Thứ tư 19/02/2025 14:59
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Nghiên cứu - Dữ liệu

Ninh Thuận đề xuất Trung ương 11 giải pháp, chính sách đặc thù khi tái khởi động nhà máy điện hạt nhân

14/02/2025 09:24
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam vừa có văn bản gửi Bộ Công thương báo cáo tổng hợp, trình trung ương 11 giải pháp, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế xã hội, khi tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Ninh Thuận.

Trong 11 chính sách đề xuất, có 9 chính sách thuộc thẩm quyền Quốc hội, 2 chính sách thuộc thẩm quyền Chính phủ.

Theo đó, UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh 70% nguồn tăng thu từ triển khai dự án NMĐHN. Mục tiêu đề xuất của tỉnh nhằm khuyến khích, tạo động lực cho địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách, tạo nguồn lực bổ sung cần thiết cho tỉnh chủ động đầu tư thực hiện các dự án quan trọng về kết cấu hạ tầng.

Ninh Thuận đề xuất Trung ương 11 giải pháp, chính sách đặc thù khi tái khởi động nhà máy điện hạt nhân
Phối cảnh nhà máy điện hạt nhân được quy hoạch từ 2016

Đề xuất vay vốn ODA cho 7 dự án và được giữ lại 100% nguồn thu từ tín chỉ carbon

Cụ thể, UBND tỉnh đề xuất Trung ương cho phép Ninh Thuận được vay lại vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp.

Hiện nay, Ninh Thuận đang đề xuất vận động vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn 2025 - 2030 cho 7 dự án, với tổng mức đầu tư dự kiến 7.810 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vay lại 2.654 tỷ đồng. Mức dư nợ tối đa của ngân sách địa phương và hạn mức vay còn lại của tỉnh đến cuối năm 2024 là 144,751 tỷ đồng.

Để tỉnh có thêm dư địa được vay phù hợp với bối cảnh thực hiện đẩy mạnh cơ chế phân cấp cho chính quyền địa phương chủ động huy động nguồn lực, thay vì hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, đề xuất cơ chế cho phép tỉnh nâng mức dư nợ vay của ngân sách tỉnh đến 90%. UBND tỉnh dự kiến giai đoạn 2026-2030 được vay khoảng 9.000 tỷ đồng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu huy động nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quan trọng của tỉnh. Trong đó, chính sách áp dụng tỷ lệ cho vay lại 10% đối với các dự án vay ODA và vay ưu đãi nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2025-2030.

UBND tỉnh Ninh Thuận đề xuất nguồn thu từ giao dịch tín chỉ carbon là nguồn thu ngân sách tỉnh được hưởng 100%; các khoản thu này không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh.

Về cơ sở và lý do đề xuất, UBND tỉnh cho rằng Ninh Thuận có quy mô công suất năng lượng tái tạo lớn nhất cả nước 3.749MW, chiếm 18% công suất cả nước, góp phần giảm lượng khí nhà kính thải ra môi trường, chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, để thực sự tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ môi trường, các dự án năng lượng tái tạo còn cần tới một công cụ quan trọng là tín chỉ carbon để kết nối các dự án giảm thiểu hoặc bù đắp lượng phát thải khí nhà kính.

Để huy động một nguồn tài chính mới thông qua sự vận hành của thị trường carbon rừng và năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tỉnh đề xuất được hưởng 100% nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon, sử dụng nguồn thu này cho các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn trên địa bàn.

Được áp dụng chỉ định thầu tư vấn, thi công các gói thầu dự án đền bù, tái định cư NMĐHN.

Về cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án NMĐHN, UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị trung ương cho phép tỉnh được phê duyệt các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã có trong quy hoạch khoáng sản liên quan, đủ tiêu chuẩn và chỉ phục vụ thi công dự án NMĐHN là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (trừ cát, sỏi lòng sông) đã cấp phép khai thác, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác, được nâng công suất khai thác không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác (không tăng trữ lượng đã cấp phép) mà không phải lập dự án đầu tư điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường (báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường) hoặc giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Sau khi đã cung cấp đủ nguồn vật liệu cho thi công NMĐHN thì các doanh nghiệp được cấp phép tiếp tục khai thác với công suất ghi trong giấy phép khai thác đã cấp trước đó.

Đối với khoáng sản đá xây dựng, cát xây dựng, trường hợp phải cấp phép khai thác mỏ mới để đáp ứng nhu cầu cho dự án thì cho áp dụng cơ chế đặc thù.

