Chủ nhật 27/07/2025 19:57
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Những cổ phiếu có đồ thị hình "cây thông", đưa nhà đầu tư như "đi tàu lượn"

Giữa lúc thị trường chứng khoán đang giao dịch sôi động với nhiều kỷ lục được thiết lập, nhiều cổ phiếu mang thiên hướng đầu cơ vẫn ghi nhận chuỗi tăng mạnh. Tuy nhiên, sau đó áp lực bán ra cũng cao không kém khi xu hướng đảo chiều, khiến cho nhà đầu tư cảm giác như "đi tàu lượn".

Chỉ trong 1 tháng trở lại đây, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, với bổ trợ là các yếu tố vĩ mô ổn định, các chỉ số kinh tế có mức tăng trưởng cao. Chỉ số VN-Index tăng dựng đứng trong nhiều phiên liên tiếp, liên tục phá vỡ các ngưỡng kháng cự, đi kèm là thanh khoản mỗi phiên đạt trung bình hơn 1 tỷ USD.

Phiên cuối tuần ngày 25/7, VN-Index ghi nhận mức tăng hơn 10 điểm, vượt ngưỡng 1.531. Với diễn biến này, chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam đã thiết lập mức cao kỷ lục mới, vượt qua đỉnh lịch sử từng được thiết lập năm 2022.

Thị trường chung khởi sắc, cũng đã giúp lan tỏa sắc xanh ra nhiều nhóm ngành: từ ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, đầu tư công,…

Thực tế cho thấy thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức rất cao, tuy nhiên phần lớn dòng tiền hiện co cụm vào một số ngành, trong khi nhiều nhóm khác hầu như không có sự bứt phá, nhiều mã duy trì trạng thái đi ngang hoặc tăng yếu.

Tuy nhiên vẫn có một số mã cổ phiếu tăng “sốc” nhiều phiên liên tiếp chỉ trong thời gian ngắn, sau đó lại quay đầu giảm sâu, biểu đồ kỹ thuật tạo thành mẫu hình “cây thông”. Song thực tế, vấn đề nội tại của doanh nghiệp vẫn còn đang "lấn cấn", nhà đầu tư cần đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có phục hồi và ổn định hay không.

Cổ phiếu LDG tăng "như tên lửa"

Điển hình cho diễn biến “tăng sốc, giảm sâu” - mà nhà đầu tư còn hay gọi là “mẫu hình cây thông” trong khoảng 1 tháng trở lại đây là LDG của CTCP Đầu tư LDG.

Những cổ phiếu có đồ thị hình
Cổ phiếu LDG tăng một mạch từ vùng 2.000 đồng./cp lên hơn 7.000 đồng/cp chỉ trong thời gian ngắn. (Nguồn: TradingView).

Cổ phiếu bất động sản này đã tăng “như tên lửa” với 18 phiên tăng kịch trần trong hơn 4 tuần qua, đưa thị giá từ vùng 2.000 đồng/cp lên tới 7.050 đồng/cp (chốt phiên 18/7), tương ứng tăng tới 250%.

Giữa quãng tăng giá mạnh, LDG đã 2 lần công bố văn bản giải trình về việc thị giá liên tục kịch trần. Vẫn như kịch bản cũ, công ty cho biết nguyên nhân do diễn biến cung - cầu khách quan trên thị trường chứng khoán và nằm ngoài sự kiểm soát của công ty. Hiện tại, hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường và công ty không có bất kỳ tác động nào gây ảnh hưởng đến giá giao dịch cổ phiếu.

Bên cạnh đó, LDG cho rằng các nội dung quan trọng được ĐHĐCĐ thường niên thông qua đã được thị trường đón nhận theo hướng tích cực, qua đó góp phần hỗ trợ xu hướng giao dịch và diễn biến giá cổ phiếu.

Tuy nhiên, sau chuỗi tăng sốc, LDG lại lao dốc không phanh với áp lực bán gia tăng, ghi nhận 3 phiên giảm kịch sàn từ ngày 21/7 – 23/7. Chốt phiên 25/7, cổ phiếu này dừng ở 6.050 đồng/cp, tức giảm 14% sau vài phiên.

Trong quá khứ, LDG đã từng có quãng giảm mạnh nửa cuối năm 2022 với nhiều phiên giảm sàn. Từ vùng giá trên 10.000 đồng/cp, LDG lao xuống mức đáy khi đó quanh mức 3.000 đồng/cp vào tháng 11/2022.

