Thứ tư 16/07/2025 02:46
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nhân toàn cầu

Những gương mặt tiêu biểu lọt top Forbes Under 30 châu Á 2023

04/09/2023 14:15
Năm vừa qua, thế hệ doanh nhân trẻ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã áp dụng tốt tinh thần sáng tạo để đối mặt với nhiều thách thức trong công việc. Forbes Under 30 châu Á đã công nhận những nỗ lực của thế hệ trẻ thông qua danh sách dưới đây.

Ảnh minh họa

  1. 1. Michael Cheung Tin-fu (Hong Kong)

Michael Cheung Tin-fu sinh ra tại Hong Kong và lớn lên ở Canada. Bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của anh xảy ra vào năm 2019, khi anh giành ngôi vị á quân trong cuộc thi hát trực tiếp trên truyền hình mang tên "King Maker."

Trong năm 2020, Michael Cheung Tin-fu đã kí hợp đồng với công ty Warner Music Hong Kong. Một năm sau đó anh đã phát hành album EP đầu tay mang tựa đề "Have a Good Time."

Tin-fu có một bản hit "Pillow Talk" vào năm 2021. Bài hát này đã dẫn đầu bảng xếp hạng địa phương trong suốt 12 tuần và thu về 23 triệu lượt xem trên YouTube.

Bên cạnh đó, album "This Is MC" đã nhanh chóng trở thành album bán chạy nhất tại Hong Kong ngay trong tuần phát hành đầu tiên vào tháng 01/2023. Trong cùng tháng đó, buổi biểu diễn của anh tại sân vận động Hong Kong Coliseum với sức chứa 12.500 khán giả cũng đã hết vé chỉ sau một vài phút mở bán.

Michael Cheung Tin-fu đã từng được biết đến khi tham gia các cuộc thi âm nhạc nổi tiếng tại Hong Kong, nơi anh thường biểu diễn các bài nhạc của Jay Chou và Maroon 5. Hiện nay, anh đã trở thành một MC nổi tiếng và một ngôi sao đang lên trong ngành công nghiệp nhạc Cantopop (nhạc tiếng Quảng Đông) tại Hong Kong.

  1. 2. Akshay Rampuria & Yashovardhan Poddar (Ấn Độ)

Rampuria và Poddar đã cùng nhau sáng lập nên Openhouse vào năm 2018 với mục tiêu giải quyết những hạn chế còn tồn đọng trong hệ thống giáo dục Ấn Độ. Chuỗi trung tâm dạy kèm này sẽ hỗ trợ học sinh học các môn như toán và khoa học, cùng với các hoạt động ngoại khóa như làm robot và nhảy hip-hop.

Được biết hai nhà sáng lập Openhouse là cực sinh viên Đại học Stanford, sau khi đi du học về nước, họ nhận thấy giá trị của việc ứng dụng thực hành là rất cần thiết thay vì chỉ tập trung vào việc học thuộc lòng. Chiến lược của họ là chú trọng vào giảng dạy trực tiếp, cho phép phụ huynh có thể theo dõi tiến trình học tập của con cái thông qua ứng dụng Openhouse.

Vào cuối năm 2022, Openhouse huy động được 11 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A, nâng tổng vốn được gọi lên 17 triệu USD. Công ty tuyên bố thời gian tới sẽ chiêu mộ 10 ngàn học sinh trong độ tuổi từ 3-10 và tính phí đăng ký hằng tháng từ 35-50 USD tùy từng loại lớp học.

  1. 3. Simran Kaur & Sonya Gupthan (New Zealand)

Simran và Sonya là hai nhà đồng sáng lập của Girls That Invest - một chương trình podcast nổi tiếng.

Theo thông tin từ Spotify, vào cuối năm 2022, chỉ sau hai năm rưỡi kể từ khi tập đầu tiên được phát sóng, podcast này đã chạm đến đỉnh cao khi lọt vào danh sách top 1% chương trình được chia sẻ nhiều nhất trên Spotify. Simran đánh giá rằng thành công của podcast chắc chắn đến từ sự tương tác tự nhiên và nét duyên dáng của người dẫn chương trình.

Bên cạnh đó, Simran đã viết một cuốn sách có tựa đề "Girls That Invest" và cho ra mắt vào tháng 8/2022. Hiện nay, cuốn sách này đang xếp ở vị trí thứ 13 trong danh sách những cuốn sách về đầu tư trên thị trường chứng khoán mà Amazon bán chạy nhất.