Ninh Thuận đề xuất Trung ương 11 giải pháp, chính sách đặc thù khi tái khởi động nhà máy điện hạt nhân
Đồi cát tại Ninh Thuận (ảnh minh họa)

Theo tính toán của UBND tỉnh Ninh Thuận, dự án NMĐHN có nhu cầu nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khai thác khá lớn. Đây là dự án trọng điểm quốc gia và Chính phủ đã có chỉ đạo gấp rút về thời gian thi công, hoàn thành dự án, trong khi quy định về cấp phép khai thác khoáng sản theo pháp luật về khoáng sản hiện hành (ngoại trừ khoáng sản nhóm IV: Vật liệu san lấp) phải qua nhiều trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết tương đối dài, nên cần có cơ chế đặc thù về cấp phép khai thác nguồn vật liệu đối với các khu vực cấp mới và tăng công suất đối với các khu vực mỏ đã cấp phép khai thác để đáp ứng kịp thời nhu cầu vật liệu cho Dự án thi công kịp tiến độ đã được Chính phủ chỉ đạo.

Về cơ chế đặc thù xử lý chồng lấn quy hoạch khoáng sản Titan đối với dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, kiến nghị cho phép tỉnh xử lý quy trình rút gọn miễn thủ tục phê duyệt chủ trương Điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia và thời gian dự trữ khoáng sản cần kéo dài hơn 70 năm tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia hoặc đưa ra khỏi quy hoạch khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia để thuận lợi trong quá trình triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.

Đề xuất 3 chính sách để đầu tư 4 dự án hạ tầng khung

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đề xuất Chính phủ 3 chính sách quan trọng để thực hiện 4 dự án thuộc ưu tiên đầu tư hạ tầng khung kết nối trọng điểm, nhằm tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể là các dự án hạ tầng giao thông liên vùng kết nối từ Cảng biển Cà Ná, cao tốc Bắc Nam lên các tỉnh khu vực Nam Tây Nguyên; tuyến đường động lực kết nối cao tốc Bắc Nam – Sân bay Thành Sơn - Trung tâm TP. Phan Rang Tháp Chàm - đường ven biển đến khu du lịch Quốc gia Ninh Chữ; Đường kết nối tuyến đường ven biển – Sân bay Cam Ranh; xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp Cà Ná.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam, dự án hạ tầng giao thông liên vùng kết nối từ Cảng biển Cà Ná, cao tốc Bắc Nam lên các tỉnh khu vực Nam Tây Nguyên, hình thành hệ thống giao thông động lực kết nối Cảng tổng hợp Cà Ná lên khu vực Nam Tây Nguyên. Đồng thời kết nối với đường cao tốc Bắc Nam phía Đông, phát triển hành lang các trục Đông-Tây phục vụ nhu cầu giao thương, vận chuyển hàng hóa, quặng bauxit Tân Rai, Nhân Cơ, xuất nhập khẩu nông sản của các tỉnh Tây Nguyên về Cảng, kết nối các Khu công nghiệp, phát triển dịch vụ theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị, tạo động lực để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh.

Tuyến đường động lực kết nối cao tốc Bắc Nam – Sân bay Thành Sơn - Trung tâm Thành phố Phan Rang Tháp Chàm - đường ven biển đến khu du lịch Quốc gia Ninh Chữ, để kết nối với các trung tâm kinh tế trọng điểm, thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại và du lịch phía Bắc của tỉnh.

Đường kết nối tuyến đường ven biển – Sân bay Cam Ranh tăng cường giao thông kết nối, phục vụ phát triển du lịch, phục vụ đi lại của các chuyên gia đến làm việc tại tỉnh khi triển khai NMĐHN.

Tin bài khác
Quảng Trị: Hệ thống xử lý nước thải Khu công nghiệp Quán Ngang sắp đi vào hoạt động

Quảng Trị: Hệ thống xử lý nước thải Khu công nghiệp Quán Ngang sắp đi vào hoạt động

Khu công nghiệp Quán Ngang (tỉnh Quảng Trị), đi vào hoạt động từ năm 2008, đã thu hút hàng chục dự án đầu tư. Tuy nhiên, hệ thống xử lý nước thải vẫn chưa được vận hành, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của người dân địa phương.
Phú Thọ: Tổng vốn đầu tư phát triển đạt gần 224 nghìn tỷ đồng

Phú Thọ: Tổng vốn đầu tư phát triển đạt gần 224 nghìn tỷ đồng

Theo số liệu thống kê từ năm 2021 đến nay, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đạt gần 224 nghìn tỷ đồng và vượt xa mục tiêu đã đề ra.
Thời tiết hôm nay 19/2: Bắc Bộ trời rét, mưa nhỏ kèm nồm ẩm

Thời tiết hôm nay 19/2: Bắc Bộ trời rét, mưa nhỏ kèm nồm ẩm

Thời tiết hôm nay 19/2, Bắc Bộ có độ ẩm cao, trời rét, nhiệt độ phổ biến 14-17 độ C, vùng núi có nơi dưới 13 độ C.
Đề xuất tích hợp cấp giấy phép lao động và phiếu lý lịch tư pháp cho lao động nước ngoài

