Nhu cầu về máy tính cá nhân của thế giới giảm vào cuối 2021 đầu 2022

10:45 19/01/2022

Máy tính cá nhân (PC) là mặt hàng trên thế giới đã giảm nhiệt trong quý IV năm 2021 và đầu 2022 với những lý do khách quan lẫn chủ quan.

Máy tính cá nhân (PC)

Máy tính cá nhân (PC). (Ảnh: The Balance)

Cụ thể, doanh số sản phẩm máy tính cá nhân trên toàn cầu đã giảm gần 5% năm trong quý 4 năm 2021, đánh dấu kết thúc cho sự bùng nổ doanh số các thiết bị này do đại dịch Covid-19 gây ra. Theo báo cáo mới của Gartner, hãng nghiên cứu có trụ sở tại Connecticut, doanh số bán PC trên toàn thế giới đã vượt 88,3 triệu chiếc trong giai đoạn tháng 10-12, ít hơn khoảng 4,6 triệu chiếc so với cùng kỳ năm 2020. Nhưng sự sụt giảm được cho chỉ làm dịu đi đôi chút đà tăng trưởng của thị trường PC, khi lượng xuất xưởng cao nhất kể từ năm 2013. Doanh số PC tăng gần 10% lên 339,8 triệu chiếc vào năm 2021.

Mikako Kitagawa, Giám đốc nghiên cứu của Gartner, cho biết: "Sự sụt giảm mạnh của thị trường PC Mỹ, do các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng và sự sụt giảm nhu cầu đối với Chromebook đã khiến doanh số quý này chậm lại. Điều này có thể báo hiệu cho sự kết thúc của giai đoạn tăng trưởng lớn và bất ngờ về nhu cầu PC do đại dịch". "Trong thời kỳ đại dịch, tăng trưởng doanh số được hỗ trợ bởi giá bán trung bình tăng, dẫn đến doanh thu cao hơn và thị trường nói chung lành mạnh hơn. Lượng PC bán ra hàng năm dự kiến ​​sẽ không giảm xuống mức trước đại dịch trong ít nhất hai đến ba năm", bà Kitagawa nói thêm. Quý IV là lần đầu tiên sau sáu quý liên tiếp doanh số PC liên tục tăng trưởng. Trong các quý trước, các nhà cung cấp đã báo cáo doanh số bán hàng tăng lên khi nhiều doanh nghiệp và tổ chức giáo dục chuyển sang hoạt động từ xa.

Mặc dù có doanh số giảm 12% trong quý 4 nhưng Lenovo vẫn dẫn đầu thị trường PC với 24,6% thị phần. Công ty công nghệ Trung Quốc đã bán được hơn 21 triệu chiếc, ít hơn khoảng 2,9 triệu chiếc so với 3 tháng cuối năm 2020. Đây là lần sụt giảm doanh số quý đầu tiên của công ty kể từ quý 1 của năm 2020. Nguyên nhân được cho là do thị trường Mỹ chậm lại, nhu cầu Chromebook thấp và các vấn đề chuỗi cung ứng, cản trở khả năng cung cấp PC của Lenovo cho khách hàng doanh nghiệp, HP có doanh số bán hàng giảm gần 4,2%, chiếm vị trí thứ hai với 21,1% thị phần trong quý trước. Hãng đã bán được hơn 18,6 triệu chiếc trong khoảng thời gian này.

Không tính Nhật Bản, thị trường châu Á - Thái Bình Dương tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường PC tại Mỹ quý 4 năm 2021 đã có quý thứ hai liên tiếp sụt giảm hai con số, với lượng xuất xưởng giảm 24,2% mỗi năm. Gartner dự đoán nhu cầu PC sẽ chậm lại trong ít nhất hai năm tới, nhưng khối lượng giao hàng hàng năm được dự đoán sẽ không giảm xuống như mức trước đại dịch. Bà Kitagawa nói: "Đại dịch đã thay đổi đáng kể hành vi của người dùng máy tính cá nhân và doanh nghiệp, vì mọi người phải áp dụng những cách làm việc và sinh hoạt mới chẳng hạn như kiểu làm việc từ xa hoặc kết hợp, tham gia các khóa học trực tuyến và giao tiếp với bạn bè gia đình trực tuyến".