  1. 4. Bo Zhiyuan (Trung Quốc)

Bo Zhiyuan là nhà sáng lập ứng dụng Qingflow được ưa chuộng tại Trung Quốc.

Bo Zhiyuan - Thạc sĩ chuyên về lĩnh vực Điện toán Đám mây tại Đại học Giao thông Thượng Hải đã thành lập Qingflow vào năm 2015. Mô hình này tập trung vào việc hỗ trợ các trường quản lý sự kiện và đăng ký của sinh viên. Công ty đã huy động được khoản đầu tư ước tính khoảng 30 triệu USD từ các nhà đầu tư, trong đó có Tencent và Qiming Venture Partners.

Sau hơn ba năm chịu tác động của đại dịch COVID-19, Bo Zhiyuan đã nhận thấy nhu cầu sử dụng nền tảng làm việc cộng tác Qingflow mà mình sáng lập gia tăng đáng kể khi các công ty tại Trung Quốc bắt đầu áp dụng các công cụ làm việc từ xa.

Theo thông tin từ công ty nghiên cứu iResearch có trụ sở tại Bắc Kinh, hơn 500.000 công ty Trung Quốc đã thử nghiệm các sản phẩm của Qingflow.

Xiaomi, nhà sản xuất điện thoại thông minh đã chia sẻ rằng họ sử dụng nền tảng của Qingflow để xây dựng phần mềm quản lý tài liệu liên quan đến pháp luật và cập nhật các giao thức nội bộ. Các công cụ cơ bản của Qingflow được cung cấp miễn phí, tuy nhiên, khách hàng có thể trải nghiệm các dịch vụ chuyên nghiệp với mức giá bắt đầu từ 1.400 USD mỗi năm.

H.C (t/h)

Bài liên quan
Tin bài khác
Cân bằng công việc và cuộc sống trong mắt các tỷ phú toàn cầu

Cân bằng công việc và cuộc sống trong mắt các tỷ phú toàn cầu

Từ Jeff Bezos, Mark Cuban đến Elon Musk và Jack Ma, mỗi nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu đều có quan điểm riêng, thậm chí trái ngược nhau, về khái niệm cân bằng công việc và cuộc sống.
Tổng thống Trump úp mở khả năng trục xuất tỷ phú Elon Musk

Tổng thống Trump úp mở khả năng trục xuất tỷ phú Elon Musk

Tổng thống Donald Trump đe dọa trục xuất Elon Musk, sau khi vị tỷ phú này công kích dự luật chi tiêu trọng điểm của ông.
CEO Nvidia: Robot là cơ hội tăng trưởng lớn thứ hai sau AI

CEO Nvidia: Robot là cơ hội tăng trưởng lớn thứ hai sau AI

CEO Jensen Huang cho biết sau trí tuệ nhân tạo, robot sẽ là thị trường tiềm năng nhất của Nvidia, với ô tô tự lái là ứng dụng thương mại đầu tiên quy mô lớn.
Ông Masayoshi Son và kế hoạch xây trung tâm AI trị giá 1.000 tỷ USD tại Mỹ

Ông Masayoshi Son và kế hoạch xây trung tâm AI trị giá 1.000 tỷ USD tại Mỹ

Dự án có tên “Project Crystal Land”, được ông Son hình dung như một “Shenzhen mới” tại Mỹ - một trung tâm sản xuất công nghệ cao với tham vọng đưa ngành công nghiệp tiên tiến trở lại nước này.
UBS: Mỗi ngày có hơn 1.000 triệu phú mới tại Mỹ

UBS: Mỗi ngày có hơn 1.000 triệu phú mới tại Mỹ

Theo báo cáo từ UBS, đà tăng trưởng tài sản tại Mỹ chủ yếu đến từ đồng USD ổn định và sự khởi sắc mạnh mẽ của thị trường tài chính.
Ông Kim Hyung-tae: Từ họa sĩ game đến CEO lọt top giàu nhất Hàn Quốc

Ông Kim Hyung-tae: Từ họa sĩ game đến CEO lọt top giàu nhất Hàn Quốc

Ít ai ngờ rằng ông Kim Hyung-tae từng là một họa sĩ thiết kế game tại NCSoft lại có ngày trở thành người dẫn dắt một đế chế game làm mưa làm gió toàn cầu.
CEO Mark Zuckerberg vung hàng tỷ USD để chiêu mộ nhân tài AI