Những cổ phiếu có đồ thị hình
Trước đó, cổ phiếu LDG đã nhiều lần tạo đồ thị kỹ thuật hình cây thông. (Nguồn: TradingView).

Hiện tại, cổ phiếu LDG vẫn đang trong diện cảnh và kiểm soát kể từ ngày 11/4 do kinh doanh thua lỗ. Tính đến 31/3/2025, LDG đang ghi nhận lỗ lũy kế hơn 1.375 tỷ đồng, bằng 53% vốn điều lệ.

Thực tế, cổ phiếu LDG bất ngờ hưng phấn trở lại trong khoảng hơn 1 tháng qua sau khi nguyên Chủ tịch LDG là ông Nguyễn Khánh Hưng bất ngờ tái xuất tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra ngày 26/6. Ông Hưng từng bị bắt tạm giam vì liên quan đến sai phạm tại dự án khu dân cư Tân Thịnh (xã Đồi 61, Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) vào tháng 11/2023, với cáo buộc bán nhà chưa đủ điều kiện pháp lý, lừa dối khách hàng.

Ngoài ra, hồi 2024, LDG còn từng bị Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai mở thủ tục phá sản sau đơn kiện từ CTCP Thương mại và Xây dựng Phúc Thuận Phát.

Những cổ phiếu có đồ thị hình
Tính tới 31/12/2024, LDG đã lỗ lũy kế 1.052 tỷ đồng. (Nguồn: Báo cáo tài chính).

Nhà đầu tư cổ phiếu Bamboo Capital như đi "tàu lượn"

Thị trường ghi nhận trường hợp cổ phiếu đang hình thành mẫu hình “cây thông” khác trong thời gian gần đây là nhóm cổ phiếu của Tập đoàn Bamboo Capital.

Sau khi Bộ Công an cập nhật thông tin liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Bamboo Capital vào ngày 7/7, cổ phiếu BCG cùng công ty liên quan như TCD của Tracodi đã bất ngờ tăng trần nhiều phiên liên tiếp, thanh khoản đột biến. Còn hai mã chứng khoán khác như BCR (BCG Land) và BGE (BCG Energy) cũng lần lượt dậy sóng. Trong thời điểm này, các lãnh đạo cũng “tranh thủ” bán sạch cổ phiếu.

Cổ phiếu nhóm BCG tăng kịch trần nhiều phiên liên tiếp rồi sau đó rơi thẳng đứng cũng đã khiến nhà đầu tư cảm giác như “đi tàu lượn”. Nhóm cổ phiếu này vẫn chưa thể khỏi mức giá “trà đá”.

Cụ thể, chốt phiên 25/7, BCG dừng ở 3.860 đồng/cp, BGE dừng ở 5.700 đồng/cp, BCR là 2.300 đồng/cp và TCD là 3.150 đồng/cp.

Những cổ phiếu có đồ thị hình
Hai mã cổ phiếu BCG của Bamboo Capital và TCD của Tracodi tạo biểu đồ kỹ thuật hình cây thông. (Nguồn: TradingView).

Hệ sinh thái này đang đối diện với một loạt các vấn đề sau khi ông Nguyễn Hồ Nam – nhà sáng lập bị khởi tố. Ban lãnh đạo chủ chốt lần lượt xin từ nhiệm, đồng thời “tranh thủ” bán sạch cổ phiếu khi giá hồi lên. Theo nguồn tin riêng của người viết, rất nhiều nhân sự của Bamboo Capital nghỉ việc ngay giữa khủng hoảng của tập đoàn.

Đến nay, Bamboo Capital vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024, dự kiến sẽ phát hành vào tháng 9. Đồng thời, công ty chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 (hạn chót 30/6).

Hiện tại, tất cả cổ phiếu của nhóm này là BCG, TCD, BCR, và BGE cũng đã bị đưa vào diện cảnh báo.

Thực tế, Bamboo Capital đang sở hữu bức tranh tài chính mất cân đối vì hoạt động đa ngành, buộc phải sử dụng đòn bẩy tài chính lớn.