Doanh số sản phẩm máy tính cá nhân trên toàn cầu đã giảm gần 5% năm trong quý 4 năm 2021, đánh dấu kết thúc cho sự bùng nổ doanh số các thiết bị này do đại dịch Covid-19 gây ra. Theo báo cáo mới của Gartner, hãng nghiên cứu có trụ sở tại Connecticut, doanh số bán PC trên toàn thế giới đã vượt 88,3 triệu chiếc trong giai đoạn tháng 10-12, ít hơn khoảng 4,6 triệu chiếc so với cùng kỳ năm 2020. Nhưng sự sụt giảm được cho chỉ làm dịu đi đôi chút đà tăng trưởng của thị trường PC, khi lượng xuất xưởng cao nhất kể từ năm 2013. Doanh số PC tăng gần 10% lên 339,8 triệu chiếc vào năm 2021.

Mikako Kitagawa, Giám đốc nghiên cứu của Gartner, cho biết: "Sự sụt giảm mạnh của thị trường PC Mỹ, do các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng và sự sụt giảm nhu cầu đối với Chromebook đã khiến doanh số quý này chậm lại. Điều này có thể báo hiệu cho sự kết thúc của giai đoạn tăng trưởng lớn và bất ngờ về nhu cầu PC do đại dịch". "Trong thời kỳ đại dịch, tăng trưởng doanh số được hỗ trợ bởi giá bán trung bình tăng, dẫn đến doanh thu cao hơn và thị trường nói chung lành mạnh hơn. Lượng PC bán ra hàng năm dự kiến ​​sẽ không giảm xuống mức trước đại dịch trong ít nhất hai đến ba năm", bà Kitagawa nói thêm. Quý IV là lần đầu tiên sau sáu quý liên tiếp doanh số PC liên tục tăng trưởng. Trong các quý trước, các nhà cung cấp đã báo cáo doanh số bán hàng tăng lên khi nhiều doanh nghiệp và tổ chức giáo dục chuyển sang hoạt động từ xa.

Mặc dù có doanh số giảm 12% trong quý 4 nhưng Lenovo vẫn dẫn đầu thị trường PC với 24,6% thị phần. Công ty công nghệ Trung Quốc đã bán được hơn 21 triệu chiếc, ít hơn khoảng 2,9 triệu chiếc so với 3 tháng cuối năm 2020. Đây là lần sụt giảm doanh số quý đầu tiên của công ty kể từ quý 1 của năm 2020. Nguyên nhân được cho là do thị trường Mỹ chậm lại, nhu cầu Chromebook thấp và các vấn đề chuỗi cung ứng, cản trở khả năng cung cấp PC của Lenovo cho khách hàng doanh nghiệp, HP có doanh số bán hàng giảm gần 4,2%, chiếm vị trí thứ hai với 21,1% thị phần trong quý trước. Hãng đã bán được hơn 18,6 triệu chiếc trong khoảng thời gian này.

Không tính Nhật Bản, thị trường châu Á - Thái Bình Dương tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường PC tại Mỹ quý 4 năm 2021 đã có quý thứ hai liên tiếp sụt giảm hai con số, với lượng xuất xưởng giảm 24,2% mỗi năm. Gartner dự đoán nhu cầu PC sẽ chậm lại trong ít nhất hai năm tới, nhưng khối lượng giao hàng hàng năm được dự đoán sẽ không giảm xuống như mức trước đại dịch. Bà Kitagawa nói: "Đại dịch đã thay đổi đáng kể hành vi của người dùng máy tính cá nhân và doanh nghiệp, vì mọi người phải áp dụng những cách làm việc và sinh hoạt mới chẳng hạn như kiểu làm việc từ xa hoặc kết hợp, tham gia các khóa học trực tuyến và giao tiếp với bạn bè gia đình trực tuyến". 

Mai Hạnh