CEO Mark Zuckerberg vung hàng tỷ USD để chiêu mộ nhân tài AI

Khác với kiểu chiêu mộ qua trung gian, tỷ phú Mark Zuckerberg chọn cách đích thân tuyển người. Ông trực tiếp nhắn tin qua WhatsApp, gửi email cho các nhà nghiên cứu AI ở Google, DeepMind hay OpenAI.
Ông Jensen Huang và CEO Anthropic tranh cãi nảy lửa về rủi ro AI

Ông Jensen Huang và CEO Anthropic tranh cãi nảy lửa về rủi ro AI

CEO Amodei lo ngại rằng AI có thể gây ảnh hưởng đến lực lượng lao động nếu không được kiểm soát tốt, trong khi đó, ông Jensen Huang tin AI sẽ chuyển đổi chứ không triệt tiêu việc làm.
Gia tộc họ Bối và bí quyết giữ vững sự giàu có suốt hàng trăm năm

Gia tộc họ Bối và bí quyết giữ vững sự giàu có suốt hàng trăm năm

Gia tộc họ Bối là minh chứng sống động cho việc có thể phá vỡ định luật 'giàu không quá 3 đời' bằng nền tảng đạo đức, giáo dục bài bản và tư duy quản trị tiến bộ.
Meta chi 14 tỷ USD chiêu mộ nhân tài công nghệ cho cuộc đua AI

Meta chi 14 tỷ USD chiêu mộ nhân tài công nghệ cho cuộc đua AI

Theo thỏa thuận, ông Alexandr Wang sẽ rời vị trí CEO và gia nhập Meta để dẫn dắt phòng thí nghiệm siêu trí tuệ nhân tạo (AGI/ASI), một dự án mới được tỷ phú Mark Zuckerberg trực tiếp điều hành.
CEO Mark Zuckerberg tham vọng xây dựng "siêu trí tuệ" vượt cả con người

CEO Mark Zuckerberg tham vọng xây dựng "siêu trí tuệ" vượt cả con người

CEO Mark Zuckerberg lên kế hoạch dẫn dắt Meta phát triển siêu AI vượt trí tuệ con người, chiêu mộ chuyên gia từ Google, OpenAI và đặt cược lớn vào chiến lược mã nguồn mở.
Giới siêu giàu đang dịch chuyển tài sản đi đâu?

Giới siêu giàu đang dịch chuyển tài sản đi đâu?

Giới siêu giàu đang tái phân bổ tài sản ra khỏi các trung tâm truyền thống. Khi đó, Việt Nam có thể trở thành điểm đến mới nhờ chất lượng sống và cơ hội đầu tư.
CEO Kelly Ortberg và hành trình đưa Boeing thoát khỏi khủng hoảng

CEO Kelly Ortberg và hành trình đưa Boeing thoát khỏi khủng hoảng

10 tháng sau khi trở lại, CEO Kelly Ortberg đã ổn định sản xuất 737 Max và cải thiện tài chính Boeing, nhưng hành trình khôi phục niềm tin và văn hóa doanh nghiệp vẫn còn nhiều thử thách.
Chan dung Eric Tse - Người thừa kế thầm lặng của đế chế Sino Biopharmaceutical

Chan dung Eric Tse - Người thừa kế thầm lặng của đế chế Sino Biopharmaceutical

Năm 2019, khi mới 24 tuổi, anh Eric Tse bất ngờ được cha trao tặng 21,45% cổ phần tập đoàn, tương đương 3,8 tỷ USD thời điểm đó. Thông tin này khiến giới truyền thông gọi anh là "tỷ phú sau một đêm".
Khẩu chiến với ông Donald Trump, Elon Musk thổi bay tương lai Tesla, SpaceX và Starlink?

Khẩu chiến với ông Donald Trump, Elon Musk thổi bay tương lai Tesla, SpaceX và Starlink?

Quan hệ giữa tỷ phú Elon Musk và Tổng thống Donald Trump từng được xem là một liên minh quyền lực: một người là ông trùm công nghệ đại diện cho tương lai, người kia là tổng thống mang tư duy “nước Mỹ lên trên hết”.