gọi các nhà sản xuất tăng sản lượng để đẩy giá năng lượng xuống thấp hơn. Bởi năm ngoái, giá nhiên liệu và năng lượng tăng cao đã góp phần đẩy lạm phát nóng lên, gây áp lực lên tài chính của nhiều hộ gia đình.

Trả lời về thông tin cắt giảm sản lượng mới nhất này, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết: "Chúng tôi không cho rằng đây là thời điểm nên cắt giảm sản lượng vì thị trường vẫn chưa chắc chắc - và chúng tôi đã nói rõ điều đó."

Việc cắt giảm sản lượng đang được các thành viên OPEC+, nhóm chiếm khoảng 40% tổng sản lượng dầu thô toàn cầu, thực hiện. Trong đó, Saudi Arabia đang giảm 500.000 thùng/ngày, Iraq giảm 211.000 thùng/ngày. UAE, Kuwait, Algeria và Oman cũng đang thực hiện cắt giảm sản lượng khai thác.

Một quan chức của Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết động thái này là "một biện pháp phòng ngừa nhằm hỗ trợ sự ổn định của thị trường dầu mỏ".

Thị trường dầu mỏ toàn cầu hiện đang bơm khoảng 102 triệu thùng/ngày. Trong những năm gần đây, Saudi Arabia luôn quyết tâm nâng giá dầu lên mức khoảng 90 USD/thùng.

Tờ New York Times cũng cho rằng động thái bất ngờ cắt giảm sản lượng này cho thấy các nhà lãnh đạo của nhóm OPEC+ không có ý định thay đổi chính sách này.

Để bù đắp sự thiếu hụt dầu toàn cầu, các quốc gia như Brazil, Canada, Guyana, Na Uy và Mỹ đều đang tăng sản lượng.

Ngọc Phi (TH)

Tin bài khác
Giá gạo toàn cầu chạm đáy, nhưng nguồn cung từ Ấn Độ sẽ kìm hãm đà phục hồi

Giá gạo toàn cầu chạm đáy, nhưng nguồn cung từ Ấn Độ sẽ kìm hãm đà phục hồi

Giá gạo toàn cầu đã ổn định ở mức thấp sau cú giảm gần 30%, nhưng triển vọng phục hồi bị kìm hãm bởi nguồn cung dư thừa lớn từ Ấn Độ và châu Á.
Vì sao thị trường Ấn Độ vẫn vững vàng giữa căng thẳng với Pakistan ?

Vì sao thị trường Ấn Độ vẫn vững vàng giữa căng thẳng với Pakistan ?

Bất chấp leo thang căng thẳng với Pakistan, thị trường tài chính Ấn Độ vẫn ổn định nhờ nền tảng vĩ mô vững chắc, nhu cầu nội địa mạnh và kỳ vọng thu hút dòng vốn ngoại.
Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp

Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục mua ròng vàng trong tháng 4/2025, giữa lúc giá vàng tiệm cận mức kỷ lục và các rủi ro kinh tế gia tăng, phản ánh xu hướng thoát ly USD trong quản lý dự trữ quốc gia.
Thị trường toàn cầu bật tăng nhờ triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung

Thị trường toàn cầu bật tăng nhờ triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung

Thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt tăng điểm khi Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế mạnh mẽ, và Mỹ - Trung xác nhận nối lại đàm phán thương mại sau nhiều tháng căng thẳng leo thang.
Đồng USD phục hồi, thị trường chờ đợi quyết định từ Fed

Đồng USD phục hồi, thị trường chờ đợi quyết định từ Fed

Đồng USD tăng trở lại sau hai ngày giảm liên tục nhờ tín hiệu tích cực trong dữ liệu kinh tế Mỹ. Giới đầu tư chuyển hướng kỳ vọng, chờ quyết định chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Đồng USD suy yếu đang gây xáo trộn thị trường tiền tệ châu Á

Đồng USD suy yếu đang gây xáo trộn thị trường tiền tệ châu Á

Đồng USD suy yếu đã kéo theo làn sóng tăng giá mạnh của nhiều đồng tiền châu Á, buộc các ngân hàng trung ương khu vực can thiệp để bảo vệ xuất khẩu và ổn định thị trường.
OPEC+ nâng sản lượng dầu thêm 411.000 thùng/ngày từ tháng 6

OPEC+ nâng sản lượng dầu thêm 411.000 thùng/ngày từ tháng 6

Liên minh các nước sản xuất dầu mỏ OPEC+ đã nhất trí nâng sản lượng lần thứ hai liên tiếp vào tháng 6, đánh dấu bước tiếp theo trong kế hoạch đảo ngược chính sách cắt giảm sản lượng.
Giá vàng biến động: Nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt đổ dòng tiền kỷ lục vào các quỹ vàng

Giá vàng biến động: Nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt đổ dòng tiền kỷ lục vào các quỹ vàng

Nhà đầu tư Trung Quốc đã rót 7,4 tỷ USD vào các quỹ vàng trong tháng 4/2025, giữa lúc bất ổn toàn cầu leo thang khiến vàng trở thành kênh trú ẩn hấp dẫn nhất.
Hoa Kỳ sẽ có kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 02/6/2025

Hoa Kỳ sẽ có kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 02/6/2025

Dự kiến, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) sẽ xem xét ngành sản xuất nội địa và đưa ra kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 2/6/2025.
Vàng trở thành "cứu tinh" khi USD và trái phiếu Mỹ mất dần sức hút

Vàng trở thành "cứu tinh" khi USD và trái phiếu Mỹ mất dần sức hút

Giá vàng thế giới chạm mốc 3.500 USD/ounce, đánh dấu kỷ lục mới khi giới đầu tư toàn cầu đổ xô tìm nơi trú ẩn, giữa lúc niềm tin vào đồng USD và trái phiếu chính phủ Mỹ suy giảm nhanh chóng.
Chứng khoán Mỹ bật tăng nhờ kỳ vọng mới về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Chứng khoán Mỹ bật tăng nhờ kỳ vọng mới về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Phố Wall khởi sắc khi các quan chức phát tín hiệu lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, giúp thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi, Dow Jones và Nasdaq cùng tăng trưởng 2,7% trong phiên 22/4.
Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ với thép phẳng tại Ấn Độ

Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ với thép phẳng tại Ấn Độ

Việt Nam nằm trong danh sách các nước không được miễn trừ thuế tự vệ tạm thời 12% trong vòng 200 ngày đối với năm loại sản phẩm thép phẳng do thị phần tại Ấn Độ vượt quá ngưỡng 3%.
Điện gió và điện mặt trời sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Điện gió và điện mặt trời sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 21/4 dự báo công suất phát điện toàn cầu từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong năm 2025, với mức tăng lần lượt vượt 10% và 30% so với năm trước.
Tới 15/4 xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 11,97 tỷ USD

Tới 15/4 xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 11,97 tỷ USD

Tính tới ngày 15/4/2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,08 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu nông sản đạt 3,89 tỷ USD, tăng 8,7%.
Cổ phiếu tiêu dùng châu Á “lên ngôi” giữa bão thuế quan

Cổ phiếu tiêu dùng châu Á “lên ngôi” giữa bão thuế quan

Khi căng thẳng thương mại leo thang, dòng tiền đầu tư đang rút khỏi cổ phiếu tăng trưởng để tìm đến nhóm tiêu dùng thiết yếu châu Á – nơi được xem là “vùng trú ẩn an toàn” nhờ nhu cầu nội địa ổn định.