Theo báo cáo tài chính tự lập hợp nhất năm 2024, tổng tài sản của Bamboo Capital tăng 11% so với đầu năm lên 46.500 tỷ đồng, chiếm hơn 55% số đó là các khoản phải thu ngắn và dài hạn (khoảng 25.600 tỷ đồng). Đặc biệt, công ty ghi nhận số dư khoản phải thu khác lên tới hơn 17.700 tỷ đồng, và phải trích lập dự phòng gần 8.000 tỷ, tức là có khả năng một nửa có thể sẽ mất đi. Theo thuyết mình, đây là các khoản phải thu theo hợp đồng hợp tác kinh doanh với các bên liên quan.

Việc tỷ trọng các khoản phải thu trên tài sản cao như trường hợp của Bamboo Capital đồng nghĩa một phần lớn tài sản của doanh nghiệp đang bị "chiếm dụng" bởi các khoản nợ phải thu, tức là số tiền mà khách hàng và các bên liên quan đang nợ doanh nghiệp. Điều này sẽ làm giảm khả năng thanh toán và hiệu quả hoạt động giảm sút.

Những cổ phiếu có đồ thị hình
Các khoản phải thu ngắn và dài hạn của BCG lên tới 25.600 tỷ đồng, chiếm hơn 55% tổng tài sản cho thấy phần lớn tài sản của doanh nghiệp đang bị "chiếm dụng" bởi các khoản nợ phải thu. (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2024).

Mặt khác, khối nợ của tập đoàn cũng đáng được đề cập. Tổng nợ phải trả đã vượt 25.100 tỷ đồng. Trong đó, công ty đang vay và nợ thuê tài chính gần 11.600 tỷ đồng. Bamboo Capital thời gian qua đã liên tục phát hành cổ phiếu để tăng vốn, nhằm đưa hệ số D/E về mức an toàn. Nhưng thực tế, công ty vẫn đang gánh khoản nợ lớn và mỗi năm phải trả hơn 1.000 tỷ đồng lãi vay. Đây cũng là gọng kìm khiến lợi nhuận tập đoàn bị bào mòn.

Cả năm vừa rồi, dòng tiền của doanh nghiệp âm nặng tới hơn 1.800 tỷ đồng, trong khi năm 2023 chỉ âm 90 tỷ.

Tin bài khác
VN-Index lập đỉnh, vì sao nhiều nhà đầu tư vẫn không thoát lỗ?

VN-Index lập đỉnh, vì sao nhiều nhà đầu tư vẫn không thoát lỗ?

Chuyên gia VinaCapital cho rằng ngay cả VN-Index tăng lên 1.700 điểm, vẫn có nhà đầu tư bị thua lỗ. Do đó, khi đầu tư, không cần quá chăm chăm vào dự báo VN-Index, mà phải chọn ngành và tìm ra cổ phiếu phù hợp.
Sửa Luật Quản lý nợ công: Khơi thông vốn, tăng cường phân cấp

Sửa Luật Quản lý nợ công: Khơi thông vốn, tăng cường phân cấp

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý nợ công hứa hẹn tạo bước ngoặt thể chế, gỡ điểm nghẽn huy động vốn, đồng thời tăng cường phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương.
Lãi suất ngân hàng ngày 26/7/2025: Cuộc đua kỳ hạn dài tiếp diễn

Lãi suất ngân hàng ngày 26/7/2025: Cuộc đua kỳ hạn dài tiếp diễn

Lãi suất ngân hàng ngày 26/7/2025 tiếp tục chứng kiến nhiều biến động, với sự nổi bật của các ngân hàng đẩy mạnh lãi suất kỳ hạn dài để thu hút dòng vốn.
Vì sao đồng rúp Nga tăng mạnh và điều đó có ý nghĩa gì?

Vì sao đồng rúp Nga tăng mạnh và điều đó có ý nghĩa gì?

Đồng rúp Nga tăng tới 45% so với USD từ đầu năm 2025, là một trong những đồng tiền tăng giá mạnh nhất thế giới, mang đến cả lợi ích lẫn rủi ro cho nền kinh tế đang bị trừng phạt nặng nề của Nga.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hỗ trợ tín dụng khẩn cấp sau bão số 3 WIPHA

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hỗ trợ tín dụng khẩn cấp sau bão số 3 WIPHA

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão WIPHA, bao gồm cơ cấu nợ, miễn giảm lãi vay, cho vay mới phục hồi sản xuất.
Bất động sản: Áp lực đáo hạn 73.000 tỷ đồng trái phiếu vào cuối năm 2025

Bất động sản: Áp lực đáo hạn 73.000 tỷ đồng trái phiếu vào cuối năm 2025

Ngành bất động sản có tổng giá trị trái phiếu đáo hạn vào 2 quý cuối năm 2025 khoảng 73.000 tỷ đồng. Chưa kể giá trị trái phiếu bất động sản chậm thanh toán gốc, lãi trong 6 tháng đầu năm ước tính khoảng 16.000 tỷ đồng.
Lãi suất ngân hàng ngày 25/7/2025: Eximbank dẫn đầu cuộc đua kỳ hạn dài

Lãi suất ngân hàng ngày 25/7/2025: Eximbank dẫn đầu cuộc đua kỳ hạn dài

Lãi suất ngân hàng ngày 25/7/2025 chứng kiến ngân hàng Eximbank nổi bật khi liên tục tăng lãi suất các kỳ hạn dài, tạo điểm nhấn trên thị trường tiền gửi.
Sinh viên có thể vay tín chấp lãi suất 0,58%/tháng tại BVBank

Sinh viên có thể vay tín chấp lãi suất 0,58%/tháng tại BVBank

Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) đã triển khai gói vay tiêu dùng tín chấp lãi suất chỉ từ 0,58%/tháng phục vụ nhu cầu vay tiêu dùng xanh và vay thanh toán học phí.
Tín dụng ACB tăng hơn 9% trong quý II/2025

Tín dụng ACB tăng hơn 9% trong quý II/2025

Tín dụng tăng hơn 9% trong quý II/2025 đã góp phần giúp lợi nhuận trước thuế của ACB tăng trưởng 33%, đạt 6.100 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, ACB đạt lãi trước thuế 10.700 tỷ đồng.
Niềm tin kế toán toàn cầu nhích tăng trong quý 2/2025 nhưng vẫn ở mức mong manh

Niềm tin kế toán toàn cầu nhích tăng trong quý 2/2025 nhưng vẫn ở mức mong manh

Chỉ số niềm tin của các kế toán viên toàn cầu ghi nhận mức tăng lần đầu tiên kể từ quý 2/2024, đạt mức cao nhất trong gần một năm, theo Khảo sát Điều kiện Kinh tế Toàn cầu (GECS) do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) và Viện Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA) thực hiện.
Lãi suất ngân hàng ngày 24/7/2025: Những mốc lãi suất mới đáng chú ý

Lãi suất ngân hàng ngày 24/7/2025: Những mốc lãi suất mới đáng chú ý

Lãi suất ngân hàng ngày 24/7/2025 ghi nhận nhiều biến động với 8 ngân hàng vượt mốc 6%, trong đó một số ngân hàng áp dụng mức đặc biệt cao.
Ngân hàng Nhà nước nới quy định về điều kiện cấp tín dụng

Ngân hàng Nhà nước nới quy định về điều kiện cấp tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chính thức ban hành Thông tư 14/2025/TT-NHNN (hiệu lực từ ngày 15/9/2025 - Thông tư 14), thay thế Thông tư 41/2016, với mục tiêu tiệm cận hơn với tiêu chuẩn Basel III.
SHB nhận 4 giải thưởng lớn tại Asian Banking & Finance Awards 2025

SHB nhận 4 giải thưởng lớn tại Asian Banking & Finance Awards 2025

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa được vinh danh tại lễ trao giải Asian Banking & Finance Awards 2025, diễn ra tại Singapore, với 4 giải thưởng lớn thuộc cả hai hạng mục Retail Banking (Ngân hàng Bán lẻ) và Wholesale Banking (Ngân hàng Bán buôn).
Bay quốc tế, thanh toán xuyên quốc gia bằng thẻ hội viên hàng không

Bay quốc tế, thanh toán xuyên quốc gia bằng thẻ hội viên hàng không

Vietnam Airlines, ACB và Visa vừa ra mắt thẻ tích hợp thanh toán Lotusmiles Pay, mang đến trải nghiệm tiện ích và trọn vẹn cho hội viên chương trình Bông Sen Vàng.
Tổng tài sản của ngân hàng VPBank vượt 1,1 triệu tỷ đồng

Tổng tài sản của ngân hàng VPBank vượt 1,1 triệu tỷ đồng

VPBank đạt cột mốc mới nửa đầu 2025 với tổng tài sản hơn 1,1 triệu tỷ đồng, lợi nhuận 11.200 tỷ đồng, khẳng định vị thế ngân hàng tư nhân hàng đầu.