Đề xuất tích hợp cấp giấy phép lao động và phiếu lý lịch tư pháp cho lao động nước ngoài

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Quyết định thí điểm liên thông thủ tục hành chính giữa việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài và cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Bắc Ninh mở tuyến xe buýt điện thẳng tới sân bay Nội Bài

Bắc Ninh mở tuyến xe buýt điện thẳng tới sân bay Nội Bài

Tuyến xe buýt điện Bắc Ninh - Nội Bài sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận sân bay cho người dân, giảm chi phí đi lại và tạo thêm lựa chọn phương tiện công cộng an toàn, hiện đại.
Thái Nguyên: Sắp có dự án điện gió 100MW tại huyện Võ Nhai

Thái Nguyên: Sắp có dự án điện gió 100MW tại huyện Võ Nhai

Tỉnh Thái Nguyên chuẩn bị triển khai dự án điện gió 100MW tại Võ Nhai, góp phần phát triển năng lượng tái tạo, thúc đẩy kinh tế và bảo vệ môi trường.
Thời tiết ngày mai 19/2: Miền Bắc trời rét, mưa nhỏ kèm nồm ẩm kéo dài

Thời tiết ngày mai 19/2: Miền Bắc trời rét, mưa nhỏ kèm nồm ẩm kéo dài

Thời tiết ngày mai 19/2/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo do không khí lạnh ảnh hưởng, Bắc Bộ những ngày tới trời rét, nhiệt độ phổ biến 14-17 độ C, vùng núi có nơi dưới 13 độ C.
Cục Đường bộ Việt Nam: Không nên vội vàng cấp đổi GPLX nếu chưa cần thiết

Cục Đường bộ Việt Nam: Không nên vội vàng cấp đổi GPLX nếu chưa cần thiết

Theo Cục Đường bộ Việt Nam, người dân không nên quá lo lắng và vội vàng cấp đổi GPLX nếu chưa thực sự cần thiết. Chỉ những người có GPLX sắp hết hạn mới cần đổi ngay lúc này để tránh gián đoạn khi tham gia giao thông.
Hà Nam chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ

Hà Nam chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ

UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu các sở ngành, địa phương khẩn trương thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Ngành điện, điện tử, điện công nghiệp chiếm ưu thế tuyển dụng lao động đầu năm

Ngành điện, điện tử, điện công nghiệp chiếm ưu thế tuyển dụng lao động đầu năm

Trong phiên tuyển dụng lao động đầu năm, nhu cầu gia tăng đáng kể ở các nhóm ngành điện, điện tử, điện công nghiệp với 21.689 chỉ tiêu và ngành may mặc, da giày.
Từ 1/7/2025 sẽ tăng lương hưu cho hàng trăm nghìn người

Từ 1/7/2025 sẽ tăng lương hưu cho hàng trăm nghìn người

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực, mang lại nhiều thay đổi quan trọng về lương hưu và trợ cấp cho hàng trăm nghìn người lao động.
Lâm Đồng thành lập 6 sở mới trên cơ sở sáp nhập 12 sở và 2 ban ngành

Lâm Đồng thành lập 6 sở mới trên cơ sở sáp nhập 12 sở và 2 ban ngành

Sáng 18-2, HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 22 thực hiện thông qua nghị quyết thành lập 6 sở mới trên cơ sở hợp nhất 12 sở và 2 ban ngành. Các sở này sẽ đi vào hoạt động từ 1/3/2025.
Vĩnh Phúc: Định hướng phát triển thương mại điện tử mạnh mẽ

Vĩnh Phúc: Định hướng phát triển thương mại điện tử mạnh mẽ

Vĩnh Phúc đã và đang triển khai nhiều giải pháp phát triển thương mại điện tử (TMĐT), tạo nền tảng vững chắc để doanh nghiệp và người dân khai thác cơ hội trong thời đại số hóa.
TP.Hà Nội hướng tới tăng trưởng 8%: Động lực vươn mình

TP.Hà Nội hướng tới tăng trưởng 8%: Động lực vươn mình

TP. Hà Nội đã đặt mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, với chương trình hành động cụ thể và quyết tâm phát triển mạnh mẽ cho giai đoạn 2026-2030, cùng khát vọng đưa Thủ đô vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế.
Yên Bái: Kế hoạch nâng cao chất lượng cho hơn 4.000 lao động trong năm 2025

Yên Bái: Kế hoạch nâng cao chất lượng cho hơn 4.000 lao động trong năm 2025

Năm 2025, tỉnh Yên Bái đặt kế hoạch đào tạo cho 4.000 lao động nông thôn trở lên, tập trung nